TTCT - Thực trạng học ngoại ngữ của học sinh và sinh viên trong nhà trường chúng ta hiện nay thật đáng buồn. Hầu như đa số học sinh, kể cả sinh viên lẫn giáo viên dạy ngoại ngữ, vẫn còn yếu về kỹ năng nghe và nói. Hai kỹ năng này là quan trọng nhất trong giao tiếp và cũng là kỹ năng cơ bản của một ngành ngôn ngữ học nói chung. Phóng to Dạy ngoại ngữ phải cho học sinh cơ hội luyện kỹ năng nghe và nói, thay vì chăm chú vào học ngữ pháp - Ảnh: Như Hùng Học sinh của chúng ta hiện nay trong nhà trường học ngoại ngữ ít nhất là bảy năm, trong đó bốn năm ở cấp THCS, ba năm ở cấp THPT, nếu vào đại học thì học thêm khoảng ba năm nữa. Chưa kể nhiều em còn học thêm chứng chỉ A, B, C hoặc được học ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Nhưng hai kỹ năng nghe và nói vẫn hoàn toàn yếu, các em chưa đủ tự tin để giao tiếp được với người nước ngoài. Trong khi đó tại một số trung tâm dạy ngoại ngữ của quốc tế hay dạy ngoại ngữ đi du học, chỉ chưa đầy hai năm là người học đủ khả năng giao tiếp hay làm việc với người nước ngoài. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là cách dạy và cách đánh giá của chúng ta về môn ngoại ngữ trong nhà trường chưa được hợp lý. Chúng ta dạy ngoại ngữ nhưng quá chú trọng về dạy ngữ pháp cho học sinh mà đặt nhẹ kỹ năng nghe và nói. Đa số học sinh khi làm bài tập về đổi câu, chia ngữ pháp... rất tốt. Ngay cả những bài kiểm tra hay thi học kỳ, kể cả thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào đại học... chủ yếu là làm bài tập về ngữ pháp mà không có phần thi vấn đáp để kiểm tra kỹ năng nghe và nói ngoại ngữ của học sinh. Nguyên nhân nữa là chúng ta mới chỉ dạy học sinh về cách học ngoại ngữ thuần túy như những môn học khác chứ chưa tạo môi trường thật sự cho học sinh thực hành ngoại ngữ. Giờ học dành cho học sinh rèn luyện nghe nói ngoại ngữ để giao tiếp trên lớp không có hoặc rất hiếm. Việc học ngoại ngữ chỉ là học chứ chưa có hành nên dẫn đến tình trạng mai một dần kiến thức. Vì vậy theo tôi, muốn cho học sinh nói riêng và người học ngoại ngữ nói chung đạt kết quả tốt về các kỹ năng nghe và nói thì trước tiên chúng ta cần phải đổi mới cách dạy và cách đánh giá về môn ngoại ngữ. Không nên đặt nặng việc dạy các kiến thức về cấu trúc ngữ pháp mà tăng cường việc dạy về kỹ năng giao tiếp. Rèn luyện cho các em thường xuyên giao tiếp bằng ngoại ngữ trong các giờ học ngoại ngữ nói riêng và thời gian học tập ở trường nói chung. Đồng thời tập cho các em thói quen nghe nhạc nước ngoài, nghe các chương trình truyền hình, phát thanh của các đài phát bằng tiếng nước ngoài. Đối với một số nơi thuận lợi nên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với người bản xứ nước ngoài để nâng cao kỹ năng cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra các kỳ thi, kiểm tra phải có phần kiểm tra về kỹ năng nghe và nói, đó là cách hữu hiệu để học sinh tập trung học tập tốt hơn môn ngoại ngữ. Tags: Giáo viênTiếng AnhViệt NamPhản hồiGiáo viên bản ngữ
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Chuyện quả xoài và thuế đối ứng 46% ông Trump áp lên Việt Nam DUY LINH 03/04/2025 Từ giờ đến khi mức thuế đối ứng 46% có hiệu lực, Việt Nam vẫn còn một tuần để đàm phán và mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, theo giám đốc điều hành AmCham.
Việt Nam có thể ứng phó thuế 46% của Mỹ, chuyên gia quốc tế hướng dẫn ra sao? NGHI VŨ 03/04/2025 Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam có một số lợi thế nhất định khi đàm phán thuế quan với Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi muốn chuyển dịch khỏi Việt Nam sẽ cần tính toán về mặt hiệu quả và chi phí.
Đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa lên 75 triệu đồng ở nhiều lĩnh vực THÀNH CHUNG 03/04/2025 Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định tăng mức tiền phạt tối đa ở một số lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội từ 40 triệu lên 75 triệu đồng.
Cựu tổng giám đốc SCB kháng cáo để giảm áp lực cho vợ và 6 đứa con ĐAN THUẦN 03/04/2025 Trong phần bào chữa, luật sư trình bày lý do ông Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) dù đã lãnh án tù chung thân trong vụ án giai đoạn 1 nhưng vẫn kháng cáo đối với vụ án giai đoạn 2.