TTCT - Các trường đại học đều nhìn nhận sự hiện diện của ChatGPT nói riêng và công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung làm thay đổi không nhỏ cách học tập, giảng dạy. Tuy nhiên, hiện chưa có trường nào quy định cụ thể về việc sử dụng AI. Lãnh đạo nhiều trường đại học khi trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần đều cho rằng ChatGPT là một công cụ AI tiên tiến và thông dụng hiện nay, hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập như tìm kiếm ý tưởng, tổng hợp thông tin, cập nhật kiến thức mới. Và hiện không có trường nào cấm sinh viên, giảng viên sử dụng AI.Tinh thần chung là khuyến khíchTrao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần, TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng chat GPT và nhiều giải pháp/ứng dụng AI nói chung đã và đang được đánh giá là những công cụ hiệu quả cho rất nhiều tác vụ, trong đó có cả các tác vụ liên quan đến việc hỗ trợ con người trong học tập và dạy học."Với đặc thù là một trường đại học về công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo các chuyên gia về công nghệ, nhà trường khuyến khích sinh viên và giảng viên khai thác các phương thức, công cụ tiên tiến hiện đại trong học tập và giảng dạy, trong đó có ChatGPT và các công cụ AI khác. Sinh viên có thể được phép sử dụng ChatGPT để hỗ trợ học tập, tìm kiếm thông tin hoặc giải quyết bài tập. Tuy nhiên sinh viên chỉ được sử dụng với một mức độ nhất định trong học tập. Việc khai thác các công cụ này cần hướng đến mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra được thiết kế theo từng chương trình đào tạo. Mức độ sử dụng, loại hình, phương thức sử dụng trong giảng dạy, học tập cần thể hiện rõ và nằm trong phạm vi được xác định bởi đơn vị chuyên môn và không vi phạm các quy định hiện hành về đào tạo, liêm chính học thuật. Nhà trường không ban hành chính sách với việc sử dụng công cụ cụ thể như là ChatGPT", ông Khang cho biết thêm.Tương tự, đại diện Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết hiện nhà trường vẫn đang trong quá trình theo dõi các diễn tiến của việc sử dụng ChatGPT vào học tập và giảng dạy. Trường đang nghiêng về hướng khuyến khích sử dụng ChatGPT trong học tập và giảng dạy, cụ thể sử dụng ChatGPT là công cụ tìm kiếm và tổng hợp tài liệu để tham khảo. Các kết quả của ChatGPT sẽ do người sử dụng (sinh viên hay giảng viên) chịu trách nhiệm kiểm tra độ chính xác và tin cậy cũng như chịu trách nhiệm về tính đúng đắn (như bản quyền) khi sử dụng các kết quả này."Đại học Quốc gia TP.HCM, nhà trường và các khoa đã tổ chức nhiều hội thảo trong việc sử dụng ChatGPT vào học tập và giảng dạy. Sinh viên của trường vẫn bị trừ điểm đối với các bài làm giống nhau hay không chính xác do copy nguyên mẫu từ nguồn ChatGPT theo quy chế khảo thí của trường đã quy định", vị này cho hay.Chuẩn bị một nền tảng về nhận thức và đạo đứcCũng theo ông Khang, Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) thường xuyên tổ chức các seminar và trao đổi về các tiến bộ công nghệ AI, ứng dụng AI trong công nghiệp, trong hoạt động giảng dạy. Thông qua các hoạt động này, giảng viên và sinh viên có thể nhận thức rõ ràng và đầy đủ về ưu/nhược điểm và giới hạn của các công cụ AI hiện tại, tăng cường tính chủ động trong giảng dạy, học tập và tự giác trong việc đảm bảo các chuẩn mực đạo đức.TS Phan Hồng Hải, hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết: "Hiện tại trường chưa ban hành chính sách cụ thể với việc sử dụng công cụ này trong đào tạo và học tập. Tuy nhiên, không nằm ngoài dòng chảy của thời đại, nhà trường vẫn chấp nhận người học sử dụng ChatGPT và các công cụ AI trong học tập như một công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy vấn thông tin. Để giúp sinh viên hiểu và sử dụng đúng công cụ này, nhà trường phối hợp với các đối tác tổ chức các hội thảo chia sẻ cách sử dụng công nghệ AI một cách hiệu quả và có đạo đức".Lãnh đạo Trường đại học Công nghệ TP.HCM cho rằng ChatGPT là một công cụ AI tiên tiến và thông dụng hiện nay, hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập như tìm kiếm ý tưởng, tổng hợp thông tin, cập nhật kiến thức mới.Do vậy, trường khuyến khích sinh viên sử dụng đúng cách công cụ này để phục vụ học tập tốt hơn như trong việc làm bài luận, bài tập nghiên cứu, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp…Đối với giảng viên, trường cũng khuyến khích các thầy cô sử dụng công cụ này một cách tích cực, có trách nhiệm để phát triển bản thân, phục vụ quá trình giảng dạy, nghiên cứu thuận tiện, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giảng viên phải đảm bảo về tính liêm chính học thuật đối với các sản phẩm khoa học, nghiên cứu, giảng dạy do mình tạo ra.TS Nguyễn Quốc Anh, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Trường chủ động hướng dẫn sinh viên ứng dụng ChatGPT thông qua việc các giảng viên liên tục cập nhật cách sử dụng công cụ ChatGPT hiệu quả trong học tập, nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi còn mời các chuyên gia chia sẻ về cách ứng dụng công cụ này để hỗ trợ đắc lực trong từng ngành học/lĩnh vực cụ thể".Bên cạnh việc cung cấp kiến thức chung về ChatGPT qua việc tổ chức seminar "ChatGPT và các nền tảng AI: Những lợi ích và hạn chế trong giáo dục và khoa học công nghệ"; workshop "Ứng dụng ChatGPT nâng cao hiệu suất học tập cho sinh viên VJIT", nhà trường còn tổ chức những hoạt động hướng dẫn chuyên sâu gắn với ngành nghề cụ thể: với ngành quan hệ công chúng có những buổi tập huấn ứng dụng ChatGPT trong viết bài PR an toàn, hiệu quả; ngành kiến trúc có hội thảo hướng dẫn sử dụng AI trong thiết kế kiến trúc…"Tuy nhiên trường đặc biệt nêu rõ, sinh viên chỉ xem những thông tin thu nhận được là nguồn tài liệu tham khảo, không nên quá phụ thuộc vào ChatGPT trong quá trình học, thi cử và nghiên cứu, không lạm dụng sao chép dẫn tới các hành vi vi phạm liêm chính học thuật, đạo văn, sao chép, vi phạm quyền tác giả", ông Quốc Anh nhấn mạnh.Ngăn ngừa gian lận trong sử dụng AI ra sao?Theo TS Phan Hồng Hải, sự hiện diện của ChatGPT và các công cụ AI khác đang thúc đẩy những thay đổi đáng kể trong cách học và thi cử. Các công cụ này giúp tăng khả năng cá nhân hóa trong học tập, hỗ trợ tự học 24/7 cũng như tạo ra các tài liệu học tập phong phú đa dạng. Điều này đòi hỏi cơ sở đào tạo cũng phải thay đổi cách thức ra đề cũng như hình thức đánh giá người học. Do đó, cần hiểu công cụ này và vận dụng đúng, có đạo đức cho học tập và giảng dạy."Hiện tại, nhà trường áp dụng một số biện pháp ngăn ngừa người học sử dụng ChatGPT và các công cụ AI khác trong khi làm bài như sử dụng phần mềm giám sát để theo dõi hoạt động trên máy tính của người học trong các kỳ thi kiểm tra; khuyến khích thiết kế các câu hỏi yêu cầu phân tích và tư duy phản biện; tăng cường các bài kiểm tra miệng hoặc thuyết trình hoặc tương tác trong lúc dạy và học để đánh giá kiến thức thực tế của người học. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ chống gian lận cũng bước đầu được nhà trường triển khai", ông Hải cho biết thêm.Ông Khang cũng cho rằng đối với đơn vị đào tạo, việc đánh giá hiệu quả đào tạo cần có những thay đổi cần thiết, kịp thời. Các phương thức giảng dạy, đánh giá mới hoặc tỉ trọng giữa các phương thức đánh giá đang được điều chỉnh. Trong đó, tập trung hơn vào các phương thức cho phép đo lường chính xác mức độ tham gia, đáp ứng yêu cầu môn học của bản thân người học. Mức độ sử dụng các công cụ AI sẽ được xác định theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần và phương thức đánh giá. Đơn vị chuyên môn, giảng viên phụ trách và giảng viên giảng dạy xác định các phương thức giảng dạy và đánh giá cùng với mức độ cho phép ứng dụng các công cụ AI cũng như các công cụ khác. Sử dụng AI hoàn toàn sẽ bị xử lýNhững bài tập, đồ án tham khảo ý tưởng từ ChatGPT và được thực hiện, phát triển ý tưởng, hoàn thiện dựa trên kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo của sinh viên thì được chấp nhận và khuyến khích. Tuy nhiên, những sản phẩm sao chép hoàn toàn từ nội dung mà công cụ này cung cấp mà không có sự phát triển ý tưởng hoặc quan điểm, kiến thức cá nhân thì không được chấp nhận.Giảng viên sẽ áp dụng xử lý bằng những hình thức tùy theo mức độ vi phạm. Khi đánh giá sản phẩm của sinh viên, giảng viên sẽ chủ động áp dụng những biện pháp, công cụ để kiểm tra độ trùng lặp, qua đó đảm bảo tính liêm chính học thuật, phòng chống gian lận, vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo và phẩm chất của sinh viên. Đối với những sản phẩm bị phát hiện sử dụng hoàn toàn hoặc quá nhiều nội dung từ ChatGPT để gian lận, giảng viên sẽ áp dụng hình thức xử lý phù hợp tùy theo mức độ vi phạm."Trường thường xuyên cảnh báo sinh viên tuyệt đối không dùng cho mục đích sao chép, gian lận; mặt khác tiếp tục cải tiến các công cụ, quy trình, quy định trong việc rà soát, phòng tránh vi phạm liêm chính học thuật ngày càng chặt chẽ hơn" - ThS Nguyễn Thị Xuân Dung, giám đốc Trung tâm truyền thông Trường đại học Công nghệ TP.HCM, khẳng định. Tags: Trường đại họcTrí tuệ nhân tạoCông nghệ thông tinCông nghệ AI ChatGPTTìm kiếm thông tin
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".