TTCT - Trong trả lời phỏng vấn TASS 30-12-2024, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố nước này không hài lòng với đề xuất hòa bình cho cuộc chiến Ukraine được tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đưa ra. Ảnh: ReutersTướng về hưu Keith Kellogg, đặc phái viên của Trump về Ukraine, từng phát triển kế hoạch riêng để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ông Kellogg chia sẻ quan điểm về cuộc xung đột vào tháng 4-2024 trong bài viết cho Viện Chính sách nước Mỹ trên hết (AMFI), tổ chức tư vấn do các cựu nhân viên chính quyền Trump thành lập. Bài viết có đồng tác giả là Frederick Fletz, cựu chánh văn phòng Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Bản tóm tắt "Kế hoạch Kellogg" đã được Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông (OSW) công bố vào cuối tháng 10, và bắt đầu được thảo luận sau khi Kellogg được ông Trump chọn làm đặc phái viên về Ukraine.Từ những thông tin "rò rỉ"Điểm đầu tiên của kế hoạch là chấm dứt sự cô lập chính trị với Nga, thiết lập liên lạc ngoại giao với Matxcơva. Kellogg lập luận cần đạt được lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình bằng cách gây áp lực lên cả Nga và Ukraine.Ông đề xuất hoãn vấn đề Ukraine gia nhập thành viên NATO trong một thời gian dài (10 năm), giữ nguyên trạng các vùng lãnh thổ hiện giờ, dỡ bỏ một phần và có thể là hoàn toàn các biện pháp trừng phạt nếu Nga đồng ý với một thỏa thuận hòa bình được Ukraine chấp nhận. Còn việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, tăng cường phòng thủ và cung cấp bảo đảm an ninh lâu dài được coi là biện pháp gây áp lực cho Nga.Để khuyến khích Ukraine, Kellogg đề xuất không công nhận thay đổi về lãnh thổ (với điều kiện từ bỏ nỗ lực đòi lại lãnh thổ bằng vũ lực), không áp đặt bất kỳ hạn chế nào với chủ quyền của Ukraine, tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự dưới hình thức miễn lãi suất các khoản vay và bảo đảm an ninh, đồng thời áp thuế với các nguồn năng lượng của Nga và sử dụng số tiền thu được để tái thiết Ukraine. Để tác động lên Ukraine nếu Kiev từ chối đàm phán, kế hoạch đề xuất ngừng hỗ trợ quân sự.Đây không phải là kế hoạch duy nhất được bàn luận. Ngoài Kellogg, truyền thông Mỹ còn giới thiệu các kế hoạch của phó tổng thống tương lai James Vance và cựu giám đốc tình báo quốc gia Richard Grenell. Ngày 6-11, tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn một số nguồn tin nói đội ngũ của ông Trump đã "bắt đầu thảo luận kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine" gồm 7 điểm: đóng băng chiến tuyến, tạo vùng đệm 1.200km, được quân gìn giữ hòa bình các nước châu Âu bảo vệ. Nga giữ lại lãnh thổ đã chiếm được (khoảng 20% diện tích Ukraine), Kiev không gia nhập NATO trong 20 năm tới. Đồng thời, Hoa Kỳ cam kết tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine…Những dự định của ông TrumpVề phần mình, trong trả lời phỏng vấn tờ Time nhân được chọn làm "Nhân vật của năm 2024", ông Trump né tránh trả lời hầu như tất cả các câu hỏi "gắt", kiểu "Nếu Ukraine không đồng ý với thỏa thuận hòa bình mà ông dự định ký kết, liệu ông có ngừng hỗ trợ quân sự, nhân đạo và tình báo cho họ không", hay "ông có cam kết bảo vệ chủ quyền của Ukraine không".Ông chỉ khẳng định luôn bảo vệ lợi ích của nước Mỹ, mà bằng chứng là việc "dừng đường ống Dòng phương Bắc-2" và tiến hành cấm vận chống Nga, nhưng cũng cho biết nếu ông làm tổng thống thì đã không xảy ra cuộc chiến Ukraine, và cho rằng việc bắn tên lửa tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga là "sai lầm rất lớn".Thay đổi quan trọng nhất là hiện nay phương Tây không nhất quyết giữ Ukraine trong đường biên giới năm 1991. Hoa Kỳ có vẻ đang tìm cách thoát khỏi điều này mà không bị tổn thất. Chính quyền mới của Nhà Trắng có thể cân nhắc chính sách sắp tới sao cho vẫn duy trì được sự hỗ trợ Ukraine, và chia bớt gánh nặng chi phí cho các đồng minh châu Âu.Ông Trump cũng đã nhiều lần lên tiếng về sự cần thiết phải tái cân bằng chính sách đối ngoại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt, nhằm "bắt kịp" xu hướng địa chính trị lớn. Với chính quyền Biden, Ukraine là một ưu tiên và mục tiêu là đánh bại Nga về mặt chiến lược. Nhưng Trump đang cho thấy mối quan tâm rộng hơn trong chính sách đối ngoại. Chưa kịp nhậm chức, ông đã gây sóng gió với lời hứa đánh thuế 60% hàng Trung Quốc, rồi liên tiếp sau đó là những tuyên bố đầy tranh cãi về khả năng sáp nhập Canada, Greenland và kênh đào Panama.Nhà báo Mỹ Tuckler Carlson giải thích vì sao Trump và chính quyền của ông có thể tỏ ra "hòa bình" với Nga. Thứ nhất, đây là ván bài chính trị quan trọng ở Mỹ giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Thứ hai, trong nội bộ đội ngũ lãnh đạo đối ngoại Mỹ cũng có những người mong muốn nhanh chóng "kéo Nga khỏi Trung Quốc trở lại phe phương Tây".Tuy nhiên, bà E. Pavina, giám đốc Viện Các chiến lược kinh tế và quốc tế Nga, thận trọng cho rằng sáng kiến của Trump về Ukraine, tuy được diễn đạt một cách phô trương, về cơ bản không có gì thay đổi. Tướng Mỹ Christopher Cavoli đã và vẫn sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong hoạt động của lực lượng vũ trang Ukraine. Viên tướng 4 sao này hiện giữ hai chức vụ: tư lệnh Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở châu Âu và tư lệnh Đồng minh tối cao của NATO ở châu Âu.Bà Pavina dự báo kể cả khi chính quyền mới ở Mỹ có buộc Ukraine dừng các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS vào sâu lãnh thổ Nga, Washington vẫn sẽ yểm trợ cho tên lửa từ Pháp và Anh bằng hệ thống dẫn đường NAVSTAR của Mỹ. Điều tương tự cũng đúng với máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine. Bà Pavina nhắc nhở: chính ông Trump "yêu chuộng hòa bình" là tổng thống Mỹ đầu tiên đồng ý cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev vào tháng 12-2017 - dưới dạng súng bắn tỉa M107A1 Barrett cỡ nòng lớn và Javelin ATGM.■ Một thỏa thuận khó khănViệc Mỹ gây áp lực lên Kiev và buộc Ukraine phải đàm phán không đồng nghĩa họ sẽ "hòa giải" với Matxcơva. Xét cho cùng, ngoài lòng trung thành với Trump, những người được ông đề cử vào các chức vụ đối ngoại và an ninh quan trọng còn đồng tình rằng phải có một chiến lược đàm phán cứng rắn, như chuyên gia Câu lạc bộ Valdai Dmitry Suslov, lưu ý. Các đề cử Kellogg, Marco Rubio (ngoại trưởng) và Michael Waltz (cố vấn an ninh quốc gia) của Trump là tín hiệu cho thấy việc dàn xếp sẽ không dễ dàng, bởi đây đều là những nhân vật có xu hướng diều hâu. Ông Suslov dự đoán: "Chúng ta sẽ nghe được những lời lẽ gay gắt và những cuộc đàm phán khó khăn phía trước, khó có thể dẫn đến giải pháp được cả hai bên chấp nhận".Ngoại trưởng Nga Lavrov, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài ngày 26-12, khẳng định "đình chiến chỉ là con đường dẫn vào hư không", và điều nước Nga cần là "những thỏa thuận pháp lý cuối cùng ghi nhận tất cả các điều kiện để đảm bảo an ninh cho Nga và lợi ích an ninh hợp pháp của các láng giềng Nga…, được gia cố bằng phương thức pháp lý quốc tế không cho phép vi phạm các thỏa thuận này", bởi theo cách hiểu của Matxcơva thì "lệnh ngừng bắn chẳng qua là để mua thời gian bơm thêm vũ khí cho Kiev". Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chiến sự Nga - Ukraine Tiếp theo Tags: Cuộc chiến Ukraine NgaLãnh thổHòa bìnhHỗ trợ quân sựÔng Trump
Văn hóa giao thông: Không thể chỉ dựa vào phạt nặng cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 11/01/2025 1483 từ
Thủ tướng có chỉ đạo mới về sắp xếp bộ máy thuộc Bộ Quốc phòng, Công an, Thanh tra NGỌC AN 13/01/2025 Đối với sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền về sắp xếp các đơn vị, cơ quan theo kết luận, chủ trương, định hướng.
Chính phủ: Tiếp tục triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã NGỌC AN 13/01/2025 Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phục vụ triển khai cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Cách Nga đánh giá ý tưởng 'lấy Greenland' của ông Trump NGHI VŨ 13/01/2025 Ông Trump nhìn ra tiềm năng địa chính trị của Greenland, trong bối cảnh Nga có sự hiện diện và hoạt động tích cực ở vùng Bắc Cực.
Khởi tố người đàn ông vung kiếm dọa khi bị nhắc nhở hái hoa ở công viên NGUYỄN HOÀNG 13/01/2025 Công an TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Thanh Bình, để điều tra tội 'gây rối trật tự công cộng'.