TTCT - Nữ nhà văn Nga nổi tiếng Liudmila Yevghenyevna Ulitskaya vừa tuyên bố một cuộc thi đặc biệt cho giới trẻ. “Sau chiến thắng vĩ đại” đề nghị giới trẻ Nga kể chuyện tuổi thơ hậu chiến của ông bà họ. Những chuyện hay nhất sẽ được đưa vào một tuyển tập, được coi là phần tiếp theo quyển sách nổi tiếng Tuổi thơ 49 kể về những ngày thơ ấu sau chiến tranh của chính nữ tác giả. TTCT trích giới thiệu quan điểm của bà về cách giáo dục lòng yêu nước ở một cường quốc. Phóng to Nhà văn Liudmila Ulitskaya - Ảnh: KP * Có thể gọi "Sau chiến thắng vĩ đại" này là một dự án giáo dục? - Tôi sẽ trả lời, bí mật thôi nhé: vâng, nó có tính giáo dục. Nhưng tôi sẽ không treo cái nhãn đó lên đâu. Tốt hơn chúng ta hãy gọi nó là (dự án) nghiên cứu: các thiếu niên sẽ nghiên cứu lịch sử chính gia đình họ. Thứ nhất: vì điều đó thú vị. Thứ hai: nó tạo dựng sự thông hiểu giữa các thế hệ, gắn kết gia đình. Thứ ba: mỗi câu chuyện là một chương nhỏ trong lịch sử đất nước Nga. Và vì thế nhìn chung có thể nói nó có tính giáo dục, mặc dù từ này nghe buồn chán và tẻ nhạt. Liudmila Ulitskaya là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất ở Nga hiện nay. Bắt đầu xuất bản từ thập niên 1980, đến nay sách của bà đã được dịch ra 33 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Booker Nga cho quyển Kukotsky's case (2001). Ulitskaya là phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng uy tín này. Đề tài chính trong tác phẩm của bà: lòng khoan dung tôn giáo và khoan dung dân tộc, vấn đề giới trí thức trong nền văn hóa Liên Xô, các vấn đề gia đình và giới tính... * Nhưng Liudmila Yevghenyevna, bà đã viết xong quyển sách Tuổi thơ 49 của mình. Bà cần gì những câu chuyện của người khác? - Không được lãng phí những câu chuyện ấy - đó là tài sản của chúng ta. Đã đủ làm một tên Ivan không nhớ nguồn cội của mình. Phải viết lại, một cách hấp dẫn, bằng sự hài hước, với tất cả chi tiết, từ kho lưu trữ của gia đình. Điều đó quan trọng lắm, việc thu thập những câu chuyện ấy, bởi ông bà chúng ta bắt đầu quên cuộc đời của chính họ rồi, mà nếu không hỏi cho ra thì có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết quá khứ của chúng ta đã như thế nào, không phải những điều trong sách giáo khoa mà là những chuyện sống động. Hơn thế, giữa hai cái chết có tính then chốt đối với tôi, của Stalin và Brodsky (*), có một khoảng im lặng kỳ lạ. Nó tồn tại trong gia đình tôi. Cha tôi chẳng hạn, ông không bao giờ kể về ông nội tôi thời kỳ đó. Còn ông nội tôi thì cứ ngồi đó. Kỹ năng im lặng của ông thuần thục đến nỗi khi tôi đề nghị ông viết về tuổi thơ mình, ông cứ ngồi, ngồi rất lâu trước trang giấy trắng, để rồi sau đó tôi đọc được: tôi, tên gì, sinh năm 1916... Đó là bản lý lịch khai cho tổ chức. Sức ỳ của im lặng mạnh mẽ như thế đó. Vì vậy, nào các bạn, hãy lôi những bộ xương ra khỏi tủ. * Vậy thái độ của bà thế nào trước những câu chuyện về sự cần thiết giáo dục lòng yêu nước hiện nay? Bà có cho rằng nó đang được thực hiện không đúng như cần được thực hiện? - Tình yêu tổ quốc là một cảm xúc tự nhiên, chung nhất của mọi con người. Trong đó có (tình yêu) ngôn ngữ và văn hóa; khung cảnh bên cửa sổ; họ hàng gần và xa; cả bạn bè. Mỗi dân tộc có những kho báu đặc biệt của mình: người Đức có triết học và âm nhạc, người Ý có nghệ thuật tạo hình tuyệt tác, người Nga có nền văn học chưa ai có thể vượt qua, "kỷ nguyên vàng" của chúng tôi. Cảm giác gắn kết với một nền văn hóa vĩ đại chính là cách giáo dục lòng yêu nước tốt nhất trong số các kiểu giáo dục. Trong thực tế hiện nay, việc giáo dục lòng yêu nước chủ yếu dựa vào tư duy vượt trội: vượt trội về quân sự, khoa học, thậm chí đạo đức. Đó là con đường nguy hiểm và lừa dối... Thế giới đã thay đổi nhiều lắm rồi kể từ sau Thế chiến thứ hai, rằng cuộc chiến tiếp theo sẽ không có người chiến thắng - tất cả đều chiến bại. Trong việc giáo dục lòng yêu nước hiện nay có một phần của sự hiếu chiến, điều rất cần cảnh giác. Tình yêu tổ quốc rất xa lạ với kiểu giáo dục lòng yêu nước như thế. * Quanh cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đến nay ở Nga vẫn chưa có sự đồng thuận. Nó tiếp tục là đề tài tranh cãi nảy lửa giữa những người "yêu nước" và "tự do". Tổ chức cuộc thi này, có lẽ bà muốn khẳng định ưu tiên cho những sự kiện và những hồi ức lịch sử chân thành? - Trong câu hỏi của bạn có sự đối kháng của hai thuật ngữ: người yêu nước và kẻ tự do. Việc sử dụng từ như thế rất không chính xác. Như tôi thì tôi sẽ gọi theo cách khác: những người có học và những người vô học. Có những người mà với họ, sự kinh tởm và vô đạo đức của bất kỳ cuộc chiến nào đều không đáng kể. Họ đã không học thuộc những bài học chiến tranh trong quá khứ. Hàng triệu người bị giết, bị thương, những trẻ mồ côi, góa phụ và vô vàn tổn thất vật chất lại không sánh được với những thứ họ giành được: quyền lực, ảnh hưởng chính trị, những lãnh thổ. Có những người, trong số những người đã sống qua chiến tranh và tôi biết rất nhiều những người này, hiểu rằng tệ hơn chiến tranh chính là nỗi bất hạnh của đất nước. Không nhất thiết đó là một cuộc thế chiến, thậm chí một cuộc chiến nhỏ thôi, như cuộc chiến Chechnya, cũng đã hủy diệt nhiều mạng sống và nguồn lực vật chất, đem đến những tổn hại tinh thần to lớn. Chiến tranh - tội ác và bất hạnh, trong bất cứ cuộc chiến nào những thứ này đều sánh đôi với nhau. Và tôi không che giấu cả điều này: thông tin từ những nguồn đầu tiên về chiến tranh đa số là tương phản với những truyền thuyết xã hội được lan truyền. Phóng to Một trong những biểu ngữ kêu gọi tham gia cuộc thi của bà Ulitskaya - Ảnh: KP * Với bà, điều gì quan trọng hơn: làm giàu kinh nghiệm của những ứng viên trẻ dự thi, hay thu thập được đầy đủ những mẩu khảm của ký ức? - Tôi muốn sao cho mối liên hệ giữa các thế hệ, đặc biệt trong từng gia đình, được củng cố. Để mọi người nhớ lại những điều mà có thể họ đã im lặng nhiều năm vì sợ hãi. Vài năm trước hội "Tưởng niệm" đã tổ chức cuộc thi viết về lịch sử ở trường phổ thông. Sau đó họ đã in ra nhiều tập - đó là những bài viết ấn tượng về lịch sử gia đình, trường học, làng mạc... Các cô cậu bé thực hiện những cuộc nghiên cứu này là những công dân có khả năng tư duy độc lập, biết đánh giá sự kiện và so sánh. Họ không để mình rối trí vì những chuyện không đâu. Xu hướng Stalin hóa mới, được triển khai trên nền cuộc giáo dục lòng yêu nước hiện đang làm tôi rất lo âu. Có thể người ta đã quên kỷ nguyên tập thể hóa bằng bạo lực, những cuộc bắt bớ, thanh lọc...? Vì điều này mà nhớ lại quá khứ thật sự của mình cũng chẳng hại gì. MINH NHIÊN (tổng hợp từ VZ và KP.ru) __________ (*): Joseph Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô mất năm 1953; Joseph Brodsky, một trong những nhà thơ Nga nổi tiếng nhất thế kỷ 20, nhận giải Nobel văn học 1987. Tuy nhiên, do là người Do Thái nên thời Liên Xô ông không làm việc ở đâu, chỉ làm thơ, nên bị cáo buộc là ăn bám. Ông sang Áo, rồi Mỹ và qua đời ở Ý năm 1997. Tags: Giáo dụcĐời sống văn hóaLòng yêu nướcLiudmila Yevghenyevna UlitskayaGiới trẻ Nga
HLV đội tuyển Lào: Việt Nam có thể tiệm cận Hàn Quốc, Nhật Bản HOÀNG TÙNG 09/12/2024 HLV trưởng đội tuyển Lào Ha Hyeok Jun đánh giá đội tuyển Việt Nam mạnh bậc nhất Đông Nam Á và nếu bổ sung thêm thể chất có thể tiệm cận trình độ của đội tuyển Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đánh bại Lào 4-1, Việt Nam giành 3 điểm đầu tiên ở ASEAN Cup 2024 QUỐC THẮNG 09/12/2024 Đội tuyển Việt Nam đánh bại Lào 4-1 để giành 3 điểm đầu tiên tại ASEAN Cup 2024 tối 9-12.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị NGỌC AN 09/12/2024 Chiều tối 9-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn của Trung Quốc.
Ông Putin cho tổng thống Syria bị lật đổ được tị nạn tại Nga DUY LINH 09/12/2024 Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối cho biết nơi ở của ông Bashar al-Assad, sau khi có thông tin nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ xin tị nạn ở Nga.