TTCT - Lần giở lại những quan điểm khác nhau về cái đẹp trong lịch sử có rất nhiều điều thú vị. Plato nhìn cái đẹp ở sự tự nhiên, nhưng gần với thế giới hiện đại. Freud yêu cầu cái đẹp phải gắn liền với khao khát thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, thể hiện bản thân như thế nào là đẹp trở thành mối quan tâm của giới trẻ ngày hôm nay.

|| Cái đẹp, nhưng là đẹp cái nào? || Bạn không thấy nhàm chán sao? || Hệ quy chiếu || Nam tính cũng đã khác? || Đầu tư cho "giao diện", đừng quên... ||

Phóng to
Trích đoạn bức tranh Sự ra đời của thần Vệ nữ - Ảnh: Sandro Botticelli

Tiêu chí tuyển nhân vật tham gia chương trình Snog Marry Avoid (tạm dịch Yêu, Cưới hay Tránh xa) của kênh truyền hình BBC như sau: "Hãy đăng ký tham gia chương trình nếu bạn tin mình có vẻ đẹp lôi cuốn, tỏa sáng ở bất cứ nơi đâu bạn đến, vượt trội so với những người mà bạn biết, và bạn đang tìm kiếm một hình ảnh mới về bản thân".

Chương trình đã bước qua số thứ tư và thật sự khiến giới trẻ sửng sốt. Bởi lẽ những gì được cho là đẹp như lối trang điểm cầu kỳ, đường kẻ mắt và lông mi giả thật dày, cộng với bộ đồ thật sexy lôi kéo sự chú ý của người khác giới nơi công cộng, hay vũ trường... lại bị cho là rẻ tiền (theo nghĩa bóng) và là dấu hiệu để gần 70-80% phái nam tránh xa.

Tẩy sạch lớp trang điểm dường như là một thử thách đối với những ai tham dự. Tuy nhiên khi được mặc trang phục phù hợp với vóc dáng, độ tuổi, phong cách thời trang, vẻ đẹp tự nhiên được minh chứng là lôi cuốn nhất thông qua tỉ lệ người khác phái muốn kết bạn trên 40%, và tỉ lệ đánh giá "Đây là một nửa lý tưởng" trên 50%. Vậy điều gì đã khiến giới trẻ có những sai lệch về tiêu chí cái đẹp, chạy đua theo thời trang mà quên mất nó có thể không phù hợp với bản thân và ở mức độ nào đó có thể đánh mất thiện cảm ở người tiếp xúc?

Ðẹp = "thẻ căn cước" của mỗi người hay đẹp = sức khỏe tâm hồn

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lan Nguyễn Chaplin thuộc Đại học Texas, Mỹ (2010) cho thấy: bạn trẻ tự tin, yêu đời không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài của họ hay nhãn hiệu quần áo họ mặc, trong khi người thiếu tự tin sẽ đơn giản hóa cách nhìn người (ví dụ sành điệu thì phải mặc đồ hiệu, thu nhập cao thì phải đi xe đẹp).

Cái đẹp gần đây được nghiên cứu ở góc độ làm thế nào giúp con người thể hiện nét riêng và cái tôi. Mỗi người có một nét duyên khác nhau tựa như "thẻ căn cước" xác lập giá trị con người họ.

"Chúng tôi sản xuất đôi giày, bạn dựng cho nó một câu chuyện" (tiến sĩ Martens) là câu nói nổi tiếng trong nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng, lý giải vì sao các nhà kinh doanh phải nỗ lực xây dựng thương hiệu. Rõ ràng nhà sản xuất không đơn thuần chỉ bán một sản phẩm, mà họ làm giới trẻ tin rằng cá tính của mỗi người được thể hiện khi sử dụng sản phẩm hàng hiệu. Nhà tâm lý học Hills (2011) thuộc Trường đại học British Columbia, Canada khẳng định các nhà sản xuất làm giới trẻ tin rằng họ có cá tính và giá trị riêng khi mặc đồ hiệu, dù thương hiệu có được người đối diện nhận biết hay không.

Các nhà tâm lý hiểu rõ rằng từ 8 tuổi, trẻ em đã bắt đầu tìm kiếm những cách thức để khẳng định giá trị của bản thân, và ao ước sở hữu một sản phẩm giúp em nâng cao giá trị trong mắt bạn bè. Khi những câu chuyện về thời trang và các ngôi sao trở thành chủ đề chính từ lứa tuổi ô mai, giới trẻ dường như sẵn sàng mua sắm để có vẻ đẹp lý tưởng theo hình tượng nổi tiếng. Sức ép từ bạn đồng lứa và tác động của truyền thông là hai lý do khiến giới trẻ phải dành thời gian và tiền bạc để chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình.

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu tâm lý đã lên tiếng về áp lực của xu hướng vật chất hóa giá trị con người đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ, đặc biệt là sự tự tin. Nếu như nhóm thanh niên gia đình khá giả có thể mua hàng cao cấp bất cứ lúc nào, thì nhóm trẻ gia đình thu nhập thấp sẽ phải tiết kiệm chi tiêu trong một thời gian dài (có khi cả tháng trời) để được công nhận giá trị bản thân khi cố gắng sử dụng sản phẩm đắt tiền.

Ở một mức độ nhất định, xây dựng giá trị bản thân trên vật chất sẽ tác động tiêu cực đến sự tự tin và gây căng thẳng cho chính bạn trẻ. Nghiên cứu của nhóm tác giả Lan Nguyễn Chaplin thuộc Đại học Texas, Mỹ (2010) cho thấy sự khác biệt về sức khỏe tinh thần của trẻ lấy giá trị vật chất làm thước đo của sự hạnh phúc. Cụ thể, bạn trẻ tự tin, yêu đời không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài của họ hay nhãn hiệu quần áo họ mặc, trong khi người thiếu tự tin sẽ đơn giản hóa cách nhìn người (ví dụ sành điệu thì phải mặc đồ hiệu, thu nhập cao thì phải đi xe đẹp).

Vì thế, chọn lựa làm đẹp như thế nào không chỉ là vấn đề bạn có bao nhiêu tiền để mua sản phẩm, mà còn là những gì bạn cho là đẹp có mang đến sự hài lòng và vui sống cho chính bản thân bạn hay không.

Nhu cầu làm đẹp và khả năng quản lý chi tiêu

Có thể nói thanh niên sử dụng những nhãn hàng mắc tiền như một nhu cầu để khẳng định vị trí xã hội của cá nhân trong nhóm bạn đồng lứa (Nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng ở tuổi teen của Marion và Narn, 2010). Như vậy, nếu có sự cạnh tranh trong một nhóm, những bạn trẻ không có nguồn cung cấp tài chính sẽ thể hiện bản thân như thế nào? Những lo ngại về tình trạng thanh thiếu niên phạm tội để thỏa mãn nhu cầu có tiền nhằm ganh đua với bạn bè không chỉ ở Việt Nam mà cả những nước phát triển.

Làm đẹp là một nhu cầu tất yếu, tuy nhiên nếu bạn đánh giá cá tính của người khác bởi vẻ bề ngoài lấp lánh những sản phẩm hàng hiệu, chứng tỏ bạn không tự tin về những gì mình đang có. Thực tế, rất nhiều bạn trẻ chưa thể tạo ra đồng tiền, song khả năng chi tiêu lại vô hạn. Đặc biệt, khi phụ huynh không thể ở bên để giám sát thường xuyên, bạn trẻ cần phải học cách sử dụng tiền bạc và đánh giá những giá trị cuộc sống hơn là chạy theo văn hóa tiêu thụ.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận