TTCT - Cuối tuần rồi, hơn 72.000 CĐV đã đến kín sân Old Trafford để cổ vũ cho Manchester United đá trận mở màn mùa giải mới. Một lần nữa, cả làng bóng đá phải thèm thuồng ngước nhìn Premier League. Đó là giải duy nhất trong các giải đấu hàng đầu củ̉a châu Âu quyết định mở̉ cử̉a sân bóng trở̉ lại cho 100% khán giả̉.Bóng đá Anh sớm hồi phụcTừ VCK Euro hồi mùa hè, bóng đá châu Âu đã có kế hoạch lấp đầy khán đài khi các giải vô địch quốc gia trở̉ lại vào tháng 8. Nhưng rồi hầu hết các nước vẫn tỏ̉ ra thận trọng, từ La Liga cho đến Bundesliga, Ligue 1 đều giới hạn lượng CĐV ở mức 50% khán đài. Cuối cùng chỉ̉ có ban tổ̉ chức Premier League cùng Chính phủ̉ Anh là chịu chơi.Đó chắc chắn là một quyết định mạo hiể̉m, khi số ca nhiễm COVID-19 của Anh vẫn ở̉ mức hơn 20.000 ca mỗi ngày, tương đương ở Tây Ban Nha, Pháp và cao hơn nhiều so với Đức. Nhưng những tín hiệu tích cực củ̉a VCK Euro là cơ sở̉ để̉ ban tổ chức Premier League sẵn sàng cho canh bạc củ̉a họ. Nếu không có hệ lụy nào phát sinh, Premier League sẽ tiếp tục bứt phá trong cuộc đua tài chính so với phần còn lại của làng bóng đá châu Âu. Sau hơn một năm lao đao vì đại dịch, bóng đá Anh rốt cuộc vẫn là giả̉i đấu đầu tiên hồi sinh thành công. Theo Hãng thống kê Statista, doanh thu củ̉a Premier League trong mùa giải 2020 - 2021 vào khoả̉ng 6 tỉ euro, đưa doanh thu củ̉a giả̉i đấu mệnh danh hấp dẫn nhất hành tinh trở̉ lại quỹ đạo tăng trưở̉ng quen thuộc sau một năm gián đoạn vì đại dịch.Doanh thu củ̉a Premier League đã tăng liên tục nhiều năm qua. Mùa giả̉i 2015 - 2016 là 3,7 tỉ euro, đến mùa 2018 - 2019 đã tăng lên thành 5,7 tỉ euro. Vì đại dịch, doanh thu mùa 2019 - 2020 rớt xuống còn 4,8 tỉ euro. Đó cũng là lần hiếm hoi trong vòng 10 năm trở̉ lại đây, Premier League bị La Liga đánh bại về mặt doanh thu. Rõ ràng, mất đi nguồn thu từ việc bán vé là một đòn nặng với các đội bóng Premier League - giải đấu có lượng khán giả̉ đến sân vào loại số 1 thế giới.Nhưng mọi thứ dần trở̉ lại quỹ đạo trong mùa giải vừa qua. Dù khán giả vẫn chưa thể̉ đến sân (Premier League mở cử̉a thử̉ nghiệm vài vòng đấu, nhưng rồi sớm giới nghiêm trở̉ lại khi dịch bệnh bùng phát), ban tổ chức luôn tìm ra cách thức để̉ thích nghi với tình hình của thế giới.Giảm gần một nửa khoả̉n thu từ các trận đấu (từ khoảng 700 triệu euro/mùa xuống còn 400 triệu euro/mùa), Premier League mùa vừa rồi đã khôi phục được doanh thu từ thương mại (các hợp đồng tài trợ, quảng cáo...) khi thu về 1,5 tỉ euro. Trong khi đó, mức thu từ bả̉n quyền truyền hình lại tăng mạnh, lần đầu vượt qua mốc 4 tỉ euro.Rõ ràng, tính cạnh tranh và sức hấp dẫn là yếu tố giúp Premier League luôn vượt trội các giải đấu khác về bản quyền truyền hình. Khi các trận đấu diễn ra cùng giờ, người hâm mộ trung lập sẽ chọn xem Premier League thay vì La Liga hay Bundesliga. Thoạt đầu đứng vững khi đại dịch nổ ra, nhưng La Liga đã nhanh chóng “nếm mùi” ở mùa tiếp theo. Ước tính doanh thu của Giải vô địch Tây Ban Nha trong mùa 2020 - 2021 giảm còn khoảng 3,5 tỉ euro, tức bằng một nửa Premier League.Thị trường chuyể̉n nhượng là nơi phản ánh rõ nhất sự chênh lệch về sức mạnh tài chính giữa Premier League và phần còn lại. Tính đến cuối tuần rồi, các CLB hàng đầu ở Anh đã chi ra hơn 1 tỉ euro để̉ mua cầu thủ trong mùa chuyển nhượng này, và chỉ̉ thu về 475 triệu euro từ chiều ngược lại. Tức thực chi cho thị trường chuyển nhượng củ̉a Premier League là khoả̉ng 550 triệu euro. Phần lớn số tiền đó dùng cho những cầu thủ nước ngoài, chỉ một số ít là để mua các cầu thủ̉ từ giải hạng dưới.Trong khi đó, số tiền các CLB La Liga thực chi cho kỳ chuyể̉n nhượng này chỉ là... 2 triệu euro. Họ mua hết 138 triệu euro và thu về 136 triệu euro. Đó là những con số đáng buồn với giải đấu một thời là sân chơi của những Quả̉ bóng vàng.Cuộc tranh cãi của La LigaTrong lúc đó, La Liga lại sa vào vòng luẩn quẩ̉n củ̉a những tranh cãi. Sau khi đánh mất Lionel Messi, Giả̉i vô địch Tây Ban Nha lại đối mặt một cuộc chiến khác mang tên CVC, khi phe Real Madrid và Barca công khai chống lại ban tổ̉ chức La Liga. Hồi tuần rồi truyền thông Tây Ban Nha còn đưa tin chủ̉ tịch Florentino Perez đang tìm đường đưa Real Madrid đào thoát khỏi La Liga để chuyển sang chơi ở̉ Premier League.Giữa 2 CLB lớn nhất củ̉a Tây Ban Nha và ban tổ̉ chức La Liga từ lâu đã tồn tại mâu thuẫn. Sự kiện CVC mới đây có thể̉ xem là giọt nước tràn ly. Giữa tuần rồi, 42 CLB La Liga và Segunda (Giải hạng Nhất Tây Ban Nha) tổ chức bỏ̉ phiếu thông qua thỏa thuận giữa Liga và quỹ đầu tư CVC. Kết quả̉, 38 CLB bỏ̉ phiếu thuận, 4 CLB bỏ̉ phiếu chống là Real, Barca, Athletic Bilbao và Real Oviedo ở Segunda.Trọng tâm củ̉a thỏa thuận này là La Liga chia cho CVC 10% quyền khai thác thương mại La Liga trong vòng 50 năm tới với giá 2,7 tỉ euro. Phía Real và Barca cực kỳ bất mãn về quyết định này. Họ đơn giản cho rằng La Liga đã “bán mình” với cái giá quá rẻ, dù 2 đại gia của Tây Ban Nha được đề nghị phần tốt nhất trong thương vụ (mỗi CLB nhận 300 triệu euro).Khi Barca gặp khó khăn trong việc gia hạn hợp đồng với Messi, ban tổ chức La Liga đã đề nghị chủ̉ tịch Barca Joan Laporta đồng thuận dự án CVC. Đó thực sự là một phương án chữa cháy, 300 triệu euro ngay lúc này sẽ giúp Barca vượt qua những trục trặc tài chính để̉ giữ chân siêu sao củ̉a họ. Nhưng chính Perez được cho là người đã giúp Laporta tỉnh ngộ.Ông lập luận rằng cái giá phả̉i trả̉ củ̉a dự án CVC là quá lớn. Barca có thể̉ dùng tiền từ dự án này để̉ giữ chân Messi trong vài ba năm, nhưng rồi sẽ mất rất nhiều lợi ích trong 50 năm tới. Vì lẽ đó khi đưa ra thông báo không ký hợp đồng với Messi, chủ tịch Laporta đã nhắc đến chuyện “không ai có thể lớn hơn CLB”.Florentino Perez có lý do để̉ bài xích dự án CVC. 10% quyền khai thác thương mại trong 50 năm có giá 2,7 tỉ euro, đồng nghĩa với việc La Liga định giá doanh thu thương mại của họ trong 50 năm là 27 tỉ euro. Trong khi đó, doanh thu thương mại của giải đấu này riêng mùa giả̉i 2018 - 2019 (trước đại dịch) đã xấp xỉ 1 tỉ euro. Ảnh hưởng của đại dịch đã khiến La Liga chấp nhận “đại hạ giá”, mở ra một cánh cử̉a cho các CLB nhỏ̉ vượt qua những khó khăn tài chính trước mắt. Nhưng có thể hiể̉u được vì sao những đội bóng lớn như Real Madrid lại phản đối.“Cuộc đào thoát sang Premier League” có thể̉ chỉ̉ là tin đồn, nhưng chắc chắn chuyện đó cũng không nằm ngoài toan tính của một đội bóng tham vọng như Real Madrid.Đìu hiu khán giả vì vắng ngôi saoTrước khi chính thức ký hợp đồng với PSG, Messi khiến người hâm mộ La Liga phải buồn lòng khi nói rằng giả̉i đấu này sẽ sớm phả̉i trả̉ giá vì đánh mất các ngôi sao. Tình hình bán vé ế ẩm vòng đấu đầu tiên phần nào cho thấy dự báo của Messi là chính xác.Trong trận mở̉ màn mùa giả̉i gặp Real Sociedad, chỉ có 20.000 CĐV Barca đến sân Camp Nou. La Liga áp mức khán giả̉ tối đa là 30% sức chứa củ̉a mỗi sân, và sân Camp Nou (sức chứa xấp xỉ̉ 100.000 chỗ ngồi) được phép mở cửa cho 30.000 khán giả̉, tức lượng khán giả vào sân chỉ là 2/3 so với sức chứa. Tương tự là trận giữa Real Madrid và Alaves trên sân Mendizorrotza (sức chứa 20.000 chỗ ngồi, cho phép 6.000 khán giả vào sân), chỉ̉ có 4.000 CĐV đến sân.Trong khi đó, tất cả các trận đấu ở vòng mở̉ màn củ̉a Premier League đều được phủ đầy hơn 90% các khán đài.■ Tags: Premier LeagueLionel MessiNgoại hạng AnhLa liga
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Chi tiết về giá điện sau khi tăng giá NGỌC AN 12/10/2024 Bộ Công Thương ban hành quyết định về giá bán điện, là cơ cấu biểu giá điện cho khách hàng sau khi EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,11 đồng.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng sử dụng điện thoại trong lớp tùy tiện VĨNH HÀ 12/10/2024 Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các nhà trường chấn chỉnh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ cho việc học tập.