TTCT - Hiện nay các nhà trường có chủ trương không cho học sinh mượn sách vào dịp hè, trong khi đây chính là dịp các em có thời gian đọc. Cần xem lại việc này để khuyến khích sở thích đọc sách. Phóng to Khuyến khích các em đọc sách, người lớn cần chủ động đưa ra những định hướng nhưng không gò ép - Ảnh: H.T.V. Có thể nói rằng thư viện nhà trường là nơi cung cấp đa dạng các loại sách từ sách giáo khoa, sách tham khảo học tập và các loại sách tham khảo khác như truyện, nghiên cứu lịch sử, văn hóa... Do đó nếu có thời gian đọc các loại sách này sẽ góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh. Sau khi bế giảng năm học, các công tác, hoạt động của nhà trường gần như được kết thúc, trong đó có cả công tác thư viện. Đến thời điểm hè các thư viện sẽ thu hồi sách mượn của giáo viên và học sinh, thực hiện kiểm kê số lượng các bản sách và niêm phong. Trong năm học đa số các em đều rất bận rộn với việc học trên lớp, học ở nhà, kể cả đi học thêm, nên thời gian dành cho việc đọc sách, đặc biệt là các sách tham khảo không được bao nhiêu. Mà những loại sách tham khảo này số trang cũng nhiều nên đòi hỏi phải có thời gian dài mới đọc hết được, chính vì vậy mùa hè là thời điểm thích hợp nhất đối với học sinh. Sân chơi của học sinh hiện nay vẫn còn thiếu, do đó chỉ cần một tuần thư viện của nhà trường mở cửa một lần cho học sinh mượn sách trong dịp hè sẽ góp phần hướng các em đến một kỳ nghỉ hè bổ ích. Các em sẽ có được cơ hội ôn tập, nâng cao, mở rộng không chỉ kiến thức trong sách giáo khoa mà còn ở các lĩnh vực khác. Đồng thời, hoạt động này giúp học sinh tránh xa các trò chơi, tệ nạn xã hội không lành mạnh khác. Tinh thần hay vật chất? Trong thời bao cấp nhiều khó khăn, quan điểm về việc thưởng cho các em học sinh giỏi cuối năm chỉ thuần ý nghĩa tinh thần. Tờ giấy khen mà giờ tôi còn giữ được rất lem nhem. Phần thưởng chỉ là mấy cuốn tập đen nhẻm. Khi kinh tế, đời sống xã hội phát triển hơn, nhất là khi phong trào xã hội hóa giáo dục bắt đầu, việc thưởng cho học sinh giỏi vào cuối mỗi học kỳ ở các trường trở nên rầm rộ theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Và sau một thời gian “thuần tinh thần”, giờ ta lại chuyển sang “cực đối kháng”, chú trọng về vật chất, coi phần thưởng lớn như một thứ “đòn bẩy” kích thích sự phấn đấu học tập của học sinh. Trong cái “đòn - bẩy - phần - thưởng” ấy không hề có bóng dáng của sách. Có trường thưởng cho học sinh mình những chồng tập cao ngất ngưởng, bìa tập in… logo của trường, hoặc là một cái cặp to đùng, đương nhiên cũng in logo trường, để học sinh mang sau lưng. Sau tập, sau cặp, người ta “thực tế” hơn bằng cách... thưởng tiền. Phần thưởng thu hẹp lại chỉ là cuốn sổ tay nào đó không quan trọng, quan trọng là cái phong bì được nhét bên trong dày hay mỏng, nhiều hay ít. Đôi khi đó còn là niềm tự hào của những người quản lý chứng minh được khả năng “vận động ngoại giao” của mình với mạnh thường quân. Trường nào “trí thức” hơn một chút thì chuyển đổi phần tiền thưởng quá “lộ liễu vật chất” sang cách mua sách giáo khoa, mua dụng cụ học tập để thưởng. Nói chung, trong nhu cầu đóng gói phần thưởng cuối năm, ít trường thực hiện việc thưởng sách văn học cho các em như trước đây chúng tôi được hưởng với những bộ sách hồng như Cái ấm đất, Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký...; sách dạy làm người hay những cuốn truyện hoa niên trong trẻo. Cha mẹ chúng tôi ngày trước cũng có thói quen thưởng cho con cái học giỏi những bộ sách thiếu nhi mà chúng tôi thích mê. Vì sao bây giờ hình thức thưởng như trên không còn được thực hiện? Đi một vòng hội sách các năm mới nhận ra quầy đông khách nhất là quầy... truyện tranh. Chị bạn tôi mở một cửa hàng cho thuê truyện thì những truyện đắt khách nhất vẫn là Đôrêmon, Subasa, Thám tử Conan, truyện tranh Nhật Bản... Văn hóa đọc bây giờ ở thanh thiếu niên dường như đã bị “nhiễm mặn” bởi một thực tế đời sống cần “nhanh, gọn, sạch”. Có lẽ vì thực tế đó cộng với tư duy “làm chuyện thiết thực” ở các nhà quản lý, tác động của phụ huynh, và ở một vài nơi còn có cả sự can thiệp của những mạnh thường quân hỗ trợ phần thưởng cuối năm cho nhà trường nên việc tặng sách văn học trong phần thưởng hầu như không được thực hiện. Đó là chưa kể chỉ mới nhập học chừng hai tháng, các công ty sản xuất giấy tập, cặp táp, balô, các công ty văn hóa phẩm đã tung nhân viên đi chào mời việc đóng gói phần thưởng với những hứa hẹn khuyến mãi rất hấp dẫn. Trong khi chưa một đơn vị phát hành sách nào đưa người đi thực hiện công việc chào hàng như thế. Tags: Sách giáo khoaSáchPhản hồiKiến thứcSách tham khảoMượn sách
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.