TTCT - Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng quân sự, thừa tướng Lý Tư đã tận sức giúp vua tạo dựng đế chế bằng sự thống nhất về chính trị và tư tưởng. Học thuyết mà Lý Tư ứng dụng trong trị quốc phần lớn dựa vào tư tưởng và trước tác của một người bạn, sau trở thành kẻ đối nghịch là Hàn Phi. Trước tác mang tên Hàn Phi cũng trở thành kinh điển của “pháp gia”.Trong lịch sử Trung Quốc, người mở đường cho pháp gia là Quản Trọng. Trước Hàn Phi, pháp gia cũng đã có nhiều phái khác biệt về chủ trương và đường lối trị quốc. Phái Thận Đáo đề cao thế gọi là phái “trọng thế”, cho rằng lãnh đạo chỉ cần dựa vào uy thế để áp đặt thể chế. Phái Thân Bất Hại đề cao thuật, gọi là phái “trọng thuật”, cho rằng với phương pháp tốt và áp dụng khéo léo, vua sẽ giỏi cai trị. Phái cuối cùng là Thương Ưởng đề cao pháp, gọi là phái “trọng pháp” (pháp là phép tắc, pháp luật), trị nước bằng pháp luật, giống như “rule by law” của phương Tây.Hàn Phi sống ở thế kỷ 3 (trước Công nguyên). Một mặt ông vẫn đồng ý với quan điểm cai trị dùng đức “nội thánh ngoại vương” của Nho giáo, tương đồng với quan điểm quân vương - triết gia (philosophy - king) của Plato, nhưng mặt khác ông tiến xa hơn khi cho rằng cai trị không thể dùng đức. Ông nói: “Trông cậy dân làm điều tốt thì trong nước không quá mười người, nhưng khiến dân đừng làm bậy thì cả một nước được ổn định. Bậc cai trị dùng số đông, không dùng số ít, cho nên không trọng đức mà trọng pháp”.Từ đây ông cũng cho rằng vua không cần phải tài cao đức trọng, không cần làm gương cho cả nước soi vào. Để cai trị thì vua cần có thế (uy quyền để áp đặt) và có pháp (để chỉ cho dân điều nên làm và không nên làm, để thưởng phạt công minh).Ông tiến xa thêm về thuật: vua cũng chẳng cần phải làm, thay vào đó vua cần nắm vững thuật trị nước để thông qua nó xây dựng và vận hành bộ máy chính quyền. Vô vi nhi vô bất vi (Vua không làm gì nhưng chẳng cái gì không được làm): “vô vi” là cách để vua dùng (cai trị thiên hạ), còn “hữu vi” là để bầy tôi được vua dùng vào mục đích đó.Bertrand Russell cho rằng thời kỳ Phục hưng không sản sinh ra một triết gia lý thuyết quan trọng nào, nhưng lại sinh ra một nhân vật đặc sắc trong triết học chính trị. Đó là Niccolò Machiavelli. Năm 1513, ở xứ Florence nước Ý, Machiavelli viết quyển Quân vương (Il Principe) với mục đích ban đầu là “tiến cử mình cho đấng quân vương Lorenzo de Medici”. Trong Quân vương, Machiavelli đề ra sách lược chính trị để bình định nước Ý lúc bấy giờ đang trong nội chiến. Quân vương đã trở nên bất hủ và trở thành một tác phẩm kinh điển về triết học chính trị, về thuật trị nước.Triết học chính trị của Machiavelli có cả tính khoa học lẫn chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ yếu dựa trên kiến thức và phân tích thực tiễn: với mỗi mục tiêu cần tìm ra một phương thức thực hiện, bất chấp mục tiêu đó là thiện hay ác. Triết học chính trị của Machiavelli chính là “thuật trị quốc” mà Hàn Phi đề cập.Tên tuổi của Machiavelli bị gắn với châm ngôn thực dụng “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, gắn liền với thủ đoạn đê tiện. Tên ông trở thành tính từ trong ngôn ngữ phương Tây, chỉ sự nham hiểm. Từ tâm thế của một trí thức cố gắng xây dựng một học thuyết thực dụng để giúp các đấng quân vương trị quốc, Machiavelli đã đặt mình vào vị thế trung thực của một trí thức dấn thân khi nói về sự không trung thực trong chính trị.Thuật chính trị trong Quân vương đã được các nhà quản trị của thế kỷ 20 đưa vào ứng dụng trong các công ty đa quốc gia. Từ đó sinh ra một dị bản của Quân vương, về nội dung không khác một chi tiết, ngoại trừ thay các lãnh địa bằng tên công ty, thay tên vua bằng tên các vị giám đốc. Đó là cuốn Giám đốc (The Executive) của John Paul Harmon. Trong dị bản này, các vấn đề của quản trị công ty được đặt trong tương quan đối xứng với các vấn đề trị quốc trong bản gốc Quân vương.Dịch giả Vũ Thái Hà đã dịch lại đồng thời cả hai cuốn sách Quân vương - Thuật cai trị và Giám đốc - Thuật quản trị (*) để thể hiện tính đồng nhất và đối xứng của nội dung hai tác phẩm này. Cả hai cuốn sách được in gộp trong một tập sách. Và phiên bản tiếng Việt này của Machiavelli ra đời đúng vào năm thế giới xuất bản kỷ niệm 500 năm ngày ra đời của Quân vương - một bản sách quý và thật sự rất đáng đọc.(*): Bản dịch hai tác phẩm đối xứng này dày 394 trang, do Alpha Books và NXB Thế Giới hợp tác xuất bản, phát hành trên toàn quốc vào tháng 12-2013, giá bán 109.000 đồng. Tags: SáchQuân vương Thuật cai trịGiám đốc Thuật quản trịDịch giả Vũ Thái Hà
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Hơn 1.000 tỉ đồng ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 THÀNH CHUNG 14/09/2024 Các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 1.001 tỉ để ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.
Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai - La Ngà, người dân khu vực này cần chú ý LÊ PHAN 14/09/2024 Do mưa lớn ở đầu nguồn, nước trên hệ thống sông Đồng Nai - La Ngà đang lên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần chú ý.
Toàn cảnh thảm khốc Làng Nủ: Cha đi tìm con giữa tan hoang lũ quét 14/09/2024 Thảm khốc ấy ập đến khi người dân Làng Nủ còn đang ngủ. Lũ quét đi tất cả. Bao gia đình tan hoang, con mất mẹ, chồng mất vợ, tang thương bao trùm lấy ngồi làng nghèo giữa đại ngàn bao phủ.