TTCT - “Chưa có quy hoạch hệ thống và chưa xác định cơ chế tài chính” - ông Nguyễn Hoài Nam, phó giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM, giải thích về sự chậm trễ trong kế hoạch di dời trường học, bệnh viện ra ngoại thành của TP.HCM. Phóng to Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM - một trong những trường ĐH có thể được giữ lại nội thành - Ảnh: Thanh Đạm Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết: “Hiện vẫn chưa có quy hoạch hệ thống các trường ĐH, CĐ vùng TP.HCM gồm TP.HCM và các tỉnh lân cận (quy hoạch này do Bộ Xây dựng và Bộ GD-ĐT thực hiện). Dù đã “bàn thảo với nhau hơn một năm” và báo cáo Chính phủ về quy hoạch này hai lần nhưng vẫn còn hai vấn đề chưa thông là tiêu chí để di dời và cơ chế tài chính cho các trường di dời. * Ban soạn thảo đã bàn luận nhiều về các tiêu chí như thế nào, thưa ông? - Đầu tiên và quan trọng nhất là tiêu chí bình quân mét vuông trên một sinh viên. Sau nhiều lần tranh cãi, so sánh tiêu chí của các nước khác, ban soạn thảo thống nhất xác định các trường không đủ diện tích 25m2/sinh viên chính quy thì phải di dời ra ngoại thành... Ngoài ra, còn có một số tiêu chí để tham khảo như thương hiệu của trường ĐH đó đối với địa phương, tính lịch sử của ngôi trường, hoặc có chấp nhận các trường tồn tại hai cơ sở hay không? Tiêu chí là vậy nhưng đi vào từng trường để xét thì rất khó. Ví dụ Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ngôi trường mà tên tuổi gắn liền với sự phát triển của TP, đó là khoa văn của Trường ĐH Tổng hợp cũ đã có danh tiếng trên toàn quốc, thậm chí được quốc tế biết đến. Nhưng tên tuổi, lịch sử chỉ là tiêu chí tham khảo, tiêu chí bắt buộc là bình quân mét vuông trên một sinh viên thì trường này không đạt. Hay như Trường ĐH Y dược hay ĐH Bách khoa (nay là ĐH Kỹ thuật) đều có diện tích bình quân thấp hơn 25m2/sinh viên và có thể cho phép tồn tại hai cơ sở. * Tiêu chí đã khá rõ, vậy vì sao việc di dời các trường học lại diễn ra quá chậm như vậy? - Vì vấn đề vướng mắc nhất lại nằm trong cơ chế tài chính cho các trường di dời. Cả Hà Nội và TP.HCM đều bị mắc mứu chỗ này. Trước đây, khi thị trường địa ốc còn sốt, các sở ngành trình phương án cho các trường bán đấu giá trụ sở cũ lấy tiền làm kinh phí di dời. Nhưng thị trường địa ốc giờ rất khó khăn, việc đấu thầu, đấu giá khó thành. Một số cơ sở các trường nằm ở vị trí được quy hoạch là công trình công cộng hoặc cây xanh, công viên thì giá trị quyền sử dụng đất giảm, chỉ có Nhà nước mua. Mà phải có kinh phí xây dựng cơ sở mới tốt hơn cơ sở cũ thì mới chuyển. Cái khó nữa là trong quá trình di dời, các trường vẫn phải đảm bảo việc dạy và học. Chính phủ đã giao hai bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính soạn thảo cơ chế tài chính để các trường bảo đảm được việc dạy, việc học trong quá trình di dời nhưng cơ chế tài chính đó hiện nay cũng chưa ra. * TP.HCM có đất cho các trường di dời không? Hay vẫn chờ các bộ? - TP.HCM không chờ quy hoạch vùng các trường ĐH-CĐ của bộ mà đã giao cho một đơn vị tư vấn lập quy hoạch riêng cho TP. Trong quá trình làm, TP kết hợp thông tin với Bộ Xây dựng để quy hoạch của TP khớp với quy hoạch vùng khi ban hành. Hiện TP có khoảng 1.400ha đất dành cho các trường ĐH-CĐ di dời ra ngoại thành ở các khu vực như Củ Chi, quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh, khu Nam TP. Trong đó còn 1.000ha chưa bố trí cho trường nào. Riêng ở Củ Chi đã có đất sạch, các khu vực còn lại chỗ chưa bồi thường, chỗ còn “da beo”. Vừa rồi, Sở Quy hoạch - kiến trúc đã gửi thông tin cho tất cả các trường ĐH đóng tại TP.HCM. * Nhà nước phải bỏ ra bao nhiêu tiền để thực hiện chương trình di dời trường học ra ngoại thành? - Dự đoán là số tiền không nhỏ. Nhưng hiện nay chưa xác định cơ chế tài chính nên chưa thể tính toán được. Nhiều trường bán cơ sở cũ đi chưa chắc xây dựng được cơ sở mới. Tuy nhiên, trong thời gian xây dựng cơ sở mới thì các trường vẫn phải đào tạo. Như vậy, ai bỏ tiền ra trước để các đơn vị xây dựng cơ sở? * Chương trình di dời các bệnh viện có khả quan hơn chương trình di dời trường học? - Việc di dời các bệnh viện ra ngoại thành cũng gặp trở ngại về tài chính không khác gì các trường ĐH. Các bệnh viện như Bệnh nhiệt đới và Phạm Ngọc Thạch phải di dời ra ngoại thành để tránh ô nhiễm. Còn Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Ung bướu sẽ được xây dựng cơ sở 2 để giảm tải. Các cơ sở sẽ chia nhau các chức năng là khu nghiên cứu chuyên sâu, nơi khám, chữa bệnh cho bệnh nhân và quan hệ quốc tế. Hiện nay, vì chưa có kế hoạch chi tiền nên TP cũng không thể bắt ép các đơn vị phải di dời nhanh được. Cái khó là vừa thực hiện di dời, các bệnh viện vẫn phải vừa duy trì hoạt động khám chữa bệnh. Như vậy, phải có tiền xây dựng cơ sở mới trước khi di chuyển cơ sở cũ, sau đó mới giải quyết cơ sở cũ (bán hay chuyển chức năng). Vì mâu thuẫn này nên phương án bán đấu giá bệnh viện cũ để xây bệnh viện mới vẫn chưa ổn. Tags: Quy hoạchTrường họcBệnh việnNgoại thànhDi dờiNguyễn Hoài NamĐiệp khúc
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3 NGUYÊN BẢO 11/09/2024 Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. 9h30 sáng nay, tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thủy điện Hòa Bình không còn xả đáy, thủy điện Tuyên Quang còn mở 5 cửa xả lũ.
Vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng ở Làng Nủ, Lào Cai: Tìm thấy 18 thi thể CHÍ TUỆ 11/09/2024 Đến sáng 11-9, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lào Cai xác định đã có 18 người chết trong vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng, vùi lấp cả bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Trực tiếp: Ngập lụt tại nội thành Hà Nội, lũ có thể đạt đỉnh trưa nay 11-9 11/09/2024 Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 5h sáng 11-9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 10,76m, trên báo động 2 là 0,26m.
Tranh luận Trump - Harris: Ông Trump trách Đảng Dân chủ trong vụ bị ám sát hụt THANH HIỀN 11/09/2024 Ông Trump và bà Harris đã tranh luận các vấn đề đáng chú ý như kinh tế, nhập cư, những rắc rối pháp lý của ông Trump... trong cuộc tranh luận tổng thống đầy căng thẳng đầu tiên của họ vào tối 10-9 ở bang Pennsylvania.