TTCT - Giới khoa học quốc tế kinh ngạc và lo ngại về một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc (TQ) trong việc tạo ra một chủng virút mới từ hai virút cúm gia cầm H5N1 và H1N1. Nghiên cứu này là một trường hợp tiêu biểu về một nền khoa học lệch định hướng đạo đức. Phóng to Bà Trần Hóa Lan - Ảnh: National Avian Influenza Reference Laboratory, Harbin Tuần vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu thú y quốc gia China tuyên bố họ đã thành công trong việc tạo ra một chủng virút mới bằng cách phối sinh hai virút H5N1 và H1N1. Tại sao họ tạo ra một chủng virút mới? Giáo sư Trần Hóa Lan, chủ trì công trình nghiên cứu, giải thích nhóm nghiên cứu muốn hiểu biết thêm về hai loại virút H5N1 và H1N1, qua đó phát triển văcxin phòng chống cúm gia cầm. Nhưng vấn đề khó hiểu là thế nào là "hiểu biết thêm" bằng cách tạo ra một chủng virút mới. Thật ra giới khoa học quốc tế nghi ngờ mục tiêu cũng như lời giải thích của nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu thiếu suy nghĩ chín chắn Công trình tạo ra chủng virút mới của TQ có thể đó là một thành tựu về kỹ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì nhưng thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch. Trước hết, cần phải đặt vấn đề trong bối cảnh chung và vài dòng về virút cúm gia cầm. Các virút cúm được chia thành ba nhóm chính: A, B và C. Các virút thuộc nhóm B và C thường tìm thấy ở người nhưng chúng không có tác hại lớn. Ngoại trừ gây ra vài rối loạn cấp tính đường hô hấp, chúng không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nhưng các virút thuộc nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột biến nhanh chóng thành những virút mà hệ thống miễn nhiễm của con người không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng). Virút cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có chín chi với mã danh N1 đến N9. Virút H1N1 và H5N1 là một trong những chi virút này. Virút thuộc chi H1, H2 và H3 đã được biết có lan truyền trong con người từ 100 năm qua. Chẳng hạn như virút H1N1 không phải là virút mới vì chúng có mặt trong heo từ rất lâu trên khắp thế giới. Nhưng virút H5 thì vẫn còn là một "kẻ thù" xa lạ đối với hệ thống miễn nhiễm của con người. Virút H5N1 và H1N1 hiện đang được thế giới quan tâm vì khả năng gây đại dịch của chúng. Cách đây gần 10 năm (2004), một đợt dịch cúm H5N1 làm hoang mang thế giới vì người ta nghĩ nó có thể trở thành đại dịch (nhưng điều đó không xảy ra). Tuy nhiên, virút H5N1 có thể biến hóa thành virút khác cùng nhóm, nhưng khả năng biến hóa đó chúng ta vẫn chưa biết ra sao. Virút H1N1 là nguyên nhân gây ra nạn đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918, giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng một năm. Năm 2009, dịch cúm H1N1 (còn gọi là cúm heo vì virút này lan truyền trong heo) xuất hiện và trong vòng không đầy ba tháng, cúm này đã lan sang 74 nước trên thế giới với hơn 30.000 ca bệnh và 200 ca tử vong. Do đó, có thể nói rằng thế giới chúng ta vẫn sống trong tình trạng bất an vì những virút nguy hiểm này vẫn có thể gây ra dịch bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Vì thế, việc sản sinh một chủng virút mới từ hai virút có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu. Thật ra các nhà khoa học TQ không phải là nhóm đầu tiên nghĩ ra nghiên cứu này. Một nhóm nghiên cứu Hà Lan cũng từng làm thí nghiệm (và đã công bố) trên virút H5N1, nhưng họ dừng lại không làm phối sinh với H1N1 vì chưa đảm bảo an toàn. Giáo sư Simon Wain-Hobson cho rằng thành tựu của nhóm nghiên cứu TQ có thể đáng khen về mặt kỹ thuật, nhưng ông cho rằng họ chưa suy nghĩ chín chắn việc họ làm. Ngay sau khi bài báo khoa học được công bố, các nhà vi sinh học danh tiếng trên thế giới đã lên án việc làm này của nhóm nghiên cứu TQ. Cựu chủ tịch Viện Hàn lâm Anh (Lord May of Oxford) cho rằng công trình nghiên cứu của TQ chẳng giúp chúng ta hiểu biết thêm về virút cúm gia cầm và chẳng giúp ích gì trong việc phòng chống virút nguy hiểm này. Chẳng những không giúp ích gì, các nhà khoa học còn cảnh báo nếu chủng virút mới mà họ tạo ra trong phòng thí nghiệm bị "tháo" ra ngoài thì một đại dịch mới sẽ xảy ra và trở thành một đại họa cho thế giới. Có nhà khoa học ước tính nếu tỉ lệ tử vong dao động 0,1-20%, và nếu một đại dịch xảy ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu người. Richard Ebright, nhà vi sinh học danh tiếng của Mỹ, không đánh giá cao công trình của TQ. Ông cho rằng công trình này chẳng có thông tin gì mới để đặt thế giới vào một sự hiểm nguy như thế. Phóng to Trung Quốc đang đối phó với cúm H7N9 - Ảnh: STR/AFP/Getty Images Một nền khoa học thiếu đạo đức Thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều hành động mang tính vô trách nhiệm của TQ. Không nói đến những động thái quân sự hung hãn nhằm gây hấn với các nước láng giềng, TQ còn tung ra thị trường thế giới nhiều sản phẩm độc hại. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) từng chỉ ra rằng các hàng thủy sản từ TQ thường bị nhiễm nhiều loại hóa chất gây nguy hại sức khỏe, kể cả gây ung thư, cho người tiêu dùng về lâu dài như kháng sinh nitrofuran, chất malachite xanh, thuốc nhuộm và kháng sinh fluoroquinolones. Rau quả được tẩm hóa chất, dùng hóa chất ướp thi thể để làm tươi hoa quả, gạo được chế biến từ cao su, thịt chuột "hô biến" thành thịt cừu... Danh sách những hàng hóa độc hại từ TQ có lẽ chưa chấm dứt. Người ta có lý do để dè dặt hơn với những sản phẩm và hàng hóa của TQ. Cách đây vài năm, một cuốn sách có tựa đề Chết dưới tay TQ (Death by China) của giáo sư Peter Navarro và Greg Autry (Mỹ) gây chấn động thế giới. Hai tác giả đã chỉ ra hàng loạt sản phẩm nguy hiểm do TQ sản xuất và bán ra thị trường thế giới. Từ đồ chơi cho trẻ em, vòng tay, dây chuyền, dược phẩm giả tạo, thuốc nhái, điện thoại bốc cháy, trái cây hàm chứa vi khuẩn nguy hiểm... tất cả trở thành những công cụ giết người một cách chậm chạp. Một chuyên gia bình luận thời sự nhận xét rằng hiện TQ đang đầu độc thế giới bằng những sản phẩm độc hại và gây ô nhiễm. Đó là sản phẩm của một nền kinh doanh vô đạo đức, khi một số không nhỏ doanh nhân TQ muốn giàu lên nhanh chóng đã làm bất cứ việc gì, bất chấp các quy ước đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh. Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm. Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội. Công trình tạo ra chủng virút mới của TQ có thể đó là một thành tựu về kỹ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch. Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt câu hỏi về đạo đức của các công trình nghiên cứu khoa học từ TQ. Không ít công trình nghiên cứu này không được các tập san khoa học quốc tế công bố vì có vấn đề về y đức. Trong quá khứ đã có những nghiên cứu y khoa vi phạm y đức nghiêm trọng và bị rút lại, không cho công bố trên các tập san khoa học quốc tế. Năm 2009, một nhóm nhà khoa học TQ giải mã gen trái dưa leo, một năm sau họ có dự án giải mã gen liên quan đến trí thông minh. Những dự án về ứng dụng tế bào gốc để điều trị chấn thương, dị tật bẩm sinh, bệnh mãn tính... đều bị giới khoa học quốc tế nghi ngờ vì vấn đề y đức. TQ còn là nơi sản sinh rất nhiều "phát minh" chẳng khác gì kiểu Sơn Đông mãi võ làm trò cười cho ngay cả người dân TQ. Tags: Trung QuốcNguyễn Văn TuấnCúm gia cầmH7N9H1N1H5N1
Tin tức thế giới 25-11: Ukraine trưng bày mảnh vỡ tên lửa Oreshnik, tin thế giới có cách đánh chặn BÌNH AN 25/11/2024 Israel và Hezbollah giao tranh dữ dội bất chấp EU kêu gọi ngừng bắn; Cái chết bí ẩn của giáo sĩ Israel nghi do bài Do Thái.
Tin tức sáng 25-11: Quốc hội xem xét 'siết' quảng cáo của nghệ sĩ, KOL TUỔI TRẺ ONLINE 25/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét 'siết' quảng cáo của nghệ sĩ, KOL; Vé xe Tết về miền Tây tăng không quá 40%; Lãi suất liên ngân hàng đạt đỉnh 19 tháng...
Cho con 'du học tại chỗ' ở 'trường Mỹ', không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh Đoàn Nhạn 25/11/2024 Phụ huynh chi trăm triệu cho con học 'trường Mỹ' theo hình thức 'du học tại chỗ', không ngờ 'trường' chỉ là trung tâm tiếng Anh.
Cận cảnh mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm Oreshnik THANH BÌNH 25/11/2024 Cơ quan An ninh Ukraine đã cho các nhà báo thấy những mảnh kim loại được cho là của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik.