TTCT - Đến ngày 27-6, cả thế giới mới có 22,6% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19. Trong đó, chỉ 0,9% người ở các nước có thu nhập thấp được tiêm. Những con số này gợi ý rằng miễn dịch cộng đồng toàn cầu có lẽ là viễn cảnh. Đi từng nhà tiêm vaccine phòng COVID-19 ở làng Loznoye, vùng Volgograd ở Nga ngày 27-6-2021. Ảnh: REUTERSCác chuyên gia ước tính ngưỡng miễn dịch cộng đồng là 60 - 90% người dân có miễn dịch, nhờ vaccine hoặc do bị nhiễm bệnh. Ngưỡng này có thể tăng lên dần, đến 80 - 90%, khi biến thể lây lan nhanh hoặc độc tính mạnh hơn xuất hiện.Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết: các nghiên cứu chỉ ra rằng cần ít nhất 80% dân số cần được tiêm vaccine COVID-19 để giảm nguy cơ xảy ra các đợt bùng phát mới, tức đạt miễn dịch cộng đồng. Cố vấn Nhà Trắng về COVID-19, bác sĩ Anthony Fauci cho rằng cần đến 90% dân số tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng. Nhưng ngày càng nhiều chuyên gia y tế cho rằng hãy quên miễn dịch cộng đồng đi, ngay cả ở phạm vi quốc gia, chứ đừng nói đến toàn cầu vì đó là một mục tiêu ngoài tầm với. Tạp chí Nature gợi ý các lý do sau:Biến thể mới của virusKhông ai biết chắc chắn khi nào sẽ xuất hiện một biến thể mới có thể qua mặt được vaccine. Hiện vaccine vẫn hiệu quả nhưng biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh hơn khiến nhiều nước không dám lơ là như Anh, Israel, những quốc gia có hơn 50% người dân đã tiêm vaccine ít nhất một liều.Tại Israel, tính đến ngày 26-6, 64% dân số Israel được tiêm ít nhất một mũi và 59,6% đã tiêm cả hai mũi vaccine của Hãng Pfizer/BioNTech. Khoảng 40 - 50% ca nhiễm COVID-19 ở Israel xảy ra ở những người đã tiêm vaccine (50 - 100 ca), nhưng bệnh ở người đã tiêm phòng ít nghiêm trọng hơn. Theo báo Nikkei, số ca nhiễm COVID-19 ở Israel đã tăng lên trên 200 ca/ngày, mức cao nhất so với thời điểm tháng 5-2021. May mắn là số ca nhập viện và bệnh nặng không tăng lên với tỉ lệ tương đương. Chưa đến 50 người đang điều trị COVID-19, đa số là chưa tiêm vaccine.Miễn dịch kéo dài bao lâu?Những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 có phát triển một số khả năng miễn dịch với virus, nhưng thời gian tồn tại bao lâu vẫn là câu hỏi. Với những gì giới nghiên cứu đã biết về các virus corona khác và bằng chứng sơ bộ về SARS-CoV-2, có vẻ khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ suy yếu theo thời gian. Đã có những ý kiến từ WHO là người khỏe mạnh bình thường cần tiêm nhắc lại mỗi 2 năm một lần và người yếu hơn nên tiêm nhắc lại hằng năm, nhưng đây chưa phải là khuyến nghị chính thức. Biết miễn dịch do vaccine tồn tại bao lâu là điều rất quan trọng để quyết định sự cần thiết của mũi tiêm nhắc lại. Trả lời được hai vấn đề này, khi đó ta có thể chung sống với COVID-19.Mất cảnh giácDvir Aran, nhà khoa học về dữ liệu y sinh tại Viện Công nghệ Technion - Israel ở Haifa, cho biết khi nhiều người được tiêm phòng, họ sẽ tự tin đi chơi, tiếp xúc nhiều hơn, làm thay đổi tình hình dịch bệnh. Một loại vaccine hiệu quả 90%: “Nếu trước khi tiêm chúng ta gặp nhiều nhất một người và sau khi tiêm vaccine chúng ta gặp 10 người thì vẫn có cơ hội cho virus lây lan, làm cho mục tiêu phá vỡ chuỗi lây truyền khó khăn hơn”.Người dân không chịu tiêmMississippi là bang đội sổ ở Mỹ với 29,3% người đã tiêm đầy đủ và 34,1% người tiêm ít nhất một liều. Quán quân về tỉ lệ tiêm vaccine ở Mỹ là Vermont với 70,5% người dân đã tiêm ít nhất một liều và 64,7% tiêm đầy đủ. Một dược sĩ ở Mỹ cho người viết biết số lượng người đi tiêm hiện nay thấp đến xót xa. Một lọ vaccine của Pfizer gồm 6 liều, mở ra sau 2 tiếng mà không dùng hết phải bỏ. Do thi thoảng mới có người đến, tiêm một liều cho một người, chị phải bỏ 5 liều còn lại rất lãng phí, nhất là khi nghĩ đến những nơi mà người cần không có vaccine để tiêm. Các quốc gia chỉ chiếm 1/7 dân số thế giới đã dự trữ hơn một nửa số vaccine có sẵn vào tháng 6-2021, khiến các quốc gia còn lại rất khó mua.Sống chung với COVID-19 Theo báo Strait Times, chìa khóa để sống chung với COVID-19 mà Singapore nêu ra dựa vào ba trụ cột: vaccine, xét nghiệm và điều trị. Vaccine giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19, do đó một chương trình tiêm chủng toàn diện, kéo dài nhiều năm là cần thiết.Xét nghiệm, gồm xét nghiệm ở các cửa ngõ biên giới và xét nghiệm thường xuyên trong nước, hướng tới công cụ tự xét nghiệm. Xét nghiệm không nhằm mục tiêu chính là để cách ly người bệnh mà để cho phép các hoạt động xã hội bình thường khác diễn ra một cách an toàn. Cuối cùng là củng cố hệ thống y tế để có thể bao bọc, đỡ đần cho những người mắc bệnh nặng cần điều trị. Khi đó, COVID-19 sẽ trở thành một dạng cúm mới mà chúng ta có thể cùng chung sống. ■ Tags: Vắc xinDịch COVID-19Miễn dịch cộng đồngKhông tiêm vắc xin
TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ, kêu gọi người dân tiếp tục chia sẻ THẢO LÊ 10/09/2024 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM ủng hộ 120 tỉ đồng chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào ảnh hưởng bão lũ.
Xót xa nhìn biển nước mênh mông muốn chạm mặt những cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống HỒNG QUANG 10/09/2024 Nước lũ sông Hồng, sông Đuống lên rất cao, nhấn chìm nhiều bãi bồi ven sông Hồng. Nhiều đoạn nước sông ngày càng tiến dần tới mép cầu.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp, không xả lũ thủy điện thượng nguồn sông Hồng DUY LINH 10/09/2024 Việt Nam gửi công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu.
Tạm đình chỉ chức vụ giám đốc Điện lực TP Hạ Long, yêu cầu có mặt khắc phục lưới điện NGỌC AN 10/09/2024 Công ty Điện lực Quảng Ninh vừa có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với giám đốc Điện lực TP Hạ Long - ông Nguyễn Đại Cương.