TTCT - Ở nhiều nước, tỉ lệ tái nhập viện được coi là thước đo chất lượng chăm sóc của bệnh viện. Tuy nhiên, khi tiến sĩ Harlan Krumholz ở Trung tâm Nghiên cứu kết quả và đánh giá tại Trường y, Đại học Yale, hỏi các bác sĩ về việc tái nhập viện, ông đã nhận được câu trả lời đáng tò mò. “Làm sao có thể đổ lỗi cho chúng tôi khi họ trở lại với bệnh viêm phổi sau khi vào viện lần đầu để trị bệnh tim?” - Krumholz kể. Ông tìm hiểu và thấy rằng chỉ khoảng 1/3 các ca tái nhập viện là liên quan tới nguyên nhân ban đầu của việc vào viện. Vì thế, Krumholz đặt câu hỏi phải chăng chính trải nghiệm trong bệnh viện khiến các bệnh nhân dễ tổn thương trước bệnh tật hơn.Trong hàng loạt bài viết trên những tạp chí y khoa hàng đầu, ông đã phát triển khái niệm “hội chứng sau khi nhập viện” (post-hospital syndrome, hay PHS).“Tiền đề của tôi là hội chứng đó là hiệu ứng tích tụ của hàng loạt sự tổn thương với cơ thể, cũng như những sự căng thẳng tới từ khắp nơi - ông giải thích - Chúng ta (các bác sĩ) đã làm gì họ? Chúng ta khiến họ mất ngủ, chúng ta để họ ăn uống thiếu dinh dưỡng, chúng ta làm họ căng thẳng, chúng ta làm rối loạn nhịp sinh hoạt của họ, chúng ta khiến họ rối trí vì rất nhiều người và thói quen mới, chúng ta không để họ kiểm soát chút gì”.Thay vì nghĩ về bệnh viện như nơi chữa trị, Krumholz nói các bác sĩ lại coi đó như chiến trường. Đội ngũ y tế ở đó để “chiến đấu” chống lại các bệnh tật và những thú vui thường nhật bị gạt qua bên lề. Krumholz cũng nói hệ thống bệnh viện hiện được tổ chức để phục vụ những người làm việc ở đó chứ không phải bệnh nhân.Krumholz cũng đã bắt đầu những thay đổi ở ngay bệnh viện của ông, Yale-New Haven. Tại đó, mọi hoạt động thăm khám không quan trọng bị cấm từ 23g tới 6g, và trong ngày các nhân viên kiểm tra hàng giờ xem bệnh nhân có thoải mái không, giúp họ đi vệ sinh hay đơn giản chỉ để nói “xin chào”. Những sáng tạo khác của bệnh viện bao gồm “giải thưởng xuất sắc trong chăm sóc người bệnh” cho nhân viên y tế và các ghế gập để trong phòng khám, để bác sĩ và y tá ngồi cạnh giường bệnh thay vì đứng để khám.“Xe đẩy bệnh nhân lúc 3g sáng không nên kêu lanh canh và đánh thức tất cả mọi người dậy - ông nói - Thùng rác nơi y tá ném găng tay vào không nên tạo ra âm thanh sột soạt quá lớn ảnh hưởng tới giấc ngủ người bệnh. Những thứ đơn giản này cần được xử lý đúng, và tôi nghĩ hầu hết mọi người sẽ cảm thấy chúng ta làm chưa đủ tốt”.■ Tags: Chăm sóc bệnh nhânBệnh viện hay chiến trườngCải thiện bệnh viện
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Việt Nam và Mỹ đã thống nhất tuyên bố chung về thuế đối ứng NGỌC AN 03/07/2025 Hai đoàn đàm phán của Việt Nam và Mỹ đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng.
Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ nhận quyết định nghỉ hưu trước tuổi TIẾN LONG 03/07/2025 Bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XV - nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân sau 36 năm công tác, gắn bó với TP.HCM.
Bộ Công an lên tiếng vụ dầu Ofood từ dầu chăn nuôi thành thực phẩm cho người HỒNG QUANG 03/07/2025 Với vụ án sản phẩm Ofood, thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nói đây là vụ việc có tính chất hết sức nguy hiểm, chưa đánh giá hết hệ lụy sức khỏe người dùng.
TP.HCM cho công bố 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, 15-7 công bố tiếp đợt 2 ÁI NHÂN 03/07/2025 Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đồng ý cho Sở Xây dựng công bố đợt 1 với 112 dự án đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng và sẽ công bố đợt 2 vào ngày 15-7.