Báo Tuổi Trẻ có bài nêu những nỗi lo mang tên “công trình khoa học, sáng kiến” của ngành y. Những ngày này, thầy cô đang dạy tại các trường học ở địa phương tôi cũng mang hai nỗi lo lớn. Lo vì cả hai đều tác động vào túi tiền, nhất là dịp xét thưởng cuối năm. Minh họa: Đức Trí Nỗi lo mang tên “sáng kiến” Mỗi giáo viên, công nhân viên của trường đều phải hoàn thành một sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), báo cáo về ban giám hiệu trước khi tổng kết năm học. SKKN này là bắt buộc phải có để giáo viên, công nhân viên được đánh giá xếp loại công chức hằng năm. Nghe thông báo này, nhiều giáo viên chỉ biết lắc đầu. Theo chỉ đạo, mỗi người phải đăng ký đề tài trước khi kết thúc học kỳ 1. Trong quá trình công tác có thể thay đổi đề tài đã đăng ký. Trước đây, chỉ giáo viên, nhân viên nào đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua mới phải viết SKKN để đủ điều kiện xét duyệt. Giáo viên, nhân viên nào chỉ đăng ký lao động tiên tiến thì không bắt buộc phải có. Từ năm học này, giáo viên, nhân viên đăng ký danh hiệu lao động tiên tiến thì SKKN do hiệu trưởng đứng đầu hội đồng xét duyệt, đánh giá. Giáo viên đã đăng ký chiến sĩ thi đua, SKKN sẽ nộp về UBND huyện đánh giá, công nhận. Như vậy, chỉ riêng ngành giáo dục, hằng năm sẽ có hàng trăm SKKN ra đời để hồ sơ đánh giá công chức hợp lệ. Giáo viên thì “chạy đua” với sáng kiến, hiệu trưởng sẽ phải đọc hàng chục SKKN vào cuối năm. Với cách ra chỉ tiêu này, nhiều người cho rằng chúng ta đang chống “bệnh thành tích” cũ chưa xong nay rất có thể xảy ra “bệnh” mới: viết SKKN cho có để đối phó và thậm chí là sao chép... Trước đây đã có tình trạng sao chép SKKN để có đủ điều kiện đạt chiến sĩ thi đua bị ngành chủ quản phát hiện, trong đó có cả cán bộ quản lý trường học. Số lượng lên đến 70-80 người. Bên cạnh việc không xét danh hiệu thi đua cho các cá nhân này, ngành còn thông báo cho giáo viên trong địa phương biết và lưu ý không được vi phạm. Với việc mọi người đều phải có một SKKN rất có thể tái diễn tình trạng này. Có lẽ thay vì bắt buộc, cấp quản lý nên khuyến khích, động viên mọi người tham gia, không nên xem đây là yếu tố không thể thiếu trong đánh giá công chức cuối năm. Tất nhiên, những cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua bậc cao phải làm đúng quy định là có SKKN được xếp loại. Ban giám hiệu còn cho biết theo chủ trương từ cấp trên, không riêng gì địa phương tôi mà các huyện thị khác cũng thực hiện như vậy. Nỗi lo “tiếng Anh chuẩn” Giáo viên chúng tôi còn được nghe triển khai công văn của ngành với nội dung: cho đến năm 2020, tất cả giáo viên THCS, không phân biệt là dạy ngoại ngữ hay không, đều phải đạt chuẩn tiếng Anh trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu. Giáo viên rất băn khoăn, ngoài chuyện chưa rõ khoản tiền học phí sẽ được hỗ trợ như thế nào, có được miễn phí hoàn toàn hay không, còn là chuyện có cần thiết đến mức như vậy không. Hai năm học qua, thầy cô đang dạy tiếng Anh được bố trí thời gian để đi học, có người dạy thay và không phải đóng tiền. Các thầy cô thi không đạt phải học lại mới chịu chi phí cho những đợt sau. Chúng tôi cũng được thông báo là nếu đến thời gian quy định mà vẫn chưa đạt chuẩn ngoại ngữ B2 sẽ được đưa vào diện tinh giản biên chế. Nâng cao trình độ ngoại ngũ là cần thiết nhưng với chuẩn B2, người giáo viên, nhất là giáo viên dạy những phân môn khác, không dễ dàng đạt được. Đưa vào diện tinh giản biên chế nếu không đạt chuẩn quả là áp lực lớn cho các giáo viên này vì cho đến giờ, số thầy cô đang dạy tiếng Anh ở các trường cũng đang trên đường học cho đạt chuẩn. Hiện nay, tại địa phương tôi, nhiều thầy cô trẻ đang theo học lớp cao đẳng tin học ngoài giờ dạy để nâng cao hiểu biết và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Việc học này còn là đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn của cấp trên đề ra, dự kiến sau hai năm sẽ hoàn tất chương trình. Thời gian học là vào buổi tối và ngày chủ nhật, người học được miễn học phí. Lẽ ra việc học tiếng Anh cũng nên theo hướng như vậy. Quy định tinh giản biên chế khi chưa đạt chuẩn B2 đối với những giáo viên không dạy môn tiếng Anh có quá khắt khe?■ Tags: Hai nỗi loGiáo viên và nỗi loNỗi lo sáng kiến
TP.HCM cấm cán bộ dùng ngân sách đi nước ngoài vì việc riêng THẢO LÊ 09/10/2024 Thành ủy TP.HCM cấm cán bộ sử dụng ngân sách đi nước ngoài vì việc riêng hoặc kinh phí do các doanh nghiệp tổ chức và đài thọ.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa THÂN HOÀNG 09/10/2024 Phó thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có 'dị vật'.
Một học sinh lớp 11 tại TP.HCM mất liên lạc với gia đình TRỌNG NHÂN 09/10/2024 Gia đình không liên lạc được với học sinh này từ ngày 4-10, đến nay là 5 ngày.
Cục nóng máy lạnh bị ngập nước, rò rỉ điện khiến người đàn ông tử vong MINH HÒA 09/10/2024 Cục nóng máy lạnh trên sân thượng bị rò rỉ điện, trời mưa khiến sân thượng ngập nước, người đàn ông lên dọn rác bị điện giật tử vong.