TTCT - Biển thông tin Internet thực chất cũng chính là một bộ sách giáo khoa khổng lồ, với các nền tảng học trực tuyến cực kỳ đa dạng và lượng dữ liệu mà một cá nhân đơn lẻ có thể tiếp cận nhiều chưa từng thấy. Điều đó càng khiến việc dạy cho học trò cách phân biệt thông tin cơ bản trên mạng cho việc tự học quan trọng hơn bao giờ hết. Các tài liệu in giấy vẫn có vai trò quan trọng để phân biệt các nguồn dữ liệu khả tín. -Ảnh: Wired Tại Mỹ, California đã trở thành bang mới nhất thông qua luật về nhận thức thông tin mạng (Media Literacy) hôm 23-9. Theo đó, sở giáo dục của bang này sẽ phải cung cấp các nguồn khả tín về tri thức trên mạng trên trang web của họ để giúp giáo viên và học trò đối phó với mê cung Internet. “Chúng ta luôn đòi hỏi tư duy phản biện ở các trường học - dân biểu thượng viện bang Bill Dodd, tác giả dự luật, nói với VOA - Bằng cách trao cho học trò sự đào tạo thích hợp để phân tích những thông tin mà họ đón nhận, chúng ta có thể trao quyền để họ ra các quyết định được thông tin đầy đủ hơn”.Dodd nói dự luật này dựa trên một nghiên cứu của Đại học Stanford vào năm 2016 cho thấy 80% học trò cấp II không phân biệt được một quảng cáo với một câu chuyện tin tức thật, bất chấp đã có dòng chữ “nội dung được tài trợ” đi kèm bài quảng cáo. Nghiên cứu cũng cho thấy học trò cấp III gặp khó khăn trong việc phân biệt trang Facebook thật của Hãng tin Fox News với một tài khoản giả mạo.Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup chỉ ra rằng không chỉ học trò nhỏ tuổi, mà cả người lớn cũng không phân biệt được các nội dung giả mạo với thật trên mạng. Một cuộc thăm dò với 19.000 người vào năm 2017 cho thấy 80% người trưởng thành ở Mỹ coi Internet và mạng xã hội là tối quan trọng với nền dân chủ Mỹ, nhưng chỉ 27% “thực sự tự tin” là họ có thể phân biệt đâu là tin tức - dữ kiện và đâu là bình luận - ý kiến. 47% cũng nói có quá nhiều thiên lệch trên truyền thông khiến họ khó phân biệt được đâu là dữ kiện, đâu là ý kiến.Carolyn Edy, giáo sư về truyền thông ở Đại học Appalachian State, bang North Carolina, nói với VOA rằng bà đã chứng kiến sự thay đổi nhận thức của sinh viên về thông tin trên mạng khi các phương tiện trực tuyến ngày càng phổ biến.Bà nói khi học trò đọc các tài liệu in, các em dễ phân biệt được đâu là dữ kiện, đâu là ý kiến hơn hẳn. Vì thế, giờ bà dành nhiều thời gian để hướng dẫn sinh viên cách phân biệt các trang tin tức, dữ liệu và biết được chính xác các em đang đọc gì.“Đó là một vấn đề lớn với nhiều người” - Edy nói, và lời khuyên của bà là đặt ra các câu hỏi: Sứ mệnh của tổ chức (phát tán thông tin đó) là gì? Tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ ra sao? Họ có tuyên bố xung đột lợi ích không? Họ làm gì khi đưa tin sai?...■ Tags: InternetTin giảThông tin cơ bản
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Nóng: Cảnh sát Hàn Quốc khám xét văn phòng Tổng thống Yoon NGHI VŨ 11/12/2024 Cảnh sát Hàn Quốc ngày 11-12 đã khám xét văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol, văn phòng Cảnh sát thủ đô Seoul, Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt liên quan lệnh thiết quân luật tuần trước.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc tự tử bất thành BÌNH AN 11/12/2024 Hãng tin Reuters ngày 11-12 dẫn lời một quan chức Bộ Tư Pháp Hàn Quốc nói với Quốc hội nước này rằng cựu bộ trưởng quốc phòng Kim Yong Hyun đã tìm cách tự tử tại nơi giam giữ.
Một nữ tài xế vừa lái ô tô vừa cầm micro hát karaoke trên quốc lộ 14 TÂM AN 11/12/2024 Công an đang xác minh vụ nữ chủ nhà hàng tiệc cưới vừa lái ô tô vừa hát karaoke trên quốc lộ 14.
Thứ trưởng Nga tiết lộ 'ân nhân' giúp ông Assad chạy khỏi Syria an toàn THANH BÌNH 11/12/2024 Thứ trưởng Sergei Ryabkov tiết lộ người đã đưa Tổng thống Syria Bashar al-Assad đến Nga theo cách an toàn nhất có thể.