TTCT - Hiểu để dạy thay vì dọa con. Cụm từ “giáo dục giới tính” cũng nên điều chỉnh lại. Giáo dục là sự áp đặt. Nhưng trong chuyện giới tính, trẻ cần được thấu hiểu và chia sẻ. Tranh minh họa Sự phát triển của mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác nhau, tâm sinh lý của mỗi trẻ cũng khác nhau... chỉ có bố mẹ mới theo sát được lộ trình phát triển của con mà có chiến lược nói chuyện giới tính phù hợp. Hiện nay chúng ta đã quan tâm nhiều đến vấn đề giới tính, tuy nhiên không phải ai cũng nói chuyện với con dễ dàng trong sinh hoạt hằng ngày, huống chi là nói về một vấn đề nhạy cảm và có khi làm bố mẹ ngượng ngùng, khó diễn đạt. Ngay trong cụm từ “giáo dục giới tính” cũng nên điều chỉnh lại. Giáo dục là sự áp đặt. Nhưng trong chuyện giới tính, trẻ cần được thấu hiểu và chia sẻ. Trong cuốn sách gần đây tôi vừa xuất bản (Nói chuyện giới tính với con không khó) có bàn về nhiều mẫu hình, mẩu chuyện và cách tiếp cận vấn đề với con sao cho nhẹ nhàng, gần gũi. Trước đó, tôi có làm một khảo sát nhỏ với các bạn ở cấp trung - tiểu học rằng có cần nói chuyện giới tính không, tất cả các bạn đều cho rằng rất cần. Nhưng khi hỏi nói chuyện này với ai, hầu hết các bạn nhỏ chọn nói với bạn bè dù biết rằng nói với bạn là không an toàn về mặt bảo mật và chia sẻ kinh nghiệm, nhưng không dám nói với ai. Từ đó chúng ta thấy bố mẹ phải là kênh chính để các con chia sẻ lại không được chọn vì có rào cản quá lớn. Chúng ta không phân tích rào cản đến từ đâu, mà cần chú ý làm thế nào để có thể nói chuyện cùng con. Và sự nhầm lẫn giữa dạy và dọa của bố mẹ cũng chính là nguyên nhân gây nên nỗi sợ hãi xen lẫn sự tò mò của lứa tuổi đang phát triển thay vì trẻ phải được trang bị kiến thức, đôi khi để lại hậu quả cho con. Một bé gái mới học lớp 4 ngày càng xa lánh mọi người, đặc biệt là người khác giới. Bởi từ nhỏ cô bé đã bị dọa dẫm nhiều tới mức tiêm vào suy nghĩ của mình rằng tất cả đàn ông đều xấu xa, đều có nguy cơ gây xâm hại mình, sẽ bị cạo đầu bôi vôi hay bị xã hội khinh miệt, xa lánh... Khi phụ huynh nói quá nhiều về các rủi ro sẽ làm các con ám ảnh, sợ hãi... Còn dạy là nói về kiến thức để con hiểu những dấu hiệu nào có nguy cơ xâm hại và nhận diện vấn đề, nếu các dấu hiệu xâm hại rõ ràng cần nói với ai để đưa ra cách giải quyết, cho con cảm giác an tâm và tự tin khi xảy ra chuyện. (Diệu Nguyễn ghi) Tags: Cha mẹGiáo dục giới tínhDạy conKỹ năng làm cha mẹCha mẹ và con cáiNuôi dạy conCách dạy conDạy con trẻCách nuôi dạy conCách dạy con cáiThạc sĩ tâm lý Võ Thị Minh HuệNói chuyện giới tính với con không khó
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi HOÀNG HƯƠNG 10/07/2025 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứu phương án không cho học sinh sử dụng điện thoại, trừ một số trường hợp.
Bán hàng hiệu online doanh thu 'khủng' 834 tỉ đồng, bị tạm giữ vì trốn thuế 12,5 tỉ DANH TRỌNG 10/07/2025 Nguyễn Thị Thu Hường bán hàng hiệu online doanh thu hơn 834 tỉ đồng nhưng trốn thuế 12,5 tỉ đồng nên bị cảnh sát tạm giữ để điều tra.
Danh sách 6 tân phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam THÀNH CHUNG 10/07/2025 Bà Hà Thị Nga, ông Bùi Quang Huy và 4 chủ tịch các tổ chức chính trị - xã hội được hiệp thương cử làm phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi' NHƯ BÌNH 10/07/2025 "Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...