TTCN - Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”. Phóng toTTCN - Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”. Sàng lọc 30% giáo viên yếu kém * Vì sao sàng lọc giáo viên lại được chọn là giải pháp đầu tiên, trong khi nhiều ý kiến lại cho rằng kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn mới là những lực cản giáo dục phát triển, thưa ông? "Làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm, nhưng giáo viên trình độ yếu là nguy hiểm nhất vì sẽ đẻ ra các thế hệ học trò yếu khác. Thay một giáo viên kém bằng một giáo viên giỏi có thể nói là một cách đầu tư rất hiệu quả".- Tôi cho rằng nhược điểm lớn nhất là đội ngũ giáo viên bất cập so với yêu cầu mới của giáo dục. Tôi đã có lần trao đổi với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển là chắc chắn tỉ lệ giáo viên yếu kém không đủ điều kiện đứng lớp hiện nay không dưới 30%. Ở những tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn... tỉ lệ này còn cao hơn nhiều. Đội ngũ giáo viên bất cập là nguyên nhân trực tiếp để chất lượng giáo dục tiếp tục bất cập. Phát biểu trước HĐND tỉnh, tôi đã có lần mạnh miệng: Sẽ là khuyết điểm lớn nhất, thậm chí theo tôi, có thể coi là một tội ác đối với thể hệ trẻ là duy trì quá lâu đội ngũ giáo viên dạy yếu, dạy kém. Nói mạnh miệng như thế không phải để mạt sát phê phán ai mà chỉ để cùng nhau nhận thức mà làm cho tốt hơn. Có thể nói mình đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa tốt đến đâu, đầu tư nhiều kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất trường học tốt đến đâu nhưng đội ngũ giáo viên bất cập thì chất lượng giáo dục cũng không thể cải thiện được. Từ nhận thức đó, chúng tôi cho rằng Nghệ An phải tự tìm một hướng đi cho giáo dục. Trong vòng hai tháng tôi làm việc với bảy trường phổ thông và nhận thấy muốn nâng dân trí phải nâng giáo trí trước. Phải tập trung cho giáo dục nhưng trước hết là tập trung cho việc nâng giáo trí lên như một cuộc cách mạng trong chính ngành giáo dục. Vì vậy để phát triển giáo dục ở Nghệ An, chúng tôi đã lựa chọn giải pháp đầu tiên là sàng lọc giáo viên. Bắt đầu triển khai ngay từ năm học này với việc thay thế 10%, năm học sau giảm tiếp 10%, năm sau nữa giảm nốt 10%. * Thưa ông, 10% là bao nhiêu người? Phóng to Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An- Đội ngũ giáo viên của Nghệ An hiện có khoảng 50.000 người, 10% tương đương khoảng 5.000 giáo viên. 30% trong ba năm tổng cộng là trên 15.000 giáo viên. * Nghệ An làm thế nào thay thế được mỗi năm 5.000 giáo viên, để ngay cả những người phải rời bục giảng cũng “tâm phục khẩu phục”...? - Khi đưa ra kế hoạch này, nhiều người cũng đặt câu hỏi “Ai sẽ làm?” với không ít ngần ngại vì sợ đụng chạm. Mà đúng là dễ đụng chạm thật. Từ trước đến nay chưa có những tiền lệ như vậy, số lượng không nhỏ... Vấn đề lại nhạy cảm vì liên quan đến con người, hơn nữa lại là những người thầy. Tỉnh chủ trương ngành giáo dục phải làm, bằng bốn kênh, đều thông qua con đường rất dân chủ, công bằng là bỏ phiếu: giáo viên bỏ phiếu tín nhiệm, HS, phụ huynh bỏ phiếu nhận xét và cuối cùng là hội đồng chuyên môn bỏ phiếu phân loại đánh giá. Phân loại chính xác là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Tôi yêu cầu phải phân loại rõ: ai dạy được, ai dạy kém nhưng nếu được bồi dưỡng thêm thì có thể tiếp tục và ai không thể dạy được. Nguyên tắc giải quyết: kỷ cương ở phân loại, tình nghĩa ở chính sách. Còn tồn tại nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay là vấn đề của lịch sử. Nói gì thì nói những người dạy yếu dạy kém này cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của một giai đoạn lịch sử, đáp ứng yêu cầu của những giai đoạn đất nước khó khăn, thiếu giáo viên. Do không đào tạo kịp, không đào tạo được đầy đủ phải “chấp nhận” những giải pháp tình thế, trình độ 10+1, 10+2, thậm chí cả 7+1, 7+2 cũng đứng lớp. Nhưng nay vì tương lai của các thế hệ trẻ, vì yêu cầu phát triển của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung, Nghệ An cương quyết: đã trình độ kém thì dứt khoát không được đứng lớp. Đấy là kỷ cương. Còn tình nghĩa ở chỗ không dạy nhưng vẫn được lĩnh lương: số giáo viên này chỉ bị cắt phụ cấp đứng lớp, nghỉ dạy chờ đủ năm để được hưởng lương hưu, trong lúc nghỉ được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện, tôi khẳng định với các cán bộ của tỉnh, của ngành giáo dục: nếu mình có giải pháp đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho người giáo viên đã có cống hiến nay không còn phù hợp với yêu cầu công tác, chắc chắn người ta sẽ chấp nhận. Quả thật, lúc đầu dư luận trong tỉnh cũng có sốc. Cũng có nhiều cán bộ e ngại sợ bị quần chúng phản ứng. Tôi tuyên bố: nếu ai phản đối cứ mời về Nhà văn hóa Lao động, tôi sẽ đến nói chuyện, giải thích rõ chủ trương đến tâm phục khẩu phục thì thôi. Thà kết thúc bằng một nỗi đau còn hơn để nỗi đau không bao giờ kết thúc. Nỗi đau đó là những thế hệ trẻ tiếp tục phải học tập bằng phương pháp giảng dạy yếu kém. Phải kết thúc để thế hệ trẻ không còn phải trả giá cho những non yếu, thiếu dũng khí của người làm quản lý. Trong việc này, không chỉ những người làm quản lý, mọi người đều phải nhận thức lại. Đối với bản thân người giáo viên yếu kém phải coi đây là một việc làm đầy tấm lòng và trách nhiệm với nền giáo dục, với con em. Cách rút lui này là rút lui có trách nhiệm, trong danh dự. Người kém tự lùi lại nhường chỗ cho những người trẻ hơn, đủ năng lực. Đó là một tư duy mới và tiến bộ cần áp dụng triệt để trong công tác tổ chức cán bộ. Đến nay Nghệ An đã triển khai chương trình sàng lọc giáo viên được ba tháng, dư luận gày càng ủng hộ. * Ngân sách dành cho giáo dục vốn đã hạn hẹp có kham nổi số giáo viên ăn lương tăng lên vì cùng lúc song song tồn tại hàng ngàn giáo viên không giảng dạy nhưng vẫn được nhận lương và các chế độ? Phóng to- Đây chính là lúc cần cả xã hội phải vào cuộc, xã hội hóa để giải quyết cùng ngành giáo dục. Đây cũng là chỗ thể hiện vai trò và quyết tâm của tỉnh. Ngành giáo dục chỉ phải lo sàng lọc cho chuẩn xác, còn tiền trả lương cho những giáo viên nghỉ dạy do tỉnh lo, ngoài ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục. Để làm được cuộc “cách mạng” về giáo viên, Nghệ An phải dành ra 25 tỉ đồng mỗi năm. Chúng tôi xác định phải tự vận động, có thêm nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi để đầu tư cho giáo dục. Làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm nhưng giáo viên trình độ yếu là nguy hiểm nhất vì sẽ đẻ ra các thế hệ học trò yếu khác. Thay một giáo viên kém bằng một giáo viên giỏi có thể nói là một cách đầu tư rất hiệu quả. Thực tế đã cho thấy giải pháp này được nhiều thứ, được cho nhiều người: cho bản thân người giáo viên, cho ngành giáo dục, cho thế hệ trẻ, cho xã hội. Đầu vào để tuyển dụng không phải lo, các trường sư phạm đào tạo ra đạt chuẩn nhiều, trước đây rất lãng phí vì không có chỉ tiêu để tuyển. Từ thực tế của Nghệ An, tôi cũng mạnh dạn nghĩ rộng hơn, để chấn hưng giáo dục, trước hết ngành giáo dục phải thực hiện những giải pháp mạnh đối với đội ngũ giáo viên, phải kiên quyết sàng lọc, chỉ lựa chọn những giáo viên đáp ứng đủ yêu cầu mới được đứng trên bục giảng. Nếu không sẽ không bao giờ cải tổ được giáo dục. Làm được ở một tỉnh như Nghệ An, có thể chúng tôi có thuận lợi là tỉnh có nguồn thu, chủ động thu xếp được nguồn kinh phí. Nhưng lẽ ra Bộ GD-ĐT cũng phải chủ động tìm giải pháp, ít nhất cũng phải đặt lên bàn Chính phủ một kế hoạch. Tôi nghĩ với những đề xuất mang lại hiệu quả, hợp tình hợp lý chắc chắn Chính phủ sẽ chấp thuận. Khó khăn về kinh phí để giải quyết lương và chế độ thì trung ương và các địa phương cùng làm. Tôi tin rằng không có địa phương nào là không nhận thức được giá trị của việc đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục. 4 nhược điểm của giáo dục hiện nay * Ông đánh giá thế nào về giáo dục hiện nay? - Giáo dục của chúng ta đang tồn tại bốn nhược điểm lớn. Lớn nhất là sự bất cập về trình độ của đội ngũ giáo viên. Nhược điểm thứ hai, theo tôi, là trách nhiệm và bản lĩnh của những người làm quản lý giáo dục là chưa ngang tầm. Quản lý phải tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cấp dưới trọng, kỷ cương để người tích cực có chỗ dựa, người tiêu cực không dám lộng hành. Ngành giáo dục bây giờ dường như chưa dám đụng đến vấn đề quản lý, vấn đề cán bộ. Nhược điểm thứ ba, có lẽ trong một thời gian dài ngành giáo dục tập trung đào tạo chuyên môn, văn hóa, không quan tâm đến đào tạo truyền thống nên thiếu toàn diện. Nếu thầy có kiến thức toàn diện thì dạy trò mới toàn diện. Tôi rất tâm đắc với câu nói của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đại ý con người không quan tâm đến lịch sử, văn hóa, truyền thống thì không khác gì con trâu, cày ruộng nào cũng được và cày với ai cũng được. Nếu chúng ta không chú ý dạy con em chúng ta tư tưởng, truyền thống thì sau này con em chúng ta sẽ phục vụ cho ai? Phải dạy sao để thế hệ trẻ cày cho mảnh đất truyền thống của cha ông. Phải tạo ra những người trẻ toàn diện vừa có tài vừa có tâm. Trong chính sách cán bộ của Nghệ An hiện nay, song song với chính sách về giáo viên, chúng tôi đang tập trung cho một cuộc “cách mạng” nữa là đưa cán bộ có trình độ đại học về xã.úng tôi đang tập trung cho một cuộc “cách mạng” nữa là đưa cán bộ có trình độ đại học về xã. Lấy cán bộ ở đâu ra? Tôi cho thống kê toàn bộ con em Nghệ An đã tốt nghiệp ĐH mà chưa tìm được việc làm, thông báo rộng rãi chủ trương của tỉnh sẽ nhận hết về làm việc. Mới thông báo ba tháng đã thống kê được 1.400 người. Tỉnh phân loại, đưa về tăng cường cho các xã làm cán bộ khuyến nông - lâm - ngư, cán bộ y tế, giáo viên... Tỉnh tự trả lương bằng ngân sách của tỉnh, mỗi năm cũng cần 14-15 tỉ đồng. Tiền từ đâu ra? Chúng tôi phải tiết kiệm các khoản chi khác để có tiền trả lương cho những cán bộ này. Nhưng tôi cho đó là việc làm cần thiết, là một chiến lược lâu dài về cán bộ và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, địa bàn khó khăn. Khoảng hai năm nữa, đội ngũ cán bộ xã của Nghệ An sẽ cơ bản có trình độ ĐH. Mới chỉ thực hiện một thời gian, ở nhiều xã đã có hiệu quả rõ rệt. Nếu xét trên phương diện kinh tế, đây là phương án đầu tư quá rẻ, được nhiều mặt, lại không lãng phí tiền của Nhà nước, gia đình đã bỏ ra để đào tạo các cử nhân, kỹ sư. Đối với giáo viên, để tăng cường đội ngũ giáo viên đạt chuẩn cho miền núi, địa bàn khó khăn, Nghệ An áp dụng xét tuyển, dùng các tiêu chí bằng cấp, kết quả học tập... và thêm cả tiêu chí có tinh thần tình nguyện đi phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa với thời hạn nam là ba năm, nữ là hai năm. Nhược điểm thứ tư, đó là một số chủ trương trong tuyển sinh, tuyển dụng, đào tạo gần đây chưa chặt chẽ. Đầu vào là cái ngưỡng để tuyển người có đủ năng lực vào tiếp thu kiến thức, nếu đầu vào khác nhau thì chắc chắn đầu ra khác nhau. Không thể có một hệ thống ĐH áp dụng chung một hệ thống thi cử lại có trường 26 điểm mới đỗ và lại có trường chỉ cần 4 điểm. Đầu vào khác nhau đến thế thì khi tốt nghiệp tấm bằng ĐH cũng sẽ ở những trình độ rất khác nhau. Sự chênh lệch đó tôi cho là vấn đề kỷ cương. Vì vậy đặt ra kỷ cương tuyển sinh là cực kỳ cần thiết để trong điều kiện giáo dục đào tạo của chúng ta như hiện nay có thể giữ được chất lượng đào tạo. Theo tôi, có thể chênh lệch điểm tuyển giữa các trường ĐH nhưng phải ở một giới hạn nhất định. Tôi cũng rất không đồng tình với cử tuyển. Ở Nghệ An, chúng tôi không khuyến khích đào tạo cán bộ bằng cử tuyển vì thật ra cử là nhiều chứ có tuyển là mấy. Trong giáo dục, đối với đào tạo giáo viên, bây giờ càng không nên áp dụng cử tuyển nữa. Đối với chênh lệch vùng miền, cần những chính sách để rút ngắn khoảng cách một cách bền vững chứ không thể áp dụng mãi chính sách ưu tiên bằng điểm hay cử tuyển trong tuyển sinh ĐH được nữa. Chấn hưng toàn diện giáo dục * Để chấn hưng giáo dục, sàng lọc giáo viên chỉ là giải pháp đầu tiên, đột phá. Vậy theo ông, các cấp quản lý giáo dục còn phải có những giải pháp nào nữa? - Ngoài giải pháp đầu tiên là sàng lọc giáo viên mà Nghệ An đã bắt đầu thực hiện, theo tôi, việc thứ hai là phải rà soát lại toàn bộ cán bộ quản lý giáo dục. Dứt khoát người làm quản lý giáo dục tốt là phải có trách nhiệm, kỷ cương, phải dám chịu trách nhiệm, để người tốt có chỗ dựa. Nghệ An cũng đang làm quyết liệt ở khâu rà soát, phân loại cán bộ quản lý giáo dục, người có năng lực cử đi luân chuyển, người không có năng lực quản lý đưa về vị trí công tác phù hợp hơn như giảng dạy, làm công tác chuyên môn. Giải pháp thứ ba là phải thiết lập kỷ cương thi cử. Việc cho điểm không chính xác là gieo rắc sự không trung thực, gian dối cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bây giờ đi thi, người ta nói chỉ có con nhà nghèo là có điểm chính xác, chứ con nhà giàu, con thầy cô giáo là điểm không chính xác vì tiêu cực. Thi cử như thế làm sao có chất lượng và đánh giá đúng chất lượng được. Kỳ thi tốt nghiệp năm qua ở tỉnh nhà, tôi chủ trương đưa các lực lượng công an vào cuộc, bảo vệ an ninh chặt chẽ để giữ vững kỷ cương thi cử mới có thể đảm bảo đánh giá đúng chất lượng giáo dục của địa phương mình. Tuyển sinh, tuyển dụng phải cải tổ theo hướng chọn được chính xác người giỏi. Ưu tiên miền núi phải ưu tiên điều kiện để rút ngắn khoảng cách chứ không ưu tiên về điểm. Cần thì tạo ra các lớp dự bị cho HS miền núi chứ hạ điểm để tuyển vào học, ra trường dốt ai phải chịu? Dân chịu chứ còn ai. Bốn là xã hội hóa giáo dục bằng mọi nguồn lực, chấn hưng giáo dục là chấn hưng cho cả xã hội, chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con em mình. Nghệ An xác định sẽ “đi nhanh”, vượt lên bằng giáo dục. Chính lãnh đạo chúng tôi phải thay đổi nhận thức trước về vị trí, vai trò của giáo dục. Trước đây, có những ý kiến nói Nghệ An coi trọng bóng đá hơn giáo dục vì tỉnh thưởng cho cầu thủ bóng đá cao hơn thưởng cho học sinh giỏi. Nhận xét đấy cũng làm lãnh đạo tỉnh phải nhìn nhận lại, có sự điều chỉnh. Tỉnh mới sửa lại qui định thưởng cho các thành tích trong giáo dục, tăng mức thưởng cho học trò đi thi quốc gia, quốc tế và các thầy có trò giỏi. Để đưa giáo dục đi lên, tôi đúc rút ra kinh nghiệm thế này: ngành giáo dục cần có “bốn quản” và “sáu tăng cường”. “Bốn quản” gồm: - Quản lý giáo viên, phân loại chính xác, thưởng phạt phân minh, khi đánh giá giáo viên phải gắn trình độ chuyên môn với tư cách đạo đức, lối sống phải mô phạm. - Quản HS chặt chẽ. Trường, gia đình và xã hội cùng kết hợp, nhà trường và gia đình phải có sự liên lạc chặt chẽ, thường xuyên. - Quản lý thi cử, cho điểm chính xác từ thi kiểm tra ở lớp, thi hết môn, thi học kỳ đến thi tốt nghiệp, tuyển sinh. - Quản tài chính, đây chính là vấn đề tôi cũng đang rất quan tâm, lo ngại. Nói thật, bây giờ vào thanh tra tài chính trường nào cũng có “vấn đề”. Quản tiền chặt góp phần quản lý con người. Làm cán bộ quản lý, một tay là tiền, một tay là cán bộ. Thông qua quản lý Còn “sáu tăng cường” bao gồm: tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, công tác Đảng trong trường học, tăng cường cập nhật thông tin thời sự, chủ trương chính sách, tình hình trong và ngoài nước cho giáo viên để giáo viên nắm được thời cuộc, có kiến thức toàn diện. Thứ hai, tăng cường công tác đối ngoại, trường học không thể là môi trường khép kín. Thứ ba, tăng cường kiểm tra, thanh tra về chuyên môn. Thứ tư, tăng cường hoạt động ngoại khóa và khoa học, các hoạt động bổ sung kiến thức cho HSSV như các hoạt động giao lưu... Thứ năm, tăng cường xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất. Cuối cùng là tăng cường đoàn kết tập thể trong nhà trường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu chuyến thăm Pháp DUY LINH 04/10/2024 Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã đến Pháp, bắt đầu các hoạt động từ ngày 4-10 với nhiều nội dung quan trọng.
Tin tức thế giới 4-10: Tổng thư ký LHQ được ủng hộ; Triều Tiên tuyên bố dùng vũ khí hạt nhân khi cần BÌNH AN 04/10/2024 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố ủng hộ ông Guterres do Israel cấm nhập cảnh; Bà Melania Trump ủng hộ quyền phá thai, trái ngược với chồng.
Tin tức sáng 4-10: Giá USD ngân hàng bất ngờ bật tăng; 'Ém' loạt giao dịch, một công ty bị phạt nặng TUỔI TRẺ ONLINE 04/10/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm ở nhiều kỳ hạn; Xu hướng doanh nghiệp dùng AI tìm nhân sự, sàng lọc hồ sơ xin việc; Chủ tịch một doanh nghiệp nhà nước xin nghỉ sau chưa đầy nửa năm...
Rapper Negav và nhóm chat 3.000 thành viên: Khi nhóm kín không còn kín Đ.Dung 04/10/2024 Vì những phát ngôn tục tĩu, phản cảm, miệt thị, xúc phạm người khác trong nhóm kín, có không ít người phải 'ăn' trái đắng.