TTCT - Đã hai năm nay, câu chuyện giới tính của tay đập 23 tuổi B.T. cứ lúc ồn ào, lúc âm ỉ trong làng bóng chuyền Việt Nam. Từ chuyện của B.T., nhìn ra thế giới mới thấy cả một biên niên sử đầy tranh cãi liên quan đến khái niệm "intersex" (liên giới tính, hay lưỡng tính).Lịch sử phức tạpCuộc chiến xoay quanh khái niệm này trong làng thể thao thế giới đã kéo dài ít nhất gần trăm năm nay. Thuật ngữ nói trên chỉ những người có đặc điểm giới tính (bao gồm bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản, nội tiết tố sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính) mà theo Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc là "không phù hợp với định nghĩa điển hình của cả nam giới hay nữ giới".Caster Semenya. Ảnh: Getty ImagesLịch sử trăm năm qua của thể thao, với sự giúp sức của y học, vẫn chưa thể đưa ra phương án ổn thỏa cho những trường hợp quá đặc biệt này.Tranh cãi về liên giới tính xuất hiện từ Olympic 1936, khi chủ tịch Ủy ban Olympic Mỹ Avery Brundage tuyên bố ông cảm thấy "mơ hồ về giới tính" của Zdeňka Koubková - VĐV điền kinh người Tiệp Khắc, và Mary Edith Louise Weston - VĐV ném tạ người Anh. Vài năm sau, cả hai VĐV này đồng ý chuyển đổi giới tính, sống cuộc đời của một người đàn ông. Từ đó, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và các liên đoàn thể thao nhiều môn (đặc biệt là điền kinh) bắt đầu phối hợp với nhau để đưa ra giải pháp xác minh giới tính của những VĐV gây tranh cãi.Cuộc kiểm tra giới tính bắt buộc đầu tiên là do Liên đoàn Điền kinh quốc tế (IAAF) tiến hành vào tháng 7-1950, một tháng trước Giải vô địch châu Âu ở Bỉ. Tất cả VĐV đều được kiểm tra ở quốc gia của họ. Đến Giải vô địch điền kinh châu Âu năm 1966, IAAF mở rộng việc kiểm tra ngay trước thềm sự kiện để đáp lại nghi ngờ rằng một số VĐV nữ giỏi nhất của Liên Xô và Đông Âu thực ra là nam giới. Kỳ Olympic đầu tiên áp dụng việc kiểm tra giới tính là Mexico 1968.Đấu tranh không ngừngPhương thức xét nghiệm Barr - được tiến hành bằng cách lấy mẫu từ mặt sau vùng má để tìm nhiễm sắc thể XX, được chọn làm phương thức chính cho toàn thế giới. Đến tận những năm cuối thập niên 1980, hầu hết VĐV nữ không lên tiếng phản đối quá trình kiểm tra. Nhưng phương thức này bị nhiều nhà khoa học nổi tiếng chỉ trích, như Albert de la Chapelle hay Malcom Ferguson-Smith. Họ cho rằng phương pháp Barr không xét đến những đặc điểm mạnh, yếu của giới tính, tức không phải cứ có nhiễm sắc thể Y là VĐV sẽ lợi thế về sức mạnh hay tốc độ.Năm 1985, VĐV điền kinh người Tây Ban Nha Maria José Martínez-Patiño đã thất bại trong việc chứng minh mình là nữ ở Đại hội thể thao đại học thế giới Kobe, Nhật Bản, dù vượt qua bài kiểm tra tại Giải vô địch điền kinh thế giới năm 1983. Cô được yêu cầu giải nghệ trong im lặng, nhưng đã từ chối. Nhà di truyền học người Phần Lan De la Chapelle đã hỗ trợ Martínez-Patiño kháng cáo lên Tòa án thể thao thế giới. Năm 1988, IAAF buộc phải rút lại quyết định cấm thi đấu với Martínez-Patiño.Lịch sử một lần nữa sang trang khi phương pháp xét nghiệp Barr bị loại trừ, IAAF phải bỏ quy định xét nghiệm bắt buộc. Còn IOC chuyển từ xét nghiệm Barr sang xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để tìm kiếm "chất liệu di truyền liên quan đến nam giới" từ các mẫu DNA. Đến năm 1996, xét nghiệm này lại bị bãi bỏ trước sự phản đối dữ dội của giới chuyên môn.Sau một thời gian dài lắng xuống vì quá nhiều tranh cãi phức tạp, IAAF kiện toàn các quy định từ năm 2006 đến 2011. Đầu tiên, họ liệt kê một danh sách các hội chứng liên giới tính nhưng không đi kèm lợi thế trong thể thao. Maria José Martínez-Patiño. Ảnh: vidaatleticadegalicia.orgDanh sách này bao gồm hội chứng không nhạy cảm androgen (AIS), rối loạn chức năng sinh dục, hội chứng Turner, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, khối u sản xuất androgen và hội chứng buồng trứng đa nang.VĐV nữ thuộc danh sách này vẫn có thể thi đấu bình thường. Trái lại, một số VĐV không vượt qua được xét nghiệm vẫn được trao thêm cơ hội bằng cách tùy chọn một số thủ tục y tế (như uống thuốc ức chế testosterone hoặc phẫu thuật).Cũng trong thời gian này, IAAF và IOC liên tiếp đối mặt những án lệ về vấn đề liên giới tính. Năm 2009, VĐV điền kinh người Nam Phi Caster Semenya trải qua cuộc xét nghiệm phức tạp nhưng không thể chứng minh cô là nam. Semenya sau đó thi đấu bình thường và giành hai HCV nội dung chạy 800m ở Olympic 2012 và 2016.Năm 2011, IAAF ban hành quy định mới liên quan đến xét nghiệm testosterone và hormone. Thuật ngữ "kiểm tra giới tính" và "xác minh giới tính" bị dẹp bỏ. Thay vào đó, IAAF và IOC nhấn mạnh tầm quan trọng của mức testosterone: một số VĐV nữ sẽ không đủ điều kiện thi đấu do đặc điểm nội tiết tố bất thường. Cụ thể, nồng độ testosterone tối đa là 10 nmol/l.Tranh cãi bất tậnNhưng cuộc chiến không bao giờ ngừng lại. Các quy định của IOC, IAAF và một số liên đoàn thể thao khác gần như luôn gây tranh cãi. Năm 2014, VĐV Ấn Độ Dutee Chand kiện Liên đoàn Điền kinh nước này lên Tòa án thể thao thế giới vì cô bị cấm tham dự Commonwealth Games. Một năm sau, tòa tuyên Chand thắng kiện vì không đủ bằng chứng cho thấy cô có lợi thế nhờ chứng tăng tiết androgen.Tháng 11-2015, IOC tổ chức một cuộc họp để giải quyết tất cả các chính sách về vấn đề tăng tiết androgen và chuyển giới. Liên quan đến tình trạng tăng androgen, IOC khuyến khích khôi phục các chính sách của IAAF đã bị Tòa án thể thao đình chỉ, đồng thời nhấn mạnh: "tránh phân biệt đối xử, nếu VĐV không đủ điều kiện tham gia thi đấu nữ thì phải được thi đấu nam". Dù vậy, IOC đã không đưa ra giới hạn nào cho mức testosterone ở Olympic 2016 và 2020.Năm 2018, IAAF một lần nữa lùi bước khi nới lỏng phạm vi các quy định cấm. Cụ thể, các VĐV có nồng độ testosterone vượt qua giới hạn sẽ chỉ bị cấm thi đấu ở các nội dung chạy 400m, 800m, 1.500m và vượt rào - được cho là các nội dung mà họ hưởng lợi nhiều từ mức testosterone cao.Đây là chuyện khó nói đúng - sai và thường là hết sức nhạy cảm. Một số VĐV không vượt qua các cuộc kiểm tra được tư vấn rút lui trong lặng lẽ hoặc được giữ kín thông tin. Năm 2018, khi đã đi đến cuối sự nghiệp, Semenya mới lên tiếng chỉ trích IAAF rằng cô cảm thấy quá mệt mỏi vì suốt 5 năm phải sử dụng các loại thuốc ức chế testosterone.Sau gần 100 năm tranh luận không ngừng, mọi quy định về kiểm soát giới tính vẫn vướng hai vấn đề khó giải quyết. Đầu tiên là chứng minh "những đặc điểm nam giới" mà một VĐV nữ sở hữu giúp họ có lợi thế trong những môn thể thao khác nhau. Manganang ngày ấy và bây giờ. Ảnh: Malaysia GazetteThứ hai là yếu tố nhân văn, khi mọi cuộc kiểm tra và lệnh cấm, kể cả cho phép nhưng kèm thêm các thủ thuật y tế, có thể đẩy VĐV vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, đau bệnh (như Semenya cho biết cô thường đau bụng và đau lưng vì thuốc ức chế testosterone), thậm chí là trầm cảm dẫn đến nguy cơ tự sát.■ Kết thúc đẹp cho ManganangVài năm trước, làng bóng chuyền Đông Nam Á nổ ra tranh cãi xoay quanh VĐV người Indonesia Aprilia Manganang - được chẩn đoán mắc chứng rối loạn y khoa "hypospadias" (lỗ tiểu lệch thấp, một dị tật sinh dục tiết niệu bẩm sinh). Manganang đã phải sống với giới tính nữ suốt 28 năm trời, trước khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi giới tính vào năm 2021. Tất nhiên anh cũng giã từ đội bóng chuyền nữ Indonesia và liên đoàn bóng chuyền nước này quyết định không tước bất kỳ thành tích nào của Manganang vì anh không hề có lỗi. Năm 2022, truyền thông Indonesia cho biết Manganang đã lấy vợ và sống hạnh phúc. Tags: Bóng chuyền Việt NamBộ phận sinh dụcCâu hỏi khóCơ quan sinh sảnNội tiết tốChuyển đổi giới tínhVĐV điền kinhLiên đoàn thể thaoỦy ban Olympic quốc tếBóng chuyền nữPhân biệt đối xửRối loạn chức năngCấm thi đấu
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.