TTCT - Cơn bão lạm phát đang khiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân đuối sức trông thấy. Giá lương thực và thực phẩm nhiều nơi đang tăng vùng vụt. Ở nhiều quận của TP.HCM, giá một đĩa cơm trưa trước đây chỉ 30.000 đồng thì nay hầu hết đã tăng thêm 5.000 - 10.000 đồng. Tại nhiều siêu thị, giá nhiều mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, mì gói, sữa… đều tăng mạnh 15-20% do chi phí nguyên vật liệu, xăng dầu… đồng loạt nhảy dựng.Giữa lúc thu nhập và công ăn việc làm chịu ảnh hưởng vì dư chấn của đại dịch Covid-19, chi phí sinh hoạt tăng chóng mặt khiến cho đời sống của người dân và hoạt động của nhiều doanh nghiệp lâm nguy. Ảnh: NY TimesBão giá nguyên vật liệu, cước vận tảiNhiều hãng vận tải nhất loạt tăng giá vé để bù đắp tổn thất do chi phí nhiên liệu gia tăng. Xe khách tuyến từ Sài Gòn đi miền Tây, miền Trung hay Tây Nguyên đều tăng giá vé 10-15%. Hãng gọi xe công nghệ Grab cũng thông báo tăng cước tất cả dịch vụ như GrabBike tại TP.HCM lên 12.500 đồng cho 2km đầu tiên và 4.300 đồng cho mỗi kilômet tiếp theo. Dù vậy, với tâm lý tiết kiệm hơn của người dân, lượng vận chuyển hành khách có thể giảm mạnh trong thời gian tới.Ngay cả các doanh nghiệp hàng đầu cũng không tránh được cú sốc lạm phát dù đã chủ động tăng cường kiểm soát chi phí. Quý 1-2022, do giá nguyên vật liệu sữa bột và đường tăng đột biến, cước phí container tăng và chi phí phòng chống dịch nên lợi nhuận ròng của Hãng sữa Vinamilk chỉ đạt 2.283 tỉ đồng, giảm đến 12% so với cùng kỳ năm trước. Giữa tháng 5, Vinamilk thông báo tiếp tục tăng giá thêm 5% với hàng loạt sản phẩm. Ban lãnh đạo Vinamilk cho biết do giá tất cả các nguyên liệu đầu vào đã tăng 37 - 40% so với cùng kỳ, nên việc tăng giá bán sản phẩm là tất yếu. Hãng đã gắng cầm cự, duy trì mặt bằng giá ổn định trong một thời gian dài, nhưng đến nay không thể cố thêm nữa. Tất nhiên, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ sữa của người dân chưa thể phục hồi như trước đại dịch, đợt tăng giá bán lần này càng khiến Vinamilk đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh số.Ở các đơn vị sản xuất khác, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới đã chậm lại khi một số khách hàng ngần ngại trước mức tăng giá cả quá mạnh. Những khó khăn của chuỗi cung ứng bồi thêm một đòn nữa vào sản xuất, đặc biệt là bởi khâu mua nguyên vật liệu từ Trung Quốc bị gián đoạn nặng nề từ khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều thành phố lớn do Covid-19.Không chỉ khu vực tư chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, khu vực công cũng đang tổn thất không nhỏ, khi chi phí năng lượng và nguyên vật liệu đồng loạt tăng đang gây khó khăn cho mục tiêu giải ngân đầu tư công, điều tới lượt nó có thể làm chậm nhịp phát triển hạ tầng, tác động trực tiếp lên các mục tiêu tăng trưởng.Tổng cục Thống kê cho biết lượng giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm chỉ tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước và mới hoàn thành 20,6% so với kế hoạch năm. Đầu tư công chậm lại do chi phí vật liệu xây dựng tăng đột biến, gồm thép, ximăng, đá, cát, chi phí xăng dầu. Được xem là động lực chính để kích thích kinh tế sau đại dịch, nếu các tuyến cao tốc, sân bay, cảng biển… chậm tiến độ, mục tiêu GDP tăng trưởng 6% năm nay khó lòng đạt được.Tiền đồng mất giáMột trong những điều đáng ngại nhất trong môi trường lạm phát cao là nguy cơ tiền đồng mất giá. Đồng USD đã liên tiếp đi lên do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản nhằm đối phó với lạm phát ở Mỹ. Hiện tỉ giá USD/VND niêm yết ở nhiều ngân hàng đã vượt mốc 23.000 và chưa có dấu hiệu dừng lại.Tiền đồng giảm giá có thể hỗ trợ xuất khẩu, nhưng trong điều kiện tài chính toàn cầu đang thắt chặt ở hầu hết các nền kinh tế lớn, nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không được sáng sủa như kỳ vọng. Ở chiều ngược lại, tiền đồng mất giá khiến chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của cả doanh nghiệp và chính phủ tăng lên theo.Nỗi ám ảnh lạm phát và tiền mất giá càng thúc đẩy dòng tiền trong xã hội dịch chuyển về các tài sản được cho là an toàn hơn như vàng, bất động sản hay tiền ảo. Hệ lụy là một lượng vốn lớn không chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, điều có thể tạo ra vòng xoáy tai hại của sự thiếu hụt nguồn cung và đình lạm.Để giữ được nguồn vốn, hệ thống ngân hàng đang tăng lãi suất huy động. Tính đến ngày 26-4, thống kê của Vndirect Research ghi nhận lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của hầu hết các ngân hàng tư nhân lần lượt tăng 14 và 13 điểm cơ bản so với mức cuối năm 2021. Nhìn chung, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tăng cao trong những quý tới.Chính sách tăng lãi suất huy động với hệ thống ngân hàng là bất đắc dĩ, nhưng họ buộc phải làm vậy để tránh hiện tượng rút vốn từ người dân. Tuy nhiên chi phí đầu vào gia tăng thì lãi suất cho vay cũng phải tăng tương ứng, gây áp lực thêm cho doanh nghiệp.Nửa cuối năm được dự báo sẽ ổn định hơn so với đầu năm nhưng vẫn đầy bất trắc. Giá dầu thô Brent ở mức 97,9 USD/thùng trong quý 1-2022, tăng 59,7% so với cùng kỳ 2021. Dự báo của Vndirect cho rằng thời gian tới giá dầu thô và khí đốt tự nhiên khó có thể trở lại mức trước khủng hoảng. Ngoài dầu khí, các nguyên liệu đầu vào khác như than, thép, đồng, nhôm… tăng giá sẽ tác động đến giá thành sản xuất của Việt Nam. Phân bón và các mặt hàng nông nghiệp (lúa mì, ngô, lúa mạch) tăng giá sẽ tạo áp lực lên giá lương thực, thực phẩm trong nước, mặc dù tác động được dự báo sẽ hạn chế hơn, do đặc thù Việt Nam tự đáp ứng được hầu hết nhu cầu lương thực trong nước. ■Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát cho năm 2022 ở mức 4%. Nhưng rủi ro địa chính trị ngày càng tăng và giá các mặt hàng quan trọng toàn cầu tăng vọt đang đặt ra nhiều thách thức với mục tiêu này. Để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, Chính phủ cần những biện pháp giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt cần tránh các cú sốc trong điều hành giá xăng dầu, tiếp tục cắt giảm thuế phí, cân nhắc chưa tăng giá các dịch vụ công như y tế, giáo dục. Ngoài ra, các chính sách cung tiền, tăng trưởng tín dụng và gói kích thích kinh tế phải được tính toán thận trọng, hiệu quả để tránh lặp lại khủng hoảng tăng trưởng thấp, lạm phát cao như giai đoạn 2008-2011. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Lạm phát kéo dài: những hệ lụy kinh tế & dân sinh Tiếp theo Tags: Lạm phátLãi suấtGrabSản xuấtGiá xăngThách thức képVinamilk
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 47-2024: Tinh gọn bộ máy - Hiện thực hóa những triết lý căn bản TTCT 05/12/2024 1 từ
Giải ngân đầu tư công: Từ quyết tâm chính trị đến triển khai thực tế ĐẶNG HUY ĐÔNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ) 04/12/2024 2358 từ
Công bố nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ THÀNH CHUNG 05/12/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có liên quan công tác nhân sự.
Tin tức thế giới 5-12: Chính phủ Pháp sụp đổ, Tổng thống Macron bị kêu gọi từ chức NGỌC ĐỨC 05/12/2024 Mỹ tố nhóm tin tặc "Bão Muối" của Trung Quốc đánh cắp thông tin người dùng quy mô lớn; Ngoại trưởng Anh thừa nhận ông Trump đúng về NATO.
Tổng thống Hàn Quốc bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng mới NGỌC ĐỨC 05/12/2024 Tổng thống Yoon Suk Yeol bổ nhiệm đại sứ Hàn Quốc tại Saudi Arabia làm tân bộ trưởng quốc phòng trước nguy cơ bị Quốc hội biểu quyết luận tội ngay rạng sáng 6-12.
Biến động một công ty vàng: Từ chủ tịch đến người đại diện pháp luật đều từ nhiệm BÌNH KHÁNH 05/12/2024 Cùng một ngày, Công ty cổ phần Vàng Lào Cai nhận được đơn từ nhiệm của ba lãnh đạo, từ chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị đến giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.