TTCT - Số người thiếu ngủ hoặc đã lâu không biết thế nào là một giấc ngủ ngon nhiều tới mức tạo ra một loại hình du lịch mới: sleepcation (sleep + vacation), nôm na là du lịch ngủ. Ảnh: Sleep Cycle"Về cơ bản, loại hình này thực sự đơn giản như tên của nó vậy: bạn đi nghỉ dưỡng với mong muốn có được một hoặc một vài đêm ngon giấc" - báo HuffPost trích lời Tanner Saunders, phóng viên chuyên về khách sạn của trang The Points Guy, trong một bài viết hồi tháng 4.Theo Saunders, một chuyến du lịch lịch ngủ có thể là chuyến nghỉ dưỡng dành trọn cho giấc ngủ, gặp gỡ chuyên gia để chăm sóc cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình, đảm bảo cho bạn cảm giác tươi mới. Hay một chuyến du lịch ngủ cũng có thể diễn ra ngay chính thành phố bạn đang ở mà không nhất thiết phải đi đâu. Người ta có thể đặt phòng khách sạn có đi kèm gói dịch vụ "ngủ ngon" gồm giường ngủ sang trọng, có công nghệ tiên tiến, máy tạo âm thanh hoặc một số thuốc bổ giúp ngủ ngon chẳng hạn.Có cầu ắt có cungTheo báo cáo dự đoán du lịch năm 2024 của Booking.com - khảo sát 27.730 người từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ - gần 2/3 (66%) du khách đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương muốn đi du lịch chỉ để có một giấc ngủ không bị gián đoạn. Xu hướng này đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc, nơi 83% du khách tìm kiếm kỳ nghỉ tập trung hoàn toàn vào giấc ngủ. Việt Nam xếp vị trí thứ 6, cùng hạng với Singapore với tỉ lệ là 67%.Tương tự, theo báo cáo xu hướng du lịch năm 2024 của Skyscanner, gần 50% du khách Mỹ được khảo sát cho biết hiện tại họ quan tâm đến sức khỏe giấc ngủ hơn so với vài năm trước. "Ngủ" cũng đứng đầu danh sách các hoạt động chính của du khách Mỹ trong kỳ nghỉ tiếp theo của họ, xếp hạng cao hơn cả mua sắm, khám phá đời sống đêm và ngắm động vật hoang dã.Trước nhu cầu đó, thị trường du lịch ngủ ước tính sẽ tăng trưởng gần 8% và tăng thêm 400 tỉ USD trong giai đoạn 2023 - 2028, theo Công ty nghiên cứu thị trường HTF Market Intelligence.Thực tế là một số resort thiên về chăm sóc sức khỏe đã tập trung vào dịch vụ giấc ngủ nhiều năm nay nhưng hiện tại càng có nhiều resort và khách sạn, từ sang trọng đến bình dân, tham gia xu hướng này.Virgin Hotels Dallas trang bị rèm cản sáng trong mỗi phòng và các tiện nghi khác giúp ngủ ngon như bom tắm, bình xịt thư giãn… DasPosthotel ở Áo còn có hẳn menu gối ngủ thảo dược cho khách lựa chọn để có được giấc ngủ ngon với phương châm "một giấc ngủ lành mạnh là cách tốt nhất để phục hồi".Một số khách sạn có tiếng thậm chí còn thuê các chuyên gia về giấc ngủ để giúp khách của họ ngủ ngon, theo trang The Hustle. Chẳng hạn, Tập đoàn Park Hyatt triển khai chương trình "Ngủ tại Hyatt" ở Úc và New Zealand cùng "đại sứ giấc" ngủ Nancy H. Rothstein.Minh họa: Mitchell VolkThay đổi nhận thứcTheo The Hustle, khách sạn phục vụ giấc ngủ ngon không phải là chuyện gì mới mẻ, bởi chuỗi khách sạn Westin đã giới thiệu "chiếc giường thiên đường (Heavenly Bed)" của họ từ tận năm 1999. Ngoài ra, rèm cản sáng và máy tạo tiếng ồn trắng giúp ngủ ngon hơn cũng đã được nhiều nơi áp dụng.Vậy thì điều gì khiến sleepcation thành xu hướng trong những năm gần đây? Du lịch vốn là để ăn uống, thư giãn, khám phá nhưng đổi lại phải ngủ ít hơn để còn có thời gian tận hưởng."Giờ thì đang có một sự thay đổi lớn trong nhận thức và ưu tiên của chúng ta cho sức khỏe và hạnh phúc" - tiến sĩ, nhà nghiên cứu về giấc ngủ Rebecca Robbins nói với CNN năm 2022.Đại dịch COVID-19 dường như đóng một vai trò rất lớn trong việc này. Một nghiên cứu trên Journal of Clinical Sleep Medicine chỉ ra rằng 40% trong số hơn 2.500 người trưởng thành tham gia khảo sát cho biết chất lượng giấc ngủ của họ bị giảm sút kể từ khi đại dịch bắt đầu. "Người ta chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ trong thời đại COVID-19 và có thể là do rất nhiều người đã phải vật lộn với giấc ngủ trong giai đoạn này" - tiến sĩ Robbins nói.Ngủ ngon rồi sao nữa?Câu hỏi quan trọng nhất là liệu những trải nghiệm du lịch tập trung vào giấc ngủ trong thời gian ngắn có thực sự có tác động lâu dài đến giấc ngủ tổng thể của một người không?Theo tiến sĩ Robbins, trải nghiệm du lịch tập trung vào "chiến lược giấc ngủ lành mạnh" nhằm cung cấp cho khách những công cụ họ cần để cải thiện giấc ngủ, có thể mang lại lợi ích to lớn, miễn là có chuyên gia y tế hoặc nhà khoa học uy tín tham gia."Nếu ai đó tham gia mà không thấy bất kỳ tiến triển nào, đó có thể là do họ mắc chứng rối loạn giấc ngủ mà chưa được điều trị" - bà giải thích. Đó cũng là lý do vì sao khách sạn phải hợp tác với chuyên gia nếu muốn nhảy vào lĩnh vực du lịch ngủ.Tuy nhiên, một số bác sĩ vẫn còn hoài nghi về lợi ích lâu dài của loại hình này. Tiến sĩ Abhinav Singh, chuyên gia đánh giá y tế của Sleep Foundation, cho rằng dù du lịch ngủ có vẻ là một ý tưởng hay nhưng nó giống một loại băng cá nhân băng tạm vào vết thương hơn. "Thói quen ngủ - thức nhất quán là điều cần thiết để mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài" - Singh nói với HuffPost hồi tháng 4."Một điều cần cân nhắc khi đi du lịch ngủ là không phải mọi thứ bạn thích trong quá trình trải nghiệm đều có thể được lặp lại ở nhà - ít nhất là về mặt kinh tế. Giả sử một chiếc giường siêu sang trọng ru bạn vào giấc ngủ, kiểm soát nhiệt độ cơ thể và đánh thức bạn đúng lúc có thể là cách tuyệt vời để giúp ngủ ngon trong một đêm, nhưng là điều mà người bình thường không thể đạt được khi ở nhà" - Tanner Saunders cảnh báo. Tags: Du lịchDu lịch ngủThiếu ngủMất ngủ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ “lăn bánh” chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".