TTCT - Năm 2010 sắp qua. Khoan hãy nói tới những vụ “gây nhức đầu” kiểu Vinashin, bàn cãi nảy lửa quanh những vụ trọng đại khác như bôxit, cho thuê rừng hay đường sắt cao tốc, những vấn đề xã hội như tham nhũng, ách tắc giao thông hay biến đổi khí hậu. Những vụ việc ấy quả là trọng đại, gây bàn cãi, tranh luận... nhưng dù sao người ta cũng còn nhìn thấy điểm cuối khi cơ quan quyền lực cao nhất quyết định có hay không. Phóng to Nhưng có những vấn đề tuy có vẻ nhỏ nhặt của đời sống hằng ngày lại gây ra cơn nhức đầu, bức bối dai dẳng cho toàn cộng đồng, không trừ một ai như đạo đức xã hội, giáo dục, y tế xuống cấp... Trong trăm mối tơ vò ấy, mỗi người dân không khỏi lo âu về một hiện tượng xảy ra âm thầm nhiều năm qua, được đưa ra ánh sáng ngày một nhặt hơn trong năm nay và hình như chưa thấy điểm dừng trong những năm tới. “Chiếc xe đầy xăng mà không chạy được” Đó là vấn đề bạo lực bỗng dưng bột phát mấy năm lại đây ngay tại những nơi tưởng như an lành nhất là gia đình và nhà trường. Nếu trước đây, thầy giáo cốc đầu một học sinh đã có thể gây ra phản ứng bất bình, nay có vẻ như đó chỉ là chuyện nhỏ. Thật khó tưởng tượng nổi một ông hiệu trưởng lại có thể là kẻ mua dâm, một ông thầy khác hành hạ học trò bằng hình phạt “thụt dầu” đến ngất xỉu và bạo lực trong học sinh “nâng cấp” thành những “học sinh chém gục thầy giáo tại trường” mà nhiều lần đưa ra tận cửa tòa và đầy trên mặt báo. Ngay trong gia đình - cái nôi ấm cúng - cũng không còn bình yên như trước, những chuyện bạo hành, cư xử tệ bạc, thậm chí bất nhân giữa những người trong gia đình với nhau cũng không còn là chuyện hiếm. Thống kê những tội ác kiểu đó trong nhà trường và gia đình không khó nhờ báo chí hay đơn giản hơn là nhờ Google. Tìm được nguyên nhân khó hơn. Trước đây ai cũng biết và nghĩ tất cả điều đáng buồn ấy xảy ra là do đói nghèo, thất học và trẻ con “mất dạy” từ trứng nước trong gia đình. Nhưng hiện nay người giàu cũng khóc, không ít gia đình giàu có xảy ra bại hoại đạo đức, không ít trí thức phạm trọng tội và cạn tàu ráo máng khi đối xử với cha mẹ, con cái. Vì sao vậy? Phải chăng vì đạo hiếu truyền thống đang lâm nguy, vì chúng ta đang bấn loạn kỷ cương xã hội và gia đình, vì nền giáo dục tuy thường xuyên nâng cao khẩu hiệu “tiên học lễ”, nhưng có vẻ như chiếc xe đã đầy xăng mà không chạy được. Hình như không phải chỉ trong gia đình mà ngay trong nhà trường, những người có trách nhiệm chủ chốt cũng như các bậc cha mẹ đang loay hoay tự hỏi: dạy con trẻ như thế nào để chúng thành người tử tế đây? Cơ quan quyền lực cao nhất có thể chặn con tàu cao tốc chưa thích hợp bằng một cuộc bỏ phiếu. Nhưng thật khó khăn khi ngăn xu hướng đi xuống của đạo đức xã hội. Đây là lĩnh vực khó gò vào dây cột của luật pháp. Cũng không phải một chuyến xe sắp rơi xuống vực mà có thể khựng lại khi nhấn phanh. Đã có ba bộ dấn thân vào ngăn chặn bạo lực học đường. Không thiếu những cơ quan, hội đoàn chăm lo, bảo vệ trẻ em, trong đó có học sinh. Không thiếu những đợt “cấm phòng”, chỉnh huấn để rèn giũa, điều chỉnh đạo đức của người thầy giáo. Không thiếu những biện pháp chống bạo hành. Đó là những việc cần làm và đã được làm tích cực. Nhưng có vẻ như “mèo lại hoàn mèo” giống chuyện đuổi đi đuổi lại người lấn chiếm vỉa hè vậy. Chặn điều xấu từ nơi chúng sinh ra Khó khăn, nhưng không phải xã hội chúng ta đã chào thua, hoàn toàn bất lực trước một vấn nạn như thế. Những điều gây chứng nhức đầu và thật sự đáng lo ngại của bạo lực gia đình và học đường không từ trên trời rơi xuống. Nó xuất phát từ những hành vi xã hội của chính bản thân chúng ta. Nó bắt nguồn từ đâu thì cần chặn lại tại nơi đó. Nếu nạn tham nhũng, tệ giả dối, nói mà không làm, người trên không gương mẫu cho kẻ dưới, nhân viên công quyền không thượng tôn pháp luật để làm gương, xã hội thiếu cái mới để sản sinh cảm hứng và sinh khí thì chắc sẽ có ngày không còn gì quý giá trên đời này kể cả danh dự, lương tâm và sự xấu hổ. Nếu bố mẹ vì tiếc của mà lấy gáo dừa làm bát đưa cơm cho ông bà thì thằng cháu sẽ dùng chính cái bát ấy nuôi người đẻ ra chúng. Cái “nhân” ấy đã trở thành cái “quả” này. Nhưng làm thế nào để không còn hay chí ít hạn chế đáng kể tham nhũng, để mọi người, trước hết là nhân tố lãnh đạo xã hội không lời nói đi một đàng, việc làm đi một nẻo, người trên trở thành tấm gương cho kẻ dưới, người có học, người thầy, người sáng dẫn dắt người mù chứ không phải ngược lại, nghĩa là chặn những chuyện nhức đầu từ căn nguyên? Hẳn không phải một kế hoạch “nhân trị, đức trị” dù rất tỉ mỉ chu đáo có thể dứt được những điều đáng buồn ấy.
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Những bí mật bên trong 'sòng bạc' 2.600 tỉ tại King Club THÂN HOÀNG 06/07/2025 Trong vụ án đường dây đánh bạc 107 triệu USD, 136 bị can tham gia sát phạt tại "sòng bạc" King Club có đủ nghề nghiệp, địa vị khác nhau.
Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp THÀNH CHUNG 06/07/2025 Theo chỉ thị của Ban Bí thư, số lượng ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp gồm cấp trung ương 400 - 500 người, cấp tỉnh 90 - 120 người, cấp xã 50 - 70 người.
Bắt tạm giam tài xế xe đầu kéo vụ tai nạn thảm khốc ở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi LÊ TRUNG 06/07/2025 Liên quan vụ tai nạn thảm khốc trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hôm 19-6 khiến 2 người chết, nhiều người bị thương, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng khởi tố, bắt tạm giam tài xế xe đầu kéo.
Bão số 2 mạnh lên cấp 11, giật cấp 13 CHÍ TUỆ 06/07/2025 Sáng 6-7, cường độ bão số 2 (bão Danas) tiếp tục mạnh thêm một cấp lên cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 13. Dự báo trong 24 giờ tới, bão hướng về vùng biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).