TTCT - Rạp Việt đã sẵn sàng chờ đón một loạt phim Việt đang quay, gấp rút hoàn thiện khâu hậu kỳ hoặc chuẩn bị công chiếu. Các phim này đa số gắn với tên các đạo diễn gốc Việt, đó là Lửa Phật - Dustin Nguyễn, Tiền chùa - Thiện Đỗ, Cô dâu đại chiến 2, Quả tim máu - Victor Vũ, Tèo em - Charlie Nguyễn, Kỹ nữ máu và tình yêu xanh - Nguyễn Đức Minh...Victor VũKhác với thế hệ đặt nền móng cho điện ảnh Việt kiều ở thời kỳ đầu tiên, thế hệ đạo diễn gốc Việt sau này trở về với sự nhập cuộc rõ rệt bởi đối tượng khán giả mà họ hướng tới là khán giả Việt Nam chứ không chỉ làm phim để mang đi các liên hoan phim trên thế giới.Ða số đạo diễn này trở về từ Mỹ, nơi họ ít nhiều từng có cơ hội va chạm, có kinh nghiệm với Hollywood. Từ một món ăn lạ miệng như Dòng máu anh hùng của Charlie Nguyễn, Chuyện tình xa xứ của Victor Vũ, phim Việt kiều dần thành quen thuộc, rồi từ lúc nào đó đã trở thành một phần không thể thiếu của mâm cỗ phim Việt vốn ít món hằng năm...Dấu ấn từ xứ người Trước khi về Việt Nam với Dòng máu anh hùng, Charlie Nguyễn được biết đến trong cộng đồng người Việt ở Mỹ chủ yếu với danh xưng đạo diễn của chương trình hài Vân Sơn mỗi năm dăm ba kỳ biểu diễn ghi băng, đĩa bán. Ước mong được làm phim của Charlie Nguyễn bắt đầu với một vài phim ngắn, rồi phim dài như Ðời Hùng Vương thứ 18 (mà anh vừa đóng vai chính vừa đạo diễn), rồi Vật đổi sao dời (phim hài).Mười năm để viết xong kịch bản Dòng máu anh hùng nhưng khi quay vẫn vừa quay vừa viết lại, hai năm trời lang thang khắp Việt Nam để quay, vét sạch cả tiền bạc gia đình (gần 2 triệu USD, món nợ bên Mỹ còn đến tận bây giờ), có thể nói Dòng máu anh hùng là một cái giá quá đắt về tài chính, nhưng lại hời về mặt danh tiếng khi nhờ nó mà Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, và Dustin Nguyễn cùng Chánh Phương phim chính thức ghi tên mình vào tâm trí khán giả Việt.Kém Charlie đến bảy tuổi, Victor Vũ - một người "được sản xuất ở Việt Nam mà phát hành bên Mỹ" như cái cách anh nói đùa về việc mẹ anh có bầu anh được hai tháng rồi qua Mỹ sinh anh - lại làm một cú ngược dòng được chuẩn bị trước về tâm thế. Khá giống với Trần Anh Hùng ở những bước đầu tiên "hội ngộ Việt Nam" khi phim dài đầu tiên của Victor Vũ là Oan hồn lại được quay ở Mỹ dù câu chuyện Việt Nam.Thời điểm đó (2004), đề tài ma quái tâm linh vốn không được khuyến khích nên kịch bản của Victor Vũ đã không qua được kiểm duyệt. Ðể rồi năm 2009, Victor Vũ mới chính thức trở về bằng Chuyện tình xa xứ - phim này "Việt" đến mức ngay cả những cảnh quay lẽ ra phải quay ở Mỹ cũng được quay tại Việt Nam (vì vấn đề kinh phí).Chuyện tình xa xứ chiếu ra mắt, sau buổi chiếu nhiều nhà báo hoang mang hỏi nhau: Khen hay chê đây? Phim hấp dẫn thì rõ rồi, nhưng mà sao... lạ thế? Lạ nhưng mà hấp dẫn chứ không phải "khó nhai", Victor Vũ đã giữ được cái mùi riêng đó tiếp tục chinh phục khán giả Việt.Hơn Victor Vũ năm tuổi, nhưng Nguyễn Ðức Minh lại bước vào điện ảnh chậm rãi hơn. Cú "chạm" đầy táo bạo từ phim Touch của Nguyễn Ðức Minh (ra mắt ở Mỹ năm 2011, ở Việt Nam năm 2012) không mang lại doanh thu cao cho nhà phát hành (theo Galaxy, Touch chỉ thu về hơn 2 tỉ đồng doanh thu phòng vé) nhưng là tấm giấy thông hành "nhỏ mà đẹp" để Nguyễn Ðức Minh và Touch trở thành cái tên được nhắc đến đầy trân trọng trong bức tranh toàn cảnh phim Việt chiếu rạp 2012.Không cho Minh "thoát", nhà phát hành phim Touch ở Việt Nam là Galaxy đã đem Minh về Việt Nam với một dự án phim thương mại có cái tên dài thượt nếu so với cái tên Touch đơn giản ở phim trước. Kỹ nữ máu và tình yêu xanh sẽ là hành trình đầu tiên Minh trải qua ở quê Việt của anh...Hàm TrầnVà hành trình chinh phục khán giả ViệtTrong lần chia sẻ với TTCT về cơ hội làm phim ở Mỹ, Nguyễn Ðức Minh đã đùa rằng ở Mỹ "nếu ném một cục đá ra ngoài cửa sổ thì thế nào cũng trúng một người muốn làm đạo diễn". Nhưng muốn và được làm rõ ràng là hai câu chuyện khác hẳn nhau.Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Dustin Nguyễn... không ít lần kể với báo chí về những cơ hội mà họ có thể có được từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng sự thật thì họ vẫn làm phim tại Việt Nam và chưa đi đâu ngoại trừ một số phim của họ được chiếu ở nước ngoài trong phạm vi hẹp hoặc phát hành dưới dạng DVD sau khi đã công chiếu ở Việt Nam. Dòng máu anh hùng là một phim hành động dã sử được làm tốn kém và nghiêm túc. Nhưng sự tốn kém đó đã khiến các nhà đầu tư khiếp sợ sự rủi ro về doanh thu, thế nên Ðể Mai tính là một phim hài lãng mạn với kinh phí chỉ bằng 1/3 Dòng máu anh hùng. Nhưng Ðể Mai tính đã thành công ngoài sức tưởng tượng của chính những người làm ra nó (khoảng 37 tỉ đồng doanh thu phòng vé), thế nên Charlie Nguyễn làm tiếp Long ruồi rồi Cưới ngay kẻo lỡ.Những phim hài không dở nhưng làm nhiều nhà phê bình phải thầm tiếc cho tài năng của đạo diễn. Bụi đời Chợ Lớn những tưởng là dấu mốc lấy lại phong độ thì số phận lại biến nó thành một "dấu đen". Thế nên Charlie Nguyễn có lẽ sẽ còn "trượt dài" theo dòng phim hài nhiều chi tiết nhảm ở Tèo em mà chưa biết khi nào tìm được lại phong độ của anh từ cái thuở Dòng máu anh hùng xa lắc...Không dễ dàng như Charlie Nguyễn, Victor Vũ đã bước qua vụ án đạo phim Giao lộ định mệnh một cách đầy tổn thương, đến mức gặp anh sau đó gần như là chuyện bất khả. Thậm chí anh còn từ chối có mặt ở giải Cánh diều 2012 - nơi mà với hai phim Scandal - Bí mật thảm đỏ và Thiên mệnh anh hùng,Victor Vũ được vinh danh đến bảy giải - có vẻ như Victor Vũ hợp với quan niệm làm phim của Nguyễn Ðức Minh, rằng họ "muốn đi đường dài bằng sự yên tĩnh".Liên tục chuyển đổi các thể loại phim, vừa lãng mạn Chuyện tình xa xứ đã gay cấn với Giao lộ định mệnh rồi hài hước với Cô dâu đại chiến lại hùng tráng với Thiên mệnh anh hùng. Ngoại trừ Thiên mệnh anh hùng được đầu tư quá lớn, gặp nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất để kinh phí bị đội lên... thì các phim khác của Victor Vũ đều đem lại doanh thu đủ làm các nhà đầu tư phải cười mãn nguyện. Bền bỉ, cứng rắn, say nghề, tài năng, Victor Vũ đi nhanh và chắc trên con đường mình đã chọn, một năm có thể làm đến hai phim và gối ngay sang phim thứ ba, cái tên Victor Vũ đang là bảo chứng vàng cho các dự án phim Việt.Sự thành công nhìn thấy được của Charlie Nguyễn, của Victor Vũ rõ ràng là nguồn động viên và tin cậy lớn để các đạo diễn Việt kiều mạnh dạn hơn trong hành trình trở về. Hơn 50 tuổi có vẻ như khá muộn với một phim đầu tay, nhưng Dustin Nguyễn có lý do để đặt nền móng cho mình với Lửa Phật. Một câu chuyện huyền ảo hấp dẫn, những gương mặt diễn viên "đắt giá" như Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Thái Hòa...Lửa Phật có "đốt" được phòng vé phim Việt năm nay? Câu hỏi này chỉ được trả lời vào tháng 9 tới. Tiền chùa - là một phim dài đầu tay của đạo diễn Thiện Ðỗ (Theo ánh đèn mà đi - phim ngắn chiếu ở YxineFF) - với Khương Ngọc, Vân Trang, Lều Phương Anh cũng đang "xếp hàng chờ ra rạp".Thiện ĐỗTrở vềVictor Vũ đang trong những ngày quay vất vả nhất tại Ðà Lạt của dự án Quả tim máu - một phim kinh dị anh bắt tay vào làm ngay sau khi xong hậu kỳ Cô dâu đại chiến phần 2. Charlie Nguyễn đang chuẩn bị đóng máy cho dự án phim hài Tèo em. Dustin Nguyễn đang háo hức để chờ đón phản ứng của khán giả bởi Lửa Phật sẽ ra mắt ngày 22-8. Thiện Ðỗ với Tiền chùa và Hàm Trần với Âm mưu giày gót nhọn cũng trong tâm trạng của Dustin Nguyễn khi phim của họ chỉ chờ ngày ra rạp.Người ta thoáng thấy bóng Nguyễn Ðức Minh hôm ra mắt phim Ðường đua, nhưng rồi anh lại biến mất với truyền thông bởi còn đang bận rộn chọn diễn viên cho Kỹ nữ máu và tình yêu xanh của mình. Lưu manh đầu bếp - dự án đầu tay của đạo diễn Trần Công Thành (Ethan Trần) đang quay.Ðạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh sau Mùa len trâu, không thành công với Khi yêu đừng quay đầu lại thì nay cũng đang bận rộn với Nước - một phim dường như hợp với "tạng" của anh. Ngay cả Trần Anh Hùng, người đạo diễn đã đi xa đến I come with the rain và Rừng Na Uy cũng thổ lộ ước muốn sớm được trở về với một phim quay tại Việt Nam...Có thể thấy trở về đã là khát vọng của các đạo diễn gốc Việt. Có lẽ bởi với điện ảnh, bản sắc, cái gốc gác văn hóa của nhà làm phim không thể không là điểm tựa để họ nói lên tiếng nói của mình với khán giả, dù đó là khán giả Việt hay thế giới.Nguyễn Đức MinhDustin NguyễnThế hệ nền móng của "điện ảnh Việt kiều"Ngược thời gian, nhìn lại những bộ phim ghi dấu ấn ít nhiều trong lịch sử điện ảnh khoảng 30 năm trở lại đây, cái tên Hồ Quang Minh mới chính là đạo diễn Thụy Sĩ gốc Việt đầu tiên trở về và Con thú tật nguyền được làm năm 1985 của ông có thể coi là phim truyện "Việt kiều" đầu tiên của Việt Nam.Tiếp sau đó là Xích lô (1995 - đạo diễn Trần Anh Hùng), Bụi hồng (1996 - đạo diễn Hồ Quang Minh), Ba mùa (1998 - đạo diễn Tony Bùi), Mùa len trâu (2003 - đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh)...Các phim kể trên chính là những dấu ấn đầu tiên, khác biệt, đánh dấu rõ sự trở về và đặt nền móng cho những sự trở về khác trong điện ảnh Việt để lịch sử điện ảnh Việt Nam không chỉ là điện ảnh cách mạng, điện ảnh thời kỳ đổi mới mà còn có một cái tên nữa, tạm gọi là "điện ảnh Việt kiều"! Tags: Điện ảnhPhim ViệtKhán giả ViệtĐạo diễn gốc Việt
Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định TUỔI TRẺ ONLINE 24/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối năm?
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường H.MI 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Ông Medvedev: Mỹ và các nước NATO đã tham gia hoàn toàn vào chiến sự Ukraine NGHI VŨ 23/11/2024 Ông Medvedev cáo buộc phương Tây đã tham gia vào cuộc chiến chống lại Nga, cảnh báo Nga sẽ có đáp trả việc Ukraine không kích vào Nga.
Man City thua choáng váng 0-4 trước Tottenham HOÀI DƯ 24/11/2024 Rạng sáng 24-11, Man City hứng chịu thất bại gây sốc 0-4 trước Tottenham trên sân nhà ở vòng 12 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).