Sau khi chiến sự tại châu Âu bùng nổ, lạm phát - vốn đã ngóc đầu lên từ giữa năm ngoái - không còn là mối đe dọa mà đã là một thực tế với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết, Nhà nước cần chủ động ban hành các chính sách điều tiết, khoan thư sức dân.Sức chịu đựng tới hạnCông ty sản xuất đèn led Duhal thông báo kể từ 15-3 sẽ tăng giá bán toàn bộ các dòng sản phẩm thấp với tỉ lệ tăng từ 10%. Lãnh đạo công ty cho biết thời gian qua, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu và vận chuyển tăng cao và không có dấu hiệu dừng lại. Ảnh: UVA TodayTrong thông báo gửi tới khách hàng của Thép Hòa Phát Hưng Yên hôm 5-3, trước tình hình giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào tăng, công ty quyết định tăng giá bán thành phẩm thêm 400.000 đồng/tấn.Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp của xung đột Nga - Ukraine với Việt Nam không lớn nhưng các hiệu ứng sóng lan vẫn rất mạnh khi giá dầu tăng vọt, chuỗi cung ứng có nguy cơ đứt gãy và nguyên vật liệu tăng giá trên phạm vi toàn cầu.Theo nhận định của Quỹ Dragon Capital, ảnh hưởng rõ ràng nhất tới nền kinh tế Việt Nam là giá xăng dầu trong nước tăng và lạm phát tăng theo. Cán cân thương mại của Việt Nam có thể không được tích cực như kỳ vọng vì chi phí nhập khẩu tăng và xuất khẩu có thể giảm do thiếu hụt nguyên phụ liệu trong sản xuất các mặt hàng điện tử.Tác động nhiều lĩnh vựcNga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn nickel, neon, krypton, nhôm và palladium - những vật liệu quan trọng để sản xuất nguyên phụ liệu cấu thành thiết bị điện tử. Bất kỳ hạn chế hay gián đoạn nào về nguồn cung từ Nga đều có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử. Đơn cử, Hãng Apple thông báo có thể phải tăng giá bán sản phẩm trước sức ép lạm phát, trong khi các hãng ôtô dự báo sản lượng xe trong năm nay sẽ sụt giảm do thiếu chip.Mặc dù Việt Nam không nhập khẩu những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan - 3/4 đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 59 tỉ USD máy móc, điện thoại, thiết bị điện tử từ các thị trường này, chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.Cho đến nay, các nền kinh tế Đông Á đã lên tiếng ủng hộ và áp các lệnh cấm vận với Nga. Tác động của những động thái đó, và cả sự trả đũa của Nga, lan tới Việt Nam là chuyện của tương lai rất gần.Trong khi đó, ngành may mặc sẽ đối mặt nguy cơ giá bông nhập khẩu tăng mạnh. Thủy sản xuất khẩu chịu gánh nặng của giá cước vận tải gia tăng và thiếu hụt container rỗng. Nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó vì nguồn cung phân bóng từ Nga và Ukraine sụt giảm.Giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới các hãng vận tải. Có thể lấy ví dụ ngành hàng không, nơi chi phí nhiên liệu thường chiếm tới hơn 40% tổng chi phí hoạt động. Bầu trời vừa mới mở lại, lưu lượng đi lại vẫn còn hạn chế, các hãng hàng không Việt Nam sẽ rất vất vả nếu cơn sốt giá xăng tiếp tục. Hơn thế nữa, nguồn khách từ Nga và các quốc gia Đông Âu chiếm tỉ trọng đáng kể, nên việc dừng bay đến khu vực này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các hãng.Dragon Capital cho rằng do vai trò của Việt Nam trong giao thương quốc tế ngày càng gia tăng, chiếm 1,8% xuất khẩu toàn cầu, nên xung đột và các lệnh trừng phạt kinh tế kéo dài không tránh khỏi sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhà nước cần san sẻHiện mặt hàng xăng dầu đóng góp 3,6% và nhóm giao thông vận tải chiếm 9,7% rổ lạm phát của Việt Nam. Nhiều phân tích dự báo giá dầu thô Brent trên thị trường quốc tế có thể chạm mức 150 USD/thùng nếu hoạt động xuất khẩu của Nga bị đình trệ.Nhiều chuyên gia kinh tế đã bắt đầu nhắc lại giai đoạn 2010 - 2011, khi lạm phát lên tới 18,58%. Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ Việt Nam đã siết chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất, đẩy nền kinh tế rơi vào chu kỳ tăng trưởng thấp nhiều năm sau đó.Hiện giờ, hai năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây gián đoạn chuỗi cung ứng, các dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại chiến lược, quản lý dòng tiền, hàng tồn kho, dự báo nhu cầu sản phẩm để sẵn sàng cho những thách thức lớn hơn rất có khả năng xảy ra trong tương lai.Bên cạnh đó, họ rất cần sự sẻ chia của Nhà nước để duy trì quy mô hoạt động, đảm bảo nguồn cung và tạo việc làm. Mới đây, 7 hiệp hội gồm Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Thực phẩm, Dệt may, Da giày, Sữa, Mỹ nghệ và chế biến gỗ và Nhựa đã đồng loạt gửi kiến nghị đến UBND TP.HCM về việc việc chưa triển khai thu phí sử dụng cảng biển trên địa bàn thành phố.Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính cân nhắc giảm thuế môi trường với xăng dầu. Hiện thuế môi trường chiếm tới 15% giá xăng dầu trong nước và tổng các loại thuế và phí chiếm tới 42%. Đây được xem là hành động thiết thực và cần sớm triển khai để giảm bớt gánh nặng chi phí cho nền kinh tế và kiềm chế lạm phát, vốn đang nhăm nhe vượt mốc 4%. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Giá xăng, tăng trưởng & lạm phát Tiếp theo Tags: Lạm phátTăng trưởngSản xuấtChiến sựSản xuất kinh doanh
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Điểm thi IELTS phổ biến nhất của thí sinh Việt Nam là 6.0 TRỌNG NHÂN 15/10/2024 Thống kê từ IELTS cho thấy điểm thi phổ biến nhất của thí sinh Việt Nam là 6.0, trong khi đó chỉ 1% thí sinh đạt trên điểm 8.5.
Hàn Quốc: Triều Tiên đã cho nổ tuyến đường liên Triều THANH HIỀN 15/10/2024 Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã cho nổ tung một số đoạn đường liên triều ở phía Triều Tiên.
Đến lượt Temu, Taobao đổ bộ thị trường Việt Nam CÔNG TRUNG 15/10/2024 Sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như Temu, Taobao và 1688 đang tạo ra một cơn sốt hàng giá rẻ tại Việt Nam.
TP.HCM kêu gọi đầu tư 5 dự án văn hóa thể thao hơn 2.000 tỉ đồng THẢO LÊ 15/10/2024 TP.HCM kêu gọi đầu tư 5 dự án PPP (đối tác công tư) về văn hóa, thể thao.