TTCT - Sau gần 2 năm chống dịch COVID-19, thế giới đã rút ra bài học: hành động sớm là hành động khôn. Với một “biến thể đáng lo ngại” mới của virus SARS-CoV-2 vừa được WHO đặt tên, nhiều nước lập tức ra lệnh cấm đi lại, trong khi giới khoa học và các hãng dược khẩn trương giải nhiều bài toán: hiệu quả phòng vệ của các vaccine hiện hữu đến đâu, có cần vaccine mới không, và nếu vậy thì khi nào. Hàng người xếp hàng tại quầy làm thủ tục bay ở sân bay quốc tế OR Tambo (Johannesburg) để rời khỏi Nam Phi ngày 27-11-2021, sau khi có thông tin về biến thể Omicron Ảnh: AFPSau khi WHO được báo cáo về biến thể B.1.1.529 vào ngày 24-11, khoảng 48 giờ sau, nó được đặt tên là Omicron và xếp vào nhóm các biến thể đáng lo ngại. Nhiều quốc gia trên thế giới nhanh chóng ra quy định cấm người từ các nước khu vực nam châu Phi nhập cảnh. Các công ty AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson… đều cho biết sẽ bắt đầu đánh giá hiệu quả của vaccine COVID-19 với biến thể Omicron.Những phản ứng gần như lập tức này là kết quả của bài học đau thương: cách làm đúng khuôn mẫu - chờ khi có đủ dữ liệu mới ra quyết định - như trước đã nhiều lần đặt các nước vào thế bị động, khi phản ứng thì dịch đã lây quá nhiều.Những nỗi loBiến thể mới đã kịp có mặt ở Hong Kong, Anh, Đức, Bỉ, Israel… Chưa biết các nước có tiếp tục chặn người đến các quốc gia mà biến thể Omicron đã lan đến, lặp lại cảnh ồ ạt đóng của biên giới hồi tháng 3-2020 hay không, song điều rõ ràng nhất hiện tại là có nhiều lý do để các chuyên gia y tế dè chừng Omicron.Đầu tiên là biến thể này có chứa các đột biến đã được ghi nhận là có khả năng lây lan dễ dàng hơn có mặt trong các biến thể trước, trong đó có Delta - biến thể chiếm đại đa số trên thế giới hiện nay. Trong một loạt bài đăng trên Twitter ngày 26-11, tiến sĩ Eric Feigl-Ding, chuyên gia về dịch tễ và là thành viên cấp cao của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), cho biết biến thể Omicron có khả lây lan gấp 500% so với biến thể Delta. Với khả năng này, Omicron có khả năng thay thế Delta chỉ trong vài tháng. Nó cũng có thể làm xuất hiện các đợt bùng phát dịch lớn nhanh và khó kiểm soát hơn so với biến thể Delta.Một nỗi lo khác nữa là các vaccine phòng COVID-19 hiện nay có thể kém hiệu quả hơn với Omicron. Trong trường hợp biến thể có khả năng trốn phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra, các loại vaccine hiện nay sẽ cần được thiết kế lại. Các nhà phát triển vaccine COVID-19 không phủ nhận khả năng này.Theo Reuters, Công ty Pfizer-BioNTech cho biết đã lập tức bắt đầu tìm hiểu về biến thể Omicron và hy vọng trong tối đa 2 tuần họ có thể kết luận liệu vaccine của công ty có hiệu quả với biến thể này hay không. Trong khi đó, Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cho biết Omicron có thể giảm hiệu quả bảo vệ của các vaccine hiện tại và phải đến đầu năm 2022 mới có vaccine chống lại biến thể mới này. Trước mắt, hãng đang nghiên cứu phát triển một mũi vaccine COVID-19 tăng cường tập trung vào biến thể mới.Công ty Johnson & Johnson xác nhận đang theo dõi sát biến thể Omicron và kiểm tra hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 của công ty với biến thể này, còn AstraZeneca cũng đang nghiên cứu về Omicron để hiểu về tác động của nó lên vaccine của hãng. Nghiên của AstraZeneca đang tiến hành ở Botswana và Eswatini, các dữ liệu về hiệu quả của vaccinevới biến thể Omicron sẽ từ thực tế ngay tại châu Phi.Dù hiện tại chưa có nhiều thông tin về biến thể Omicron, các nhà khoa học cũng đã lên tiếng về khả năng cần một loại vaccine COVID-19 mới. “Tôi cho rằng sẽ sớm thôi, [thế giới] cần xem xét dành một phần năng lực sản xuất vaccine công nghệ mRNA để sản xuất vaccine đặc trị biến thể Omicron”- ông Theo Sanderson, một chuyên gia của Viện nghiên cứu y sinh Francis Crick (Anh) nhận định. Biểu đồ cho thấy biến thể Omicron (đường màu đỏ) có tốc độ lây lan nhanh hơn hẳn biến thể đang thống trị - Delta (đường màu xanh dương) – Biểu đồ: Tiến sĩ Eric Feigl-DingCó dễ “điều chỉnh” vaccine?Nếu các bằng chứng cho thấy biến thể Omicron có khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch trúng đích do vccine tạo ra, sẽ mất bao lâu để thế giới có loại vaccine mới kiểm soát biến thể này? Pfizer-BioNTech cho biết công ty có thể thiết kế lại vccine hiện có trong vòng 6 tuần và giao các lô đầu tiên trong 100 ngày. Nhưng liệu mọi thứ có suôn sẻ như thế?Giáo sư John Bell, chủ nhiệm Trường y tại Đại học Oxford, cho biết về lý thuyết, thời gian tạo ra vaccine công nghệ mRNA như Pfizer và Moderna nhanh hơn các loại vaccine khác. Cụ thể, việc điều chỉnh vaccine COVID-19 công nghệ mRNA mới cần khoảng 3-4 tháng. Thậm chí việc thay đổi các mã tổng hợp có tác dụng ngăn chặn virus bám vào tế bào người có thể thực hiện trong vài ngày trong phòng thí nghiệm đủ chuẩn, nếu biến thể Omicron có điểm yếu rõ ràng. Với vaccine công nghệ vector adenovirus như của AstraZeneca, thời gian cải tiến vaccine sẽ mất khoảng 6 tháng.Tuy nhiên, khung thời gian trên không bao gồm thời gian dành cho các thủ tục phê duyệt, mở rộng sản xuất và phân phối vaccine. Theo báo Telegraph của Anh, các quy định về pháp lý liên quan đến cấp phép vaccine có thể làm chậm quá trình cung ứng vaccine trên thực tế. Trừ khi chỉ có vài chỉnh sửa nhỏ, cơ quan quản lý và người dân sẽ yêu cầu vaccine phải thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo an toàn.Thực tế cho thấy nhiều trường hợp thử nghiệm lâm sàng chưa xong thì biến thể mới đã xuất hiện. Chẳng hạn, Pfizer-BioNTech đã cải tiến vaccine của công ty để chúng hiệu quả hơn với biến thể Alpha và Delta, nhưng các thử nghiệm với loại vaccine cải tiến này cũng chưa hoàn thành.Trong khi đó, với biến thể Beta lần đầu xuất hiện ở Nam Phi đầu năm nay, Công ty AstraZeneca đã khởi động thử nghiệm vaccine chống lại Beta từ tháng 6-2021. Thử nghiệm có hơn 2.800 tình nguyện viên tham gia, nhưng dự kiến cuối năm nay mới có kết quả. Ở thời điểm này, khi thử nghiệm chưa hoàn thành, Delta và Omicron đã xuất hiện và thu hút toàn bộ sự chú ý. “Tôi rất ấn tượng là thử nghiệm được triển khai nhanh chóng, nhưng tôi rất thất vọng vì quá trình thử nghiệm kéo dài quá lâu… Bây giờ còn ai quan tâm đến biến thể Beta nữa” - John Roberts, một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, bất mãn nói với The Telegraph.Richard Hatchett, giám đốc điều hành của Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), nhận xét việc phát triển vccine mới trong phòng thí nghiệm có thể diễn ra nhanh chóng nhưng các quy định về thử nghiệm có thể làm việc lưu hành vaccine bị chậm. Nếu phải điều chỉnh nhiều, các nhà quản lý sẽ xem đây là một loại vaccine mới với chức năng làm liều vaccine bổ sung cho đa số mọi người và sẽ áp dụng quy trình kiểm tra an toàn và hiệu quả đầy đủ.Một trở ngại khác nữa là vấn đề sản xuất. Nhu cầu vaccine COVID-19 trên thế giới hiện nay vượt xa nguồn cung, trong khi năng lực sản xuất vaccine của thế giới đã ở mức tới hạn. Không ai biết liệu các nhà máy có thể lập tức chuyển sang sản xuất vaccine mới được không, hay phải hoàn thành sản xuất vaccine cũ theo kế hoạch.Ngoài ra, các nước có khả năng sản xuất vaccine, như Mỹ, Ấn Độ hoặc các nước châu Âu, sẽ có quyền lực yêu cầu các nhà máy ưu tiên sản xuất loại vaccine họ cần nhất. Nhu cầu này có thể không giống các nước khác. Chẳng hạn, Anh và Israel - những nước đã có tỉ lệ tiêm 2 mũi rất cao - muốn nhanh chóng có mũi tiêm bổ sung chống lại biến thể Omicro. Trong khi đó, các nước có tỉ lệ tiêm vaccine thấp trên thế giới thì vẫn phải lo phủ vaccine mũi đầu hoặc mũi thứ hai cho dân số.Cuối cùng là vấn đề phân phối vaccine. Lịch sử cung ứng vaccine không đồng đều có thể lặp lại do các nước đang phát triển kém lợi thế hơn các nước phát triển trong cuộc cạnh tranh mua vaccine sớm.Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy Omicron gây ra bệnh nặng hơn các biến thể trước đó. Cũng chưa rõ Omicron lây từ người này sang người khác nhanh như thế nào. Đa số các chuyên gia xem lệnh cấm đi lại tạm thời như một biện pháp phòng ngừa ngắn hạn nhằm giúp cơ quan y tế có thêm thời gian tìm hiểu về biến thể mới và những thách thức mà nó đặt ra.Tín hiệu của hy vọngNgày 28-11, Hãng tin ANSA cho biết các nhà khoa học Ý đã công bố hình ảnh đầu tiên về các đột biến của biến thể Omicron so với Delta. Hình ảnh cho thấy Omicron đã biến đổi để thích ứng với cơ thể người, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là biến thể Omicron nguy hiểm hơn. Ở thời điểm này, cần các nghiên cứu sâu hơn để biết liệu sự thích nghi này của biến thể Omicron làm tăng, giảm hoặc không thay đổi tính nguy hiểm so với biến thể cũ.Theo báo New York Times, các vaccine hiện tại vẫn được kỳ vọng là có thể cung cấp một mức độ bảo vệ nào đó với biến thể Omicron. Mũi tiêm tăng cường cũng tăng cường mức độ kháng thể trong cơ thể, bảo vệ người được tiêm tốt hơn trước các biến thể mới như Omicron.Kể cả khi hiệu quả bảo vệ có giảm đi thì giờ đây các nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể dự đoán hiệu quả của vaccine với biến thể mới. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet Microbe ngày 15-11, mô hình của các nhà khoa học Úc giúp dự đoán hiệu quả của vaccine bằng các kiểm tra tương đối đơn giản trong phòng thí nghiệm. Họ cũng kiểm tra được hiệu quả của vaccine mới bằng các thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ. Những tri thức này là vô cùng quý giá trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Tags: Đại dịchCOVID-19Virus coronaSARS-CoV-2VaccineBiến thểDeltaOmicron
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống VŨ TUẤN 17/09/2024 Tết Trung thu ấm áp dù thiếu chị Hằng, chú Cuội và không có lễ rước đèn ông sao ở Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), để học sinh Làng Nủ vơi đi nỗi nhớ bạn, nhớ nhà.
Cộng đồng 'truy tìm' chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng THÁI BÁ DŨNG 17/09/2024 Trong lúc tiếp nhận, phân loại hàng cứu trợ của bà con Đà Nẵng gửi lên đồng bào vùng lũ Lào Cai, thành viên một nhóm thiện nguyện tá hỏa khi thấy một túi vàng nữ trang nằm lẫn trong thùng giấy.
Vĩnh biệt tướng Phan Khắc Hy, nguyên phó tư lệnh Ðoàn 559 Bộ đội Trường Sơn ĐẬU DUNG 17/09/2024 Thông tin từ gia đình Thiếu tướng Phan Khắc Hy cho biết, ông qua đời lúc 14h30 ngày hôm nay (17-9), thọ 97 tuổi.
Hành trình nữ sinh viên Đà Nẵng được tiếp sức đến trường thành 'Công dân danh dự Seoul' TRƯỜNG TRUNG 17/09/2024 Năm 2007, Lê Nguyễn Minh Phương là tân sinh viên nghèo nhận học bổng 'Tiếp sức đến trường' của báo Tuổi Trẻ khi trúng tuyển vào Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.