TTCT - Điệp khúc chung của lãnh đạo ngành giao thông vận tải khi giải thích về tình trạng các công trình thi công với tiến bộ rùa bò, quy hoạch thiếu hợp lý, không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế vùng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là thiếu vốn, biến động giá cả, giải phóng mặt bằng khó khăn... Mọi việc lẽ ra có thể dễ dàng hơn nếu trung ương, cụ thể là Bộ Giao thông vận tải, không ôm đồm tất cả công trình trên những tuyến quốc lộ, mà có sự chia sẻ quyền hạn cũng như trách nhiệm một cách chủ động hơn với các địa phương.Phóng toQuốc lộ 63 (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), đoạn đường rất hẹp gây khó khăn cho việc đi lại giữa Cà Mau và Kiên Giang - Ảnh: Đông TriềuMột cách giản dị, các dịch vụ công, mà ở đây là sự cung ứng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội, thuộc một khu vực địa lý nên do các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát đối với khu vực địa lý đó cung cấp, bởi lẽ khu vực này vừa là nơi tiếp nhận cũng như là nơi bỏ ra chi phí lâu dài cho các lợi ích nói trên. Các dự án hạ tầng quốc lộ, liên tỉnh đương nhiên cần sự quy hoạch chung từ chính quyền trung ương, nhưng từng hạng mục trên dự án đó, các đoạn đường có thể phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, những cây cầu huyết mạch, không thể nào không có sự chia sẻ của chính quyền địa phương.Có rất nhiều lợi ích trong việc phi tập trung hóa xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chính quyền địa phương, thay vì tình trạng ôm đồm rồi kêu thiếu vốn như hiện nay từ Bộ Giao thông vận tải. Về cơ bản, những lợi ích của phi tập trung xuất phát từ mối quan hệ tiếp xúc gần gũi mà các chính quyền địa phương có được với cư dân của mình. Dễ hiểu là nguyện vọng và sự bức xúc của một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nông sản, vận tải hay của những người dân đi lại thường xuyên trên các tuyến đường đó sẽ dễ tới được với chính quyền địa phương, cụ thể là chính quyền tỉnh, hơn là Hà Nội xa xôi.Hơn thế nữa, sức ép từ họ với việc chậm tiến độ cũng sẽ lớn hơn với chính quyền địa phương, thay vì các lãnh đạo bộ trăm công nghìn việc và một năm mới đi thị sát địa phương được một, hai lần. Chính từ sự bức xúc, yêu cầu cụ thể và sức ép đó mới có thể hi vọng cải thiện tốc độ các công trình hiện nay.Việc chờ vốn ODA và giải ngân từ ngân sách cho các công trình này cũng là một quy trình vòng vèo mất thời gian và thiếu hiệu quả. ĐBSCL là khu vực bị xếp vào loại nghèo nhất nước, nhưng đó là tính chung, còn với từng tỉnh cụ thể, câu chuyện hoàn toàn khác.Năm 2007, trong “câu lạc bộ 1.000 tỉ”, các tỉnh thành có số thu ngân sách trên 1.000 tỉ đồng gồm 22 thành viên, có mặt Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ và Đồng Tháp. Đến năm 2010 có thêm Vĩnh Long và Cà Mau. Tuy nhiên, các địa phương này phải nộp số dư thu ngân sách cho trung ương và chờ được phân bổ lại, thay vì được phép sử dụng cho các dự án hạ tầng mà họ đang cần một cách bức thiết và có thể nói là sống còn với giao thương cả vùng.Những lợi ích cụ thể của phân quyền và tăng cường khả năng tự ra quyết định cho địa phương trong trường hợp riêng này của hạ tầng ĐBSCL là rất rõ ràng. Tản quyền và để địa phương đóng góp, quản lý cũng như sử dụng cơ sở hạ tầng sẽ khuyến khích tốt hơn việc tham gia của tư nhân vào toàn bộ quá trình cũng như chủ động trong huy động nguồn lực, bởi lẽ đó là nhu cầu của địa phương. Không ai có thể hiểu rõ hơn lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, vốn dĩ hầu hết là người bản địa và rất gắn bó với quê hương, về các nhu cầu và đòi hỏi thực tế của hạ tầng.Thứ hai, tản quyền cũng giúp chính quyền địa phương có trách nhiệm hơn với các công trình hạ tầng. Dễ hiểu là một dự án chậm tiến độ của bộ thì không phải là trách nhiệm của địa phương và người dân tại đó, cũng như những người có nhu cầu sử dụng hạ tầng rơi vào cảnh “kêu trời không thấu”, trong khi những lãnh đạo trực tiếp của họ lại không có câu trả lời. Giao hạ tầng cho địa phương, mở rộng tản quyền, nhờ thế giúp tạo ra một chính quyền công khai và minh bạch hơn.Cuối cùng, việc chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn về hạ tầng sẽ giúp chính quyền trung ương giải tỏa bớt những căng thẳng về mặt tài chính mà hiện bộ đang kêu ca rất nhiều, trong bối cảnh cuộc chiến chống lạm phát khiến việc giải ngân vốn từ Hà Nội càng thêm chậm chạp.Để kết luận, phi tập trung hóa về đầu tư, xây dựng, sử dụng cũng như quản lý hạ tầng ở ĐBSCL có thể tự thiết kế việc cung ứng dịch vụ và hạ tầng phù hợp với nhu cầu cụ thể tại địa phương, nhờ thế thúc đẩy ổn định và thống nhất quốc gia, thay vì ngược lại như nhiều người lo sợ. Tags: Đồng bằng sông Cửu LongGiao thôngPhản hồiGiải phápNghẽm mạchKẹt vốn
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Đặt tên phường theo địa danh xưa, nhớ ơn người khai hoang lập ấp KHÁNH YÊN THỰC HIỆN 09/04/2025 1986 từ
TP.HCM tạm dừng tuyển viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính THẢO LÊ 11/04/2025 UBND TP.HCM vừa có văn bản về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hợp đồng lao động khi sắp xếp bộ máy.
Thông tin lộ trình sáp nhập Cần Thơ - Sóc Trăng - Hậu Giang CHÍ QUỐC 11/04/2025 Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên, ngày 12-4 Hậu Giang và Sóc Trăng sẽ cung cấp cho Cần Thơ toàn bộ dữ liệu về cán bộ công chức, đơn vị hành chính cấp xã và số lượng cơ sở nhà đất, tài sản để Cần Thơ xây dựng đề án.
Giá vàng bốc hơi 1,2 triệu đồng/lượng do lực bán chốt lời quá mạnh ÁNH HỒNG 11/04/2025 Sau khi lập đỉnh 106,4 triệu đồng/lượng, cuối ngày 11-4, giá vàng trong nước đã bốc hơi 1,2 triệu đồng/lượng do lực bán chốt lời quá mạnh.
Doanh nghiệp Trung Quốc tung loạt giải pháp đối phó thuế quan 145% của Mỹ LIÊN AN 11/04/2025 Trước sức ép thuế quan từ Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tìm thị trường mới và chuyển sang phát triển các sản phẩm có giá trị cao hơn để thích ứng.