TTCT - Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Trung, chưa một lần lên Tây Bắc. Chỉ tới năm 2009, tôi mới đến Sa Pa. Đó là một chuyến đi khó quên. Tới nơi buổi sáng, tôi làm quen được một anh xe ôm ở quán cà phê trên phố và ngay sau đó, tôi thuê anh chở lên thăm bản Tả Phìn trong làn mưa bụi giăng giăng. Chúng tôi vừa đi vừa nói đủ thứ chuyện. Anh cho biết mình quê ở Hà Nam, đưa vợ con lên đây lập nghiệp đã mấy năm. Theo thỏa thuận, khoảng 14g anh xe ôm sẽ đưa tôi đi thăm bản Cát Cát và thung lũng Mường Hoa. Rời khách sạn, tôi hí hửng lên đường. Ai dè, chưa qua hết vòng cua của khu trung tâm phố Sa Pa thì tôi bị một phụ nữ Mông chạy xe nhanh không thắng kịp đâm phải. Tôi ngã nhào trên đường, vết thương nơi bàn chân phải của tôi chưa lành hẳn do bị tai nạn trước khi ra Bắc, giờ bị ngay cú này toét ra càng nặng thêm, máu me đầm đìa. Ngay tức thì, tôi được anh xe ôm và mấy thanh niên đứng gần đó đỡ dậy và bế thốc lên yên sau đi liền tới trạm xá gần đó. Tới được nơi này thì thấy đóng cửa và vội vội vàng vàng, anh xe ôm bảo tôi ráng chịu đau, ôm chặt lấy anh để anh chở thẳng vào bệnh viện thành phố. Không hiểu sao phòng cấp cứu của Bệnh viện Sa Pa lại không ở tầng trệt! Sau khi đỡ tôi ngồi bệt ngay trên hè để hỏi thăm, trở ra, anh xe ôm cho biết phòng cấp cứu ở tít trên lầu. Vừa báo tin cho tôi là lập tức anh khom lưng bảo: “Thôi, bác gắng tí! Để em cõng bác lên nhé!”. Tôi chẳng còn cách nào khác là để anh ấy đưa lên phòng cấp cứu bằng cách cõng. Mà trời ơi, cái tầng lầu sao cao quá! Anh xe ôm vừa cõng tôi vừa thở hổn hển. Từng bậc cầu thang đổ mồ hôi của anh và cũng nhỏ bao giọt máu từ vết thương của tôi. Tội anh ấy quá! Tôi thì to cao thế này còn anh mới gầy còm chứ! Cũng một cách thức thế anh ấy lại vất vả trầy trật cõng tôi xuống sau khi tôi đã được chích thuốc và băng bó. Mà đã hết cái cực nhọc của anh đâu! Vì anh còn phải lao ra phố mua thuốc cho tôi rồi quay lại khách sạn, lên phòng thu vén hành lý giúp tôi và quáng quàng chạy đi đổi vé tàu cho tôi về lại Hà Nội. Anh lại liên hệ với một ôtô quen rồi cõng tôi đặt lên ghế bên cạnh tài xế, dặn dò mãi việc giúp tôi khi xe về lại Lào Cai để lên tàu. Khi tôi xin được gửi anh chút tiền công, anh cứ ấp úng: “Thôi! Bác cho em bao nhiêu cũng được mà”. Tôi xúc động đến nghẹn lời khi nói tiếng cảm ơn và giúi vội vào tay anh mấy tờ giấy bạc. Thật là một chuyến đi nhớ đời vì chỉ được biết Sa Pa có mấy tiếng đồng hồ. Bởi tôi lên hồi sáng sớm, chiều đã về. Ăn đồ nướng ở chợ đêm cũng chưa, một đêm lạnh co ro trên những con dốc cũng chưa, rượu cũng chẳng kịp đi mua để mà xách về. Nhưng lòng tôi sau khi rời phố núi ấy cứ nồng ấm mãi. Ấm nồng tình cảm anh, một người xa lạ gặp gỡ tình cờ. Thương quá dáng vóc anh nhỏ thó khó nhọc khi cõng tôi qua từng bậc thang một để lên phòng cấp cứu... Tags: Sa PaCâu chuyện cuộc sốngBậc thangPhòng cấp cứu
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ? DUY LINH 03/07/2025 Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.
Người dân phản ánh nộp tiền sử dụng đất cao, Cục Quản lý đất đai nói gì? QUANG THẾ 03/07/2025 Lãnh đạo Cục Quản lý đất đai cho biết việc thu tiền chuyển quyền sử dụng đất đang áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có trao đổi với Bộ Tài chính về giá đất.
Sốc: Ngôi sao Diogo Jota qua đời vì tai nạn giao thông HOÀI DƯ 03/07/2025 Chiều 3-7, làng thể thao thế giới rúng động trước thông tin ngôi sao đang khoác áo Liverpool Diogo Jota qua đời ở tuổi 28 vì tai nạn giao thông, bỏ lại vợ và 3 con nhỏ.
Thứ trưởng Bộ Công an: Không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ đã có dữ liệu NGUYỄN HOÀNG 03/07/2025 Kiểm tra công tác đảm bảo dịch vụ công tại Khánh Hòa, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long lưu ý các đơn vị liên quan không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ đã có dữ liệu.