Nhiều người lầm tưởng máu sau khi hiến tặng sẽ có thể truyền trực tiếp đến người bệnh nhưng sự thật không phải vậy. Các kỹ thuật viên ghép các túi huyết tương nhỏ thành các túi có thể tích 200ml và 250ml Trung tâm Truyền máu khu vực Hà Nội đặt tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương là trung tâm truyền máu lớn nhất miền Bắc, cung cấp máu cho 120 bệnh viện tỉnh, thành khu vực miền Bắc. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Dung, trưởng khoa xét nghiệm sàng lọc máu, cho biết: “Nói một cách đơn giản, máu tiếp nhận từ người hiến tặng sẽ được chuyển đến các khâu sàng lọc xét nghiệm và điều chế thành các thành phần máu. Khâu cuối cùng của dây chuyền này sẽ là lưu trữ, bảo quản máu trong các điều kiện nhiệt độ thích hợp. Trước khi truyền cho người bệnh, máu sẽ được thực hiện phản ứng hòa hợp giữa máu người hiến tặng và máu người bệnh. Sau khi kết quả nhận được là âm tính, việc truyền máu cho bệnh nhân mới được thực hiện”. Mời bạn đọc cùng TTCT khám phá dây chuyền tiếp nhận và sàng lọc máu đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác này. Điều dưỡng viên Nguyễn Văn Bộ kiểm tra hạn sử dụng tại kho lưu trữ hồng cầu. các kho lưu trữ phải đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu về nhiệt độ bảo quản Mỗi mẫu máu hiến tặng sẽ được mã hóa. Các túi máu sẽ được sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu (HIV, giang mai, sốt rét) cũng như xác định nhóm máu Sau khi có tin Viện Huyết học - truyền máu trung ương đang thiếu nghiêm trọng máu nhóm A và O, nhiều người dân đã đến đây để hiến máu Những người tham gia hiến tiểu cầu bằng máy thì máy chỉ lấy tiểu cầu và một phần huyết tương (để pha loãng tiểu cầu), còn các tế bào máu khác được truyền trả lại người hiến Trước khi truyền máu cho người bệnh, các điều dưỡng viên sẽ tiến hành phản ứng hòa hợp giữa máu người hiến với bệnh nhân chờ máu. Nếu kết quả âm tính thì quá trình truyền máu sẽ diễn ra Người hiến máu phải có cân nặng từ 45kg trở lên, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu, bệnh mãn tính... Trên vỏ của túi hồng cầu ghi rõ các thông số kỹ thuật, bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C, thời gian lưu trữ tối đa 42 ngày Các khối huyết tương có màu vàng nhạt sau khi được ly tâm, huyết tương được lưu trữ ở nhiệt độ -35 độ C có thể bảo quản được hai năm Một bệnh nhi mắc bệnh ung thư máu đang được truyền khối hồng cầu vào cơ thể Tags: Hiến máu
Ông Zelensky chưng hửng vì bị gạt khỏi hội nghị Mỹ - Nga bàn về Ukraine NGỌC ĐỨC 16/02/2025 Ông Zelensky cho biết Kiev không nhận được lời mời đến dự bất kỳ hội nghị giữa Nga và Mỹ nào và cho rằng đây là điều bất thường.
Nguyên trưởng Công an TP Phú Quốc và vụ lừa đảo trăm tỉ ở Phú Quốc BỬU ĐẤU 16/02/2025 Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung 'vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2021, năm 2022 tại Phú Quốc'.
Diễn viên Kim Sae Ron đột ngột qua đời ở tuổi 25 THƯỢNG KHẢI 16/02/2025 Ngày 16-2, nữ diễn viên Kim Sae Ron được phát hiện đã tử vong tại nhà riêng vào cùng ngày. Hiện nguyên nhân vẫn đang được cảnh sát Seoul, Hàn Quốc, làm rõ.
Điện Kremlin: Ông Trump đến thăm lúc nào cũng được, Nga sẽ chào đón đặc biệt DUY LINH 16/02/2025 Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thể hiện lạc quan về cuộc gặp giữa tổng thống Nga và Mỹ, nhấn mạnh ông Trump có thể tới Matxcơva bất kỳ lúc nào.