TTCT - Cùng với việc mở rộng quan hệ đối ngoại, các ưu tiên mua sắm quốc phòng cũng thay đổi theo. Ảnh: Popular MechanicsCó thể xem Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 như biểu tượng của "cánh cổng" mở ra với những dòng vũ khí nhiều xuất xứ khác nhau. Trưng bày tại triển lãm có từ máy bay huấn luyện L39 thế hệ mới của CH Czech tới máy bay huấn luyện T-6C Texan II của Textron Aviation, chiến đấu cơ F-16V và vận tải cơ C-130J của các tập đoàn General Dynamics và Lockheed Martin (đều của Mỹ), hay máy bay huấn luyện T-50 (Hàn Quốc). Những chiếc T-6 Texan đầu tiên sẽ được giao vào cuối năm nay, còn F-16V hay C-130J thì cần chờ thêm, nhất là sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa rồi để nâng cấp quan hệ.Kiên nhẫn mới thànhHai bên đã phải kiên nhẫn để có bước "lên tầm" thật sự: trải qua 12 cuộc Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng thảo luận về hợp tác an ninh song phương; các chủ đề thảo luận gồm di sản chiến tranh, hợp tác an ninh (các vấn đề khu vực, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo), hoạt động gìn giữ hòa bình và các sáng kiến an ninh khác (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 11-9).Thành ra, dù việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam đã khởi sự từ thời tổng thống Barack Obama vào năm 2006, song tới 2021 mới có đơn hàng đầu tiên đặt mua 12 máy bay huấn luyện T-6 Texan II. Có thể tạm hiểu các máy bay này còn thuộc giai đoạn quan hệ Đối tác toàn diện. Các mẫu F-16V, C-130J, hay gì khác nữa, thì phải đợi quan hệ nâng cấp, như có thể hiểu qua phát biểu của thiếu tướng Jered Helwig, chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Duy trì chiến trường số 8 của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, với Hãng tin CNA (Singapore): "Chúng tôi mong muốn tiếp tục những gì đã làm và sẵn sàng mở rộng ở bất kỳ tốc độ nào mà Việt Nam mong muốn".Các máy bay T-6C Texan và L39 là bước đầu chuẩn bị cho các phi công trước khi bước vô buồng lái các chiếc F-16 cùng hệ. "Việt Nam đặt mua T-6C Texan II vào năm 2021 để thay thế máy bay huấn luyện sơ cấp Yakovlev Yak-52 cũ. Texan II là máy bay có khả năng tốt hơn, có thể chuẩn bị cho phi công từ những thử nghiệm ban đầu đến đào tạo vận hành nâng cao", Phó chủ tịch Textron Aviation Tom Webster nói với Asian Defense Journal tại triển lãm năm ngoái ở Hà Nội.Vũ khí mới và cách sử dụng mớiBên cạnh vũ khí truyền thống, còn những thiết bị như LRAD ("Long Range Acoustic Device": "Thiết bị âm thanh tầm xa") mà hãng Genasys vào đầu tháng 9 loan báo đã ký hợp đồng cung cấp các hệ thống LRAD-500X-RE và 1000XI cho Việt Nam. Tuy trị giá hợp đồng chỉ là 1,9 triệu USD, song ý nghĩa rất lớn. Đây không phải vũ khí sát thương như đại bác, thủy lôi, thậm chí súng AK, mà trong các cuộc chạm trán có tính dân sự trên biển được xem là "cấm kỵ" - không sử dụng võ lực chống thường dân - mà là thiết bị hết sức dân sự, tạo ra áp suất âm thanh lên tới 162db. Để dễ hình dung, âm thanh của còi báo cháy là 80-90db. Tần số dao động âm thanh của hệ thống LRAD vào khoảng 2.100-3.100 Hz, có thể tác động lên hệ thần kinh con người, gây choáng và đau đớn. Với bán kính tác động 100-300m và âm thanh có thể nghe thấy ở khoảng cách 9km, LRAD đủ sức đuổi các tàu cá hoặc bán quân sự "bất hảo" đi chỗ khác mà không gây sát thương.Bên cạnh đó còn khả năng trang bị khí tài phương Tây cho chính các vũ khí Nga, tỉ như các chiếc Su-27 hay Su-30. Từ cuộc chiến Ukraine, khả năng gắn tên lửa Storm Shadow (Anh - Pháp) lên máy bay cũ của Ukraine cho thấy là có thể. Su-24 và Su-27 có thể trang bị Storm Shadowow, do hai chiếc Sukhoi này có thể mang trọng tải lên tới 1.500kg. Dù cảm biến và hệ thống điện tử của Su-24 và Su-27 không cùng hệ với Storm Shadow, tên lửa này từng được tích hợp thành công qua "phương án B" - kết hợp từ dưới đất. Storm Shadow cho phép lập trình trên mặt đất và chỉ định mục tiêu trước khi máy bay cất cánh. Điều này đồng nghĩa máy bay đơn giản là phương tiện vận chuyển, sau khi phóng tên lửa là hết nhiệm vụ. Máy bay không điều khiển, thay đổi quỹ đạo hay thời điểm nổ của tên lửa (Bulgarian Military 12-5). Mới đây, trong cuộc không kích cảng Sevastopol, các tên lửa này đã được phóng đi từ khoảng cách 150km. Một số bị bắn hạ, song số còn lại cũng đã xuyên thủng lớp tên lửa S-400 bảo vệ cảng của Nga.■ F-16 Fighting Falcon (Chim Cắt) do General Dynamics và Lockheed Martin sản xuất, được đánh giá là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công đặc biệt trên thị trường xuất khẩu nhờ tính linh hoạt, thực hiện được đủ mọi nhiệm vụ, từ không chiến, trinh sát, đến không kích yểm trợ, và giá thành không quá cao. Ban đầu, F-16 được thai nghén là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Sau đó nó được thiết kế để bổ trợ cho dòng máy bay chuyên không chiến F-15 Eagle. Tuy F-16 nhẹ hơn và được đánh giá là không chiến kém hơn F-15 Eagle, nhưng bù lại rẻ hơn cả trong sản xuất lẫn bảo trì nhờ thiết kế một động cơ. Các phiên bản đầu tiên là F-16A (một chỗ ngồi) và F-16B (hai chỗ ngồi), bay chuyến thứ nhất năm 1974. Hơn 4.400 máy bay loại này đã được chế tạo và các phiên bản cải tiến vẫn tiếp tục xuất hiện, đang được 25 lực lượng không quân vận hành. F-16 rất phổ biến ở Đông Nam Á: 62 chiếc F-16C/D trong không quân Singapore, 54 chiếc F-16A/B ở Thái Lan, 33 chiếc F-16 tại Indonesia, 150 chiếc F-16A/B ở Đài Loan (Trung Quốc)... Tags: Triển lãm quốc phòngMáy bay huấn luyệnChiến đấu cơGìn giữ hòa bìnhVận tải cơThế hệ mớiCấm vận vũ khíMáy bay F16F16Máy bay chiến đấu
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ “lăn bánh” chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".