TTCT - Bạn đọc TTCT thân mến, người khỏe có 100 điều ước, người bệnh chỉ có một điều duy nhất là: khỏe mạnh. Nhìn lại một năm qua đi, thấy tình hình dịch bệnh chưa mấy cải thiện, cả người bệnh lẫn người... chưa bệnh đều quan tâm lo lắng khi hằng ngày phải đối mặt với đồ ăn, thức uống kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm... Bệnh tiêu chảy cấp “viếng” vùng kênh rạch Đến hết tháng 10-2010, cả nước có 310 trường hợp tiêu chảy cấp phát hiện có vi khuẩn tả, phân bổ ở 18 tỉnh thành, từ Tuyên Quang đến Cà Mau. Tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM đều có những bệnh nhân tiêu chảy vì tả. Con số bệnh nhân bị tiêu chảy cấp có triệu chứng giống tả phải nhập viện cao hơn rất nhiều so với con số được phát hiện có phẩy trùng tả trong phân. Ước tính có hàng chục ngàn người bị tiêu chảy cấp phải vào viện. Số lượng người phải nhập viện phản ánh chính xác quy mô của dịch hơn là số người dương tính với tác nhân gây ra bệnh tả. Một điều đáng lưu ý là năm nay xuất hiện tiêu chảy ở một số tỉnh thành phía Nam, nơi tập quán sử dụng nước sông, kênh rạch chưa qua xử lý để ăn uống vẫn còn khá phổ biến, trong khi những nguồn nước này lại đang bị ô nhiễm bởi phân người, cho nên nếu dịch tả xảy ra rất khó khống chế. Đợt dịch tiêu chảy cấp vừa rồi ở Bến Tre lan ra đến bảy huyện trong tỉnh, hàng ngàn người mắc tiêu chảy phải nhập viện, ngành y tế phải vất vả gần cả tháng mới khống chế được dịch, cho thấy tính phức tạp của dịch tiêu chảy cấp nếu xảy ra ở các tỉnh Nam bộ. Xin được nói thêm là so với những tỉnh khác của ĐBSCL thì Bến Tre ít sử dụng nước sông kênh rạch cho ăn uống vì đa số những nguồn nước này bị nhiễm mặn. Tả thường xảy ra ở những nước nghèo và kém phát triển như Bangladesh, Haiti, Somalia... Sốt xuất huyết... chuyển địa bàn Tính đến hết tháng 10-2010 cả nước có 88.620 trường hợp bị sốt xuất huyết (SXH), 41 tỉnh thành có người bị SXH. Điều đặc biệt là bên cạnh những địa phương có truyền thống bị SXH như các tỉnh thành Nam bộ, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ như Khánh Hòa, Phú Yên, năm nay dịch SXH bùng phát ở một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh Tây nguyên như Kon Tum, Gia Lai. Và người lớn, trẻ lớn bị SXH không còn là hiếm gặp. Có lẽ trong những năm tới cần thay đổi tư duy về cách phòng chống SXH theo hướng bất cứ ở đâu và lứa tuổi nào cũng có thể bị SXH. Ăn gì không độc? Trong năm 2010 không xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm nào lớn, nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào cho những bữa ăn hầu như chưa được kiểm soát. Hiện tượng dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại rau quả vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn. Các loại trái cây, cá và hải sản sử dụng những chất cấm để bảo quản vẫn lưu hành hằng ngày trên thị trường. Sử dụng hóa chất để biến thịt hư, ôi thành thịt tươi vẫn diễn ra ngay trước mắt lực lượng kiểm định thú y tại các chợ, hậu quả là người tiêu dùng ăn phải thịt ôi, thối và cả những hóa chất độc hại... Mới đây Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM công bố 38% mẫu mì gói có chứa transfat, là chất béo chuyển hóa rất độc cho cơ thể. Còn rất nhiều sản phẩm được chế biến theo công nghệ có thể sản sinh ra transfat như các loại khoai tây chiên, các loại bánh quy, các loại tàu hủ chiên... chưa được định lượng transfat. Và những ngày gần đây báo chí rất quan ngại về tình trạng Bisphenol A (BPA), trong khi người tiêu dùng thiếu thông tin về BPA, còn các cơ quan hữu quan lúng túng vì chưa có tiêu chuẩn quản lý chất này. Xem ra người dân còn phải lo dài dài cho chất lượng của đồ ăn, thức uống hằng ngày. Lời khuyên cho mọi người là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe để có thể ước 100 điều, đừng để khi lâm bệnh rồi thì một điều ước đôi khi cũng không dễ thành hiện thực. Giá thuốc đặc trị... leo thang Như giải trình của người đứng đầu ngành y tế trước Quốc hội: “95% các loại thuốc có giá hoàn hảo, chỉ tăng giá ở 5% các loại thuốc còn lại”. Các loại thuốc đặc trị những bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch, bệnh mãn tính... nằm trong nhóm 5% này. Các thuốc này có đặc điểm là những ai có chỉ định dùng thì phải sử dụng trong thời gian dài, có khi đến chết. Do vậy, gánh nặng chi phí mua thuốc là rất đáng kể đối với người sử dụng những thuốc này, đặc biệt trong bối cảnh ở nước ta có nhiều người không được bảo hiểm chi trả. Có những thuốc đặc trị ở Việt Nam được bán với giá cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia... Do đó có hai khả năng xảy ra: một là chưa xác định đầy đủ nguyên do làm tăng giá thuốc, hai là những giải pháp quản lý giá thuốc chưa hợp lý nên không quản được. Cho dù thế nào đi nữa, nếu không làm rõ được hai yếu tố trên thì giá thuốc đặc trị vẫn cứ tăng đều đều.
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Nước sông rút nhanh, bắt đầu rà soát trục vớt, làm cầu phao ở cầu Phong Châu DƯƠNG LIỄU 14/09/2024 Sáng 14-9, lực lượng chức năng Phú Thọ chuẩn bị công tác trục vớt phần cầu Phong Châu bị sập và làm cầu phao tạm thay thế.
Khách Tây xuống đường phụ dọn dẹp cây đổ ở Hà Nội sau bão Yagi HỒNG QUANG 14/09/2024 Hàng chục người nước ngoài có mặt tại các vườn hoa, con đường ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sáng 14-9 cùng lực lượng chức năng dọn dẹp đường phố sau bão Yagi.
Diễn viên Nam Thư làm việc với Công an Đà Lạt vụ tố homestay làm lộ hình ảnh M.V 14/09/2024 Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay diễn viên Nam Thư đã đến Đà Lạt làm việc với cơ quan công an liên quan đến nội dung tố cáo trước đó.
Miền Nam chìm trong biển nước do mưa bão là tin đồn thất thiệt LÊ PHAN 14/09/2024 Trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn 'sắp tới miền Nam cũng có mưa bão, tất cả chìm trong biển nước' khiến nhiều người hoang mang.