"Đại công trường" gạch nung Đan Phượng

NGUYỄN LÊ 17/11/2011 03:11 GMT+7

TTCT - Bãi bồi trên sông Hồng thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội có gần 100 lò gạch hoạt động với vài trăm lao động. Một chiếc phà lớn cùng hai chiếc ghe nhỏ luân phiên chở người lao động và xe tải vào ra bãi bồi.

Phóng to

Đất làm gạch được lấy ven bãi bồi - Ảnh: Nguyễn Lê

Theo người dân địa phương, nhiều năm trước vào mùa lũ bãi bồi này chìm trong nước, nhưng bây giờ không còn ngập như thế nữa. Trên bãi người dân còn trồng trọt rau quả.

Cả bãi bồi như một “đại công trường” gạch. Ở từng lò gạch, các nhóm lao động được chia thành từng tổ: tổ máy nhào đất, làm gạch thô, tổ vận chuyển gạch vào ra lò nung, tổ làm than... Có cả đội thợ chuyên xây, sửa các lò gạch.

Đất làm gạch được lấy ven bãi bồi, với bảy chiếc máy xúc hoạt động không nghỉ và hàng chục chiếc xe tải liên tục vận chuyển đất. Đất bãi bồi được pha với một ít cát khi đóng gạch, những viên gạch sau khi ra lò sẽ chắc và có màu đỏ rất đẹp.

Ngoài gạch được sản xuất ở Hòa Bình, các lò gạch Đan Phượng cung cấp phần lớn cho nhu cầu xây dựng của TP Hà Nội. Mỗi ngày bãi bồi này xuất ra thị trường hàng vạn viên gạch.

Phóng to
Gạch thô được chuyển vào lò nung qua những chiếc cầu chênh vênh - Ảnh: Nguyễn Lê
Phóng to
Vẫn là cách nhào trộn than kiểu thủ công - Ảnh: Nguyễn Lê
Phóng to
Máy làm gạch thô được tổ máy đưa vào vị trí. Nhóm lao động này cùng quê Thanh Hóa - Ảnh: Nguyễn Lê
Phóng to
Tay trần trước lò nung gạch. Hầu như không có bảo hộ lao động ở nơi này - Ảnh: Nguyễn Lê
Phóng to
Thợ xây đang xây một lò nung mới với vữa pha cát, đất và ximăng. Thợ xây dùng tay không để trét vữa - Ảnh: Nguyễn Lê
Phóng to
Sau ba ngày nung và để nguội, gạch được đưa khỏi lò lên xe xuất ra thị trường vật liệu xây dựng - Ảnh: Nguyễn Lê

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận