TTCT - Để trở thành Samurai tiếng Nhật là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam của Abe Masayuki - giám đốc Tổ chức nghiên cứu chiến lược nhân lực (VCI) hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Phóng to Tác giả Abe Masayuki trong buổi ra mắt Để trở thành Samurai tiếng Nhật tại Hà Nội - Ảnh: Xuyên A Khác với nhiều cẩm nang du học khác, Để trở thành Samurai tiếng Nhật có một số câu chuyện cảm động về cuộc sống. Mở cánh cửa vào tâm hồn Nhật Trong phần viết về người Nhật sau thảm họa Fukushima 11-3, tác giả kể lại chuyện những người mẹ mất con trong một thảm họa sóng thần đã trồng những cây hướng dương trên một khu đất trống gần ngôi trường để tưởng nhớ những đứa con rạng rỡ của mình; hay một người phụ nữ đã mất cả gia đình và nhà cửa trong một thảm họa động đất nhưng vẫn trả lời phỏng vấn: “Dù sao đi nữa, chúng tôi cũng không oán hận biển”. Điều cốt lõi nhất ông muốn truyền tải qua những câu chuyện ấy là gì? Đặt câu hỏi ấy cho tác giả, Abe Masayuki nói ông muốn độc giả VN, nhất là các bạn trẻ quan tâm đến việc du học và làm việc tại Nhật Bản, biết rằng con người Nhật Bản thấm đẫm tinh thần võ sĩ đạo, với sức mạnh bền bỉ, luôn sống một cách tích cực... Đó chính là bí quyết giúp người Nhật biến một nước Nhật bại trận, hoang tàn sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành một cường quốc như hiện nay. Đó cũng là lý do khiến quyển cẩm nang du học này, thoạt nhìn tưởng chỉ nhằm giới thiệu những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn hay phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả, lại có khá nhiều nội dung đặc biệt khác, giúp mở những cánh cửa để tìm đến các tầng sâu của tâm hồn Nhật. Người đọc được giới thiệu cấu trúc tinh thần của người Nhật, vì sao không có quốc giáo hay một “vị thánh” để hình thành quy phạm cho quan niệm sống giống như Thiên Chúa giáo của phương Tây, nhưng người Nhật vẫn có những “lễ”, “thành”, “khắc kỷ” chảy trong huyết quản làm nên tinh thần võ sĩ đạo. Vì sao người Nhật sau chiến tranh có khuynh hướng thiên về chủ nghĩa cá nhân, và những trào lưu nào đang được xây dựng để giải quyết những mặt tiêu cực của khuynh hướng này... Đừng tự mãn và thực dụng Là người đã và đang gắn bó với VN, Abe Masayuki nhận xét đa số bạn trẻ VN là những người rất thông minh, chịu khó và có tinh thần cầu tiến. Nhiều người đã vượt lên trên cả người Nhật trong học tập cũng như công việc. Tuy nhiên, ông thẳng thắn nhận xét: “Có một số bạn trẻ khá tự mãn vì cho rằng mình là sinh viên xuất sắc của một trường đại học hàng đầu tại VN, trong khi kinh nghiệm thực tế của họ còn ít. Một số người khác lại ngại học hỏi những cái mới, thường mong muốn học cái gì làm cái nấy, mà chưa biết họ càng học được nhiều thì càng có nhiều cơ hội trong tương lai. Một số khác nữa lại quá coi trọng đồng tiền, khi được nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp thường đòi hỏi lương cao, thưởng nhiều, trong khi không hề hay biết công ty tuyển dụng đã có kế hoạch lâu dài cho cá nhân họ: ba năm đầu sẽ ra sao, ba năm sau, ba năm sau nữa sẽ đạt được đến trình độ, chức vụ nào, lương thưởng ra sao... Họ chưa biết được rằng nếu bạn biết coi trọng giá trị của kinh nghiệm, công việc thì rồi cũng sẽ ra giá trị đồng tiền”. Ông nói đây cũng là vấn đề của thời đại, vì 30 năm trước nhiều người Nhật cũng như vậy. Khi đó, sách lược đối phó của người Nhật có thể gói gọn trong những từ như: tinh thần trách nhiệm, quan niệm luân lý, tính công bằng và phong cách sống đơn giản, mạnh mẽ. Chính phủ Nhật Bản, các tổ chức, thậm chí cả những cá nhân có trách nhiệm không ngừng khơi gợi, củng cố tinh thần võ sĩ đạo trong mỗi người dân. Và lớp người Nhật coi trọng đồng tiền trong thời kỳ bong bóng của năm 1980 đã phải suy nghĩ lại, hướng tới những lợi ích dài hạn hơn là sự thực dụng trước mắt. Có lẽ một trong những chương thú vị trong quyển sách là kinh nghiệm đối mặt với... PR và sử dụng nguồn vốn ODA. Là người lớn lên với những bộ phim truyền hình Mỹ 50 năm trước ào ạt đổ vào Nhật, ông chứng kiến cuộc “tái cơ cấu xã hội chuyển từ chế độ đại gia đình... sang gia đình hạt nhân chỉ một thế hệ theo kiểu Mỹ” trong chiến lược quảng bá văn hóa của Hollywood mà “không mảy may nhận ra điều này”, tác giả tự nhận mình là người đi trước với “những trải nghiệm bị nhiễm độc văn hóa...” khắp cơ thể. Tương tự vậy, hiện Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang ra sức quảng bá văn hóa của họ ở VN. Kinh nghiệm của nước Nhật, thập niên 1980 từng bị “xô đẩy giữa bốn yếu tố Internet, cửa hàng tiện ích, điện thoại di động và kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng”... ít nhiều là những bài học quý cho du học sinh VN tham khảo để góp phần xây dựng đất nước. ____________ Thời thanh niên tác giả Abe Masayuki từng lãnh đạo một nhóm sinh viên biểu tình phản đối chiến tranh VN và phải thôi học năm thứ tư khoa luật Trường đại học Waseda. Năm 2005 ông thành lập và giữ chức giám đốc VCI. Năm 2011 ông là ủy viên Hiệp hội Giao lưu giáo dục quốc tế, phụ trách mảng du học sinh VN tới Nhật Bản. Từ năm 2011 tới nay ông được mời giảng dạy tại Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tags: Trải nghiệmĐọc sách cùng bạnNhiễm độcAbe Masayuki
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Hơn 1.000 tỉ đồng ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 THÀNH CHUNG 14/09/2024 Các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 1.001 tỉ để ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.
Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai - La Ngà, người dân khu vực này cần chú ý LÊ PHAN 14/09/2024 Do mưa lớn ở đầu nguồn, nước trên hệ thống sông Đồng Nai - La Ngà đang lên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần chú ý.
Toàn cảnh thảm khốc Làng Nủ: Cha đi tìm con giữa tan hoang lũ quét 14/09/2024 Thảm khốc ấy ập đến khi người dân Làng Nủ còn đang ngủ. Lũ quét đi tất cả. Bao gia đình tan hoang, con mất mẹ, chồng mất vợ, tang thương bao trùm lấy ngồi làng nghèo giữa đại ngàn bao phủ.