TTCT - Bác sĩ Dương Đức Hùng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), không đồng tình với quan điểm “có thể sử dụng kháng sinh đến khi đỡ là ngưng thuốc”. Bác sĩ Hùng nói: Chúng tôi thỉnh thoảng cũng nghe được các thông tin kiểu “chỉ cần dùng kháng sinh đến khi đỡ bệnh, không cần dùng đến hết liều”. Có những bài báo, bài phát biểu có thể dựa trên nghiên cứu nhưng những ý kiến đó không thể thay thế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, vốn là văn bản pháp quy được xây dựng dựa trên những nghiên cứu lớn, có thời gian kiểm chứng, được bộ y tế các nước công nhận. Theo ông, hậu quả nào là rõ nhất nếu sử dụng kháng sinh/thuốc không đúng liều? - Vì sao phác đồ điều trị bệnh lao cần chín tháng? Người ta đã nghiên cứu rất kỹ với thời gian ấy, liệu trình ấy thì bệnh mới ổn định. Vì sao sử dụng kháng sinh cần 7-10 ngày/liệu trình? Vì những ngày đầu sử dụng kháng sinh, những loạt vi khuẩn gây bệnh đầu tiên sẽ chết, những ngày kế tiếp sau đó thêm một loạt nữa chết và đến hết liệu trình thì sẽ hết vi khuẩn. Nhưng nếu bệnh chỉ mới đỡ tức là vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, ngưng thuốc thì vi khuẩn có thể hồi phục và bệnh có thể quay trở lại, mức độ có thể nhẹ hơn nhưng những biểu hiện lai rai cũng gây rất khó chịu. Đáng ngại nhất, không dùng thuốc đủ liều sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc đang ngày càng trầm trọng, điều này có liên quan đến việc sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng liệu trình không thưa ông? - Rất liên quan! Ở những người dùng kháng sinh chủ động (uống thuốc trị bệnh) thì kháng sinh nào vi khuẩn ấy, kháng sinh trị vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác với bệnh đường hô hấp, tiết niệu... Nhưng nếu chúng ta đưa từng liều nhỏ kháng sinh vào cơ thể và không đủ để giết chết vi khuẩn, vi khuẩn sẽ quen dần với kháng sinh đó và dần dần nó sẽ thích nghi, sinh ra loại vi khuẩn có gen kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh là xu hướng tất yếu ngay cả khi sử dụng thuốc đúng cách, do cơ thể luôn có xu hướng thích nghi với môi trường. Nhưng nếu sử dụng đúng thì quá trình dẫn đến kháng kháng sinh sẽ dài hơn nhiều so với dùng sai liều, sai cách, sai loại kháng sinh. Vậy khi sử dụng kháng sinh, người dùng cần áp dụng các yêu cầu nào ông cho là quan trọng nhất? - Theo tôi, yếu tố tiên quyết là chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ bác sĩ mới đánh giá được tình trạng bệnh và kê đơn theo hướng “bệnh nào thuốc nấy”. Một đơn thuốc có hiệu quả sẽ dựa trên hai yếu tố: trình độ của bác sĩ và tính tuân thủ của bệnh nhân, hai yếu tố này quyết định thành - bại của điều trị. Hiệu quả của điều trị sẽ bị ảnh hưởng nếu các bác sĩ cho thuốc mạnh/yếu hơn so với tình trạng bệnh, hay cho thuốc thế hệ quá mới trị những bệnh thông thường. Thuốc thế hệ mới, bệnh khỏi nhanh nhưng sau này lại bị bệnh nữa thì lấy đâu thuốc điều trị? Còn bệnh nhân đang viêm họng, đau họng, bác sĩ kê thuốc nhưng uống ba ngày thấy đỡ là ngưng thuốc mà không dùng hết theo liệu trình, tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến kháng kháng sinh.■
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 47-2023: 'Rửa tiền, án phạt & rủi ro màu xám' TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 30/11/2023 1 từ
Cô Thu Tắk Pổ nhận giải thưởng Tình nguyện quốc gia 2023 CÔNG TRIỆU 03/12/2023 Trà Thị Thu, cô giáo từng "gây bão" mạng xã hội vào năm 2019 với câu chuyện vượt khó bám trường dạy chữ cho trẻ em vùng núi tỉnh Quảng Nam, là một trong 10 người được trao giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm nay.
Lãnh đạo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái nói bán tốt nhờ... Việt Nam NGHI VŨ 03/12/2023 Giá gạo tại châu Á đang trên đà đạt mốc cao nhất trong vòng 15 năm, khiến các quốc gia tại châu Á và châu Phi lo lắng, khi gạo là lương thực chính của hàng tỉ người.
Công an TP.HCM chia sẻ cụ thể hơn về phương án điều chỉnh kiểm tra nồng độ cồn MINH HÒA 03/12/2023 Chiều 3-12, đại diện Phòng cảnh sát giao thông Công an TP.HCM cho biết sẽ điều chỉnh phương án đo nồng độ cồn vào ban ngày. Vậy điều chỉnh ra sao?
Hãng Phim truyện I lãi cả năm hơn 25 triệu đồng, SCIC sắp bán hết vốn BÌNH KHÁNH 03/12/2023 Doanh thu năm 2022 của Hãng Phim truyện I - đơn vị sản xuất bộ phim “Phượng Cháy” là 13,1 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 25 triệu đồng.