TTCT - Câu chuyện hai đội bóng TP.HCM ngụp lặn ở cuối bảng V-League tuần rồi bỗng dưng lại nóng trên mặt báo. Sở dĩ nói "bỗng dưng" là bởi những người yêu bóng đá ở TP.HCM bấy lâu nay có lẽ chẳng có cảm xúc gì nhiều với hai đội CLB TP.HCM và CLB Sài Gòn. Thật ra thì bóng đá TP.HCM một thời từng là trung tâm mạnh hàng đầu, thậm chí có thể nói là mạnh nhất Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, làng bóng đá thành phố có đến 6 đại diện thi đấu ở giải vô địch A1 quốc gia - giải đỉnh cao bóng đá VN, gồm Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Sở Công Nghiệp, Công Nghiệp Thực Phẩm, Công Nhân Hóa Chất và Công An TP.HCM (sau này chuyển cho Ngân hàng Đông Á và chỉ tồn tại tiếp được 3 năm). Đội tuyển bóng đá VN hồi ấy nhiều năm có thành phần cốt cán là các cầu thủ TP.HCM. Nhưng quá khứ đó đã quá xa rồi…Bóng đá TP.HCM hồi ấy dựa vào đâu mà mạnh? Đầu tiên nhất phải kể đến là nguồn cầu thủ trưởng thành từ những sân bóng phong trào ở Phú Thọ (cả chục sân nằm gọn giữa đường đua ngựa), sân Lam Sơn (quận 5), sân Kỵ Mã, Tao Đàn (quận 1), sân Gôn (quận Phú Nhuận), sân Đạt Đức (quận Gò Vấp)… Giờ những chỗ đấy còn được bao nhiêu sân bóng?Một nguồn cầu thủ quan trọng thứ hai cho bóng đá TP.HCM là từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ví dụ Minh "nhí" là người Đồng Tháp hay Nguyễn Văn Thành - An Giang, và cả cầu thủ miền Trung cũng về đầu quân như anh em Cù Sinh - Cù Hè. Giờ các địa phương đều đầu tư cho bóng đá cả, TP.HCM thì không có chính sách nào hấp dẫn hơn nên không còn là "đất lành" của bóng đá nữa.Thời thế thay đổi, nhưng bóng đá TP.HCM không có lối đi riêng phù hợp. 20 năm trước tại một "hội nghị Diên Hồng" bàn cách nâng chất bóng đá thành phố, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thành phố khi ấy nói nên học tập mô hình Nghệ An. Tôi có tranh luận lại rằng mô hình Nghệ An chính là mô hình của TP.HCM thời… bao cấp, có gì mà học? Cái thời mà chỉ cần 21kg gạo/tháng tiêu chuẩn và ít tiền tiêu vặt là các bậc phụ huynh rần rần cho con vào trường năng khiếu thể thao, giúp có lứa Huỳnh Đức, Minh Chiến đã qua lâu rồi. Giờ muốn hút tài năng trẻ vào các lò bóng đá thành phố thì phải làm cỡ PVF, vừa học đá bóng vừa học văn hóa ở Vinschool; hay không cũng phải được như Bầu Đức, đảm bảo chuyện học văn hóa đạt tầm nói tiếng Anh như gió. TP.HCM khó làm điều đó vì đất toàn kim cương, làm sao đến lượt trường bóng đá trẻ!Một đồng nghiệp của tôi có cậu con trai mê đá bóng, thường chơi ở một sân phong trào ở quận Bình Thạnh. Cách đây vài hôm, chàng trai trẻ xách giày đi rồi về, buồn bã nói: "Người ta rào sân banh lại để xây cao ốc rồi…".■ Tags: Thể thaoSân bóngCao ốcĐất cho thể thaoLò bóng đá
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Nếu sáp nhập, giao thông kết nối tỉnh Bình Thuận với Lâm Đồng ra sao? ĐỨC TRONG 31/03/2025 Lâm Đồng nằm sâu trong nội địa, Bình Thuận giáp ranh và có 192km bờ biển. Giao thông kết nối hai tỉnh hiện ra sao?
Chủ tịch Quốc hội thông tin dự kiến kỳ họp Quốc hội thứ 9 xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh THÀNH CHUNG 31/03/2025 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 9 sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Bắt ông trùm 'Tuấn chợ Gốc' cầm đầu đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc hơn 2.500 tỉ TIẾN NGUYỄN 31/03/2025 Đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỉ do trùm "Tuấn chợ Gốc" cầm đầu, dưới vỏ bọc doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực vừa bị Công an tỉnh Thái Bình lập chuyên án triệt xóa.
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất khiến gần 300.000 người chết, thiệt hại 1.800 tỉ USD TÂM DƯƠNG 31/03/2025 Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, mới đây Nhật Bản thông báo ước tính 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.