TTCT - Nhiều năm chấm thi tuyển sinh ĐH ngành sư phạm mầm non (khối M), môn kể chuyện (một trong ba môn thi năng khiếu gồm: hát, đọc diễn cảm và kể chuyện theo tranh) luôn để lại cho các giám khảo chúng tôi nhiều nỗi ngậm ngùi. Phóng to Minh họa: Bích khoa Mỗi đề thi là một câu chuyện có tên chuyện, chủ đề và khoảng 3-5 bức tranh minh họa. Thí sinh cầm đề và kể chuyện theo trình tự các bức tranh. Vì đã có tranh minh họa, gợi ý nên chỉ cần nắm chủ đề, logic chuyện là thí sinh có thể diễn đạt được nội dung. Thực hiện được yêu cầu cơ bản đó, thí sinh đã có 5/10 điểm. Số điểm còn lại tùy thuộc vào năng khiếu, nghệ thuật kể của các em. Xem ra với đề thi như thế, việc đạt điểm trung bình, thậm chí chỉ cần 1-2 điểm là không khó lắm, nếu không nói là quá dễ. Vậy mà vẫn có rất nhiều thí sinh nhận điểm 0. Và đáng ngạc nhiên, đáng buồn hơn là những điểm kém đó rơi vào các thí sinh có đề thi thuộc đề tài rất quen thuộc là truyện cổ tích, truyền thuyết của dân tộc. Nhiều thí sinh không hề biết gì (hoặc không còn nhớ gì?) về Sự tích trầu cau, Sự tích quả dưa hấu, Sự tích bánh chưng bánh giầy... Những câu chuyện cổ tích quá quen thuộc, hầu như ai cũng đã nghe từ tấm bé. Vậy mà những cái tên như Mai An Tiêm, Lang Liêu lại quá đỗi xa lạ với những thí sinh này. Khi giám khảo hỏi: Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp gỡ và chia tay như thế nào, Thánh Gióng xin nhà vua những gì để ra trận, vua Hùng đòi những lễ vật gì khi kén chồng cho Mỵ Nương, vì sao có tên gọi là hồ Gươm... thì các thí sinh chỉ nhớ mang máng hoặc lẫn lộn lung tung. Có thí sinh mở đầu chuyện Tấm Cám với câu: Ngày xưa có hai mẹ con tên là Tấm và Cám... rồi lúng ta lúng túng nhìn vào các bức tranh mà mãi mới nói thêm được câu: Cám là mẹ, Tấm là con... 0 điểm, chắc chắn rồi, nhưng sao thấy buồn ghê gớm! Nếu không trực tiếp chấm thi, tôi sẽ không thể nào tin những trường hợp trên là có thật. Là người Việt, đã tốt nghiệp tú tài, chọn thi vào ĐH sư phạm ngành giáo dục mầm non mà không biết gì những chuyện cổ về tổ tiên nước mình, thật không thể nào hiểu nổi! Dù các trường hợp như trên không nhiều, chỉ khoảng vài chục trong số hàng ngàn thí sinh, nhưng vẫn thấy day dứt quá. Các em đã lớn lên như thế nào, được nuôi dạy ở gia đình ra sao? Các em đã được kể chuyện gì ở trường mẫu giáo? Các em học những gì suốt 12 năm qua ở trường phổ thông?... Tags: Thí sinhCâu chuyện giáo dụcGiáo dụcĐH ngành sư phạm mầm non
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.