TTCT - Ở chỗ tôi, chuyện phụ huynh góp đất xây trường, giá trị hàng tỉ đồng là chuyện thường, nhưng chuyện góp tiền giúp cô giáo bị mất ví nghe lạ lẫm. Sứ mệnh "uốn nắn"Hội phụ huynh - tìm lại vai trò Phóng to Một buổi sinh hoạt của Hội phụ huynh Trường chuyên biệt Tuổi Ngọc (Bình Thạnh, TP.HCM) - nơi cô giáo là mẹ và mẹ cũng là cô giáo - Ảnh: K.O. Tinh thần tự nguyện Ở một địa phương xa xôi, nhỏ bé như huyện tôi, việc các trường với số lượng học sinh khoảng 1.500 em, nghĩa là chừng ấy phụ huynh mà thầy cô nỗ lực hết sức còn chưa vận động được số tiền chỉ bằng 10% của chỉ một lớp tiểu học ở Hà Nội được đề cập trong chuyên đề. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nghiệm ra rằng chức vụ hay sự giàu có chưa chắc đã làm công tác hội phụ huynh thành công. Chính sự quan tâm đến việc giáo dục cho con em mình và cả cho các em khác mới là điều quyết định cho hoạt động của hội phụ huynh được tốt. Số tiền trường vận động được sẽ dành toàn bộ cho việc giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó học giỏi, không một đồng nào được chi cho việc mua sắm hoặc khen thưởng thầy cô cả. Bình quân mỗi tháng mỗi lớp chọn một học sinh, cả trường có 40 lớp thì cần 1,6 triệu đồng để thưởng các em. Chín tháng của một năm học cũng chưa bằng 10% số tiền như đã nói ở trên. Nhiều trường ở địa phương tôi chưa bao giờ yêu cầu phụ huynh thông qua hội tặng quà, tiền cho thầy cô nhân các ngày lễ, tết hay lúc khó khăn, nên đọc các thông tin nơi này nơi khác giúp cô giáo khi cô mất ví tiền, mua laptop để dạy học đã lấy làm ngạc nhiên lắm. Không chỉ đợi đến khi Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh hướng dẫn hoạt động và các vấn đề liên quan, phụ huynh quê tôi hàng nhiều năm qua đã sát cánh cùng nhà trường, cùng thầy cô chăm lo hoạt động giáo dục mà thu tiền không phải là mục đích hàng đầu. Việc UBND các cấp tuyên dương và tặng bằng khen cho nhiều phụ huynh tự nguyện hiến đất xây lớp, xây trường dù giá trị các mảnh đất ấy lên đến hàng tỉ đồng không còn là chuyện lạ nữa. Khi hay tin có học sinh bỏ học là hội bắt tay vào cuộc, tìm mọi cách giúp đỡ để học sinh ấy trở lại trường trong thời gian ngắn nhất. Thấy nhiều học sinh nhà quá xa, chuyện cơm nước cũng là vấn đề khó khăn cho các em, hội phụ huynh nhiều trường đã phối hợp với các thầy cô giáo về hưu tổ chức “bếp ăn khuyến học”. Hàng trăm em nhờ vào đấy có sức theo học cả ngày mà không phải vượt hàng chục kilômet về nhà rồi trở lại trường trong ngày. Khi chương trình truyền hình “Bếp yêu thương” phát sóng giới thiệu hoạt động này, nhiều phụ huynh đã đến với các em bằng tình thương và sự chia sẻ vật chất thật nghĩa tình. Có những phụ huynh tham gia hoạt động trong hội hàng chục năm liền dù con cái đã rời trường theo học và tốt nghiệp đại học, cao đẳng từ lâu. Sự quan tâm, không phải tiền Hiện một số nơi hay mời các chủ doanh nghiệp, các quan chức vào vị trí lãnh đạo hội phụ huynh. Có lẽ các trường này nghĩ rằng hoạt động giáo dục sẽ được hỗ trợ bởi quyền lực hoặc bằng tiền bạc trong lúc nhà trường còn nhiều khó khăn chăng? Thật ra, vật chất của nhà trường có thể được đáp ứng nhưng hiệu quả giáo dục học sinh chưa hẳn là cao. Tất nhiên “có thực mới vực được đạo” nhưng quá đặt nặng vấn đề tiền bạc, cho rằng càng thu được nhiều tiền đóng góp cho nhà trường thì con em mình sẽ được giáo dục tốt hơn rõ ràng là một nhận thức chưa phù hợp. Hơn nữa, những người có chức vụ càng cao, trách nhiệm với cơ quan càng lớn, thời gian dành cho hoạt động hội có phần hạn chế nên chỉ tập trung vào việc đóng góp tiền của mà thôi. Chỉ bằng tấm lòng, những người tham gia công tác hội mới có thể cùng các thầy cô chủ nhiệm lặn lội đến nhà những học sinh bỏ học để tìm hiểu và tìm mọi cách giúp đỡ đưa các em trở lại trường và không phải chỉ một lần là xong. Chỉ có sự thương yêu các em và lòng mong muốn đưa các em vào đời với một nhân cách tốt, có kiến thức để trở thành người lao động chân chính, những người làm công tác hội mới thành công. Không ngại khó, không sợ mất thời gian, xem sự trưởng thành của học sinh trong cuộc sống, kết quả tốt trong học tập của các em là niềm vui của mình chính là hoạt động thiết thực của một hội phụ huynh học sinh. Tags: Minh bạchPhản hồiChuyên đềĐộc lậpLạm thuGây quỹVai tròHội phụ huynh
Bình Thạnh đề xuất chia thành 4 phường: Bình Quới, Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây TIẾN LONG 25/03/2025 Quận Bình Thạnh vừa trình Sở Nội vụ, UBND TP.HCM phương án sắp xếp 15 phường còn 4 phường và đặt tên các phường mới là Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Bình Quới.
Giám đốc Công ty Xổ số Huế: 'Xin chúc mừng chị Nguyệt đã thắng vụ kiện' NHẬT LINH 25/03/2025 Bà Nguyễn Thị Nguyệt, chủ nhân tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách mất một phần góc vừa thắng kiện, nói rằng sẽ tiếp tục mua và ủng hộ vé số Huế.
Hoàn thuế hơn 582 tỉ cho Samsung: Có cho hoàn hay không thì nói một câu? HỒNG PHÚC 25/03/2025 "Các đồng chí có cho hoàn hay không thì nói một câu để người ta yên tâm làm việc khác. Tôi đề nghị Cục Thuế báo cáo với Bộ Tài chính để giải quyết dứt điểm", ông Võ Văn Hoan nói về việc Samsung SEHC chưa được hoàn thuế hơn 580 tỉ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết bệnh nặng nguy cơ tử vong cao, xin xét xử vắng mặt hoặc hoãn phiên tòa THÂN HOÀNG 25/03/2025 Lần thứ hai tòa án mở phiên phúc thẩm nhưng ông Trịnh Văn Quyết vắng mặt không đến tòa vì đang bệnh nặng phải điều trị nội trú trong bệnh viện, có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc hoãn phiên tòa.