TTCT - Một đêm thức khuya làm bài đến 2g sáng, khi mọi người trong nhà đều yên giấc, tôi tự thưởng cho mình vài phút thư giãn với tờ Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ra ngày 10-6. Lật qua những trang báo, tôi chợt dừng lại ở bài viết "Chợ Lớn nhìn từ những con hẻm" có hình con hẻm nhỏ cùng bảng tên viết ba ký tự tiếng Hoa. Hình ảnh ấy sao mà gần gũi đến lạ, đưa tôi về với những gì thân thuộc từ tuổi thơ mình. Con hẻm trong hình minh họa là hẻm Tô Châu trên đường Trần Hưng Ðạo (Q.5, TP.HCM). Ðấy chính là con hẻm quen thuộc mỗi sáng ba hay chở tôi đi học ngang qua sáu bảy năm trước. Tôi bắt đầu đọc bài viết với những tên hẻm nghe rất đặc trưng của người Hoa: Nha Thái Hạng, Tô Châu lý, Hào Sĩ phường... Những con hẻm ấy tôi chưa đi qua bao giờ nhưng từng câu từng chữ viết về chúng khiến tôi thích thú vô cùng. Ðơn giản là tôi đã sinh ra và trải qua những năm tháng đầu đời ở khu vực đường Trần Hưng Ðạo và đường Nguyễn Văn Ðừng (Q.5), nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác vừa thích thú, vừa sợ sệt mỗi lần theo mẹ đi chợ Nguyễn Thời Trung, được mẹ dẫn đi qua con hẻm chật chội, nơi dễ dàng nghe thấy tiếng Hoa vọng ra từ nhiều ngôi nhà nhỏ có phần cũ kỹ và tối tăm. Trong hẻm có những cụ già ngồi trước cửa nhà trò chuyện với nhau bằng thứ tiếng mà tôi hay nghe được từ phim kiếm hiệp Trung Quốc mỗi khi anh Hai tôi xem. Cuối hẻm là những tiệm tạp hóa treo lủng lẳng mấy bịch bánh ống, mấy cái mặt nạ giấy hình Tề Thiên, Bao Công... - những thứ đồ chơi rẻ tiền nhưng đủ làm lũ con nít như tôi vui ra mặt khi được ông nội mua cho. Năm 2006 gia đình tôi và ông bà nội rời Q.5, chuyển về sống tại một khu dân cư mới, tách biệt và sang trọng. Thời gian trôi đi, nhiều chuyện xảy ra và nhiều thứ đã thay đổi. Căn hộ chung cư của gia đình tôi ở đường Trần Hưng Ðạo ba mẹ đã bán cho một người quen. Nhà của ông bà nội trên đường Nguyễn Văn Ðừng thì cho người ta thuê. Ông bà nội tôi đã mất trước khi được nhìn thấy tôi vào trường cấp III như ông bà mong ước. Còn tôi, tôi đã dần quen với những con đường rộng rãi, vắng xe cộ qua lại và xung quanh là các ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Nhưng con bé thích đeo mặt nạ Tề Thiên ngày xưa vẫn chưa bao giờ quên con đường Trần Hưng Ðạo tấp nập xe cộ cũng như nhiều con hẻm nhỏ - nơi có những căn nhà trệt kiểu cổ với cánh cửa gỗ thấp, tạo cho người ta cảm giác gần gũi và thấm đậm tình làng nghĩa xóm. Bài viết của tác giả Cảnh Chánh nói trên đã làm tôi không thể rời mắt khỏi trang báo và những hình minh họa. Lòng tôi chùng lại khi tác giả nhắc đến những con hẻm ở Chợ Lớn đã và đang bị phá dỡ hay bị biến thành địa điểm du lịch như các nước khác đã làm. Tôi mong vài chục năm nữa thế hệ trẻ như tôi hiện nay vẫn còn có thể tìm lại được một nét văn hóa gần gũi, thân thuộc giữa lòng Sài Gòn tất bật, nhộn nhịp. Tags: Chợ LớnCon hẻmChợ Bình TâyKhách nước ngoài
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng Mỹ THẢO LÊ 04/07/2025 Sáng 4-7, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 6 đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2025.
Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào? DƯƠNG LIỄU 04/07/2025 Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?
Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu' PHƯƠNG NHI 04/07/2025 Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.
Vì sao Jota không đáp máy bay, lại chọn đi đường bộ và gặp tai nạn? ĐỨC KHUÊ 04/07/2025 Tiền đạo quá cố Diogo Jota gặp tai nạn và qua đời khi đang trên đường trở về Liverpool chuẩn bị cho mùa giải mới.