TTCT - Triết gia đồng thời là nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ John Dewey từng cho rằng: "Nền giáo dục đích thực là nền giáo dục khuyến khích mọi năng lực của đứa trẻ, thông qua sự đòi hỏi của hoàn cảnh xã hội, mà trong đó đứa trẻ luôn tìm được chính mình. Phóng to Nếu lấy mục tiêu là vượt qua các kỳ thi, các em khác gì những cái máy bị nhồi nhét kiến thức? - Ảnh: Như Hùng Trước đòi hỏi này, đứa trẻ được khích lệ để có thể hành xử như một thành viên đơn nhất, lộ diện từ tính cách độc đáo trong hành động và cảm xúc của chính nó, nhận biết được mình từ quan điểm lợi ích tập thể mà nó là thành viên". Nhìn những gì mà nền giáo dục VN đang thực hiện - theo đuổi, có vẻ chưa thật sự hướng đến mục tiêu này. Nó vẫn nặng tính thi cử, thành tích hơn là "khuyến khích mọi năng lực của đứa trẻ". Nhào nặn, nhồi nhét, sáo rỗng là những gì đã và đang thực hiện ở các trường học, các cấp học. Khi giáo dục được xã hội hóa, nó đẩy mục tiêu của nền giáo dục đi đến sự bế tắc của phương pháp. Hệ thống trường ngoài công lập đã và đang hình thành như một "thế lực" thật sự để cạnh tranh với các trường công lập, thậm chí là trường công lập có thương hiệu, nổi tiếng. Lấy mục tiêu gì để cạnh tranh? Vẫn là kết quả của các kỳ thi. Ðể đạt được mục tiêu đó, họ đã biến những đứa trẻ thành những cái "máy cày" và thu nhận tất cả mọi kiến thức được nhồi nhét. Chỉ đạt một kết quả cuối cùng: vượt qua các kỳ thi. Mục tiêu "khích lệ để có thể hành xử như là một thành viên đơn nhất, lộ diện tính cách độc đáo trong hành động và cảm xúc..." hoàn toàn không thể tồn tại trong từng cá nhân đứa trẻ. Chúng được "đồng phục hóa". Từ ăn mặc bên ngoài đến những hành xử trong trường học luôn ở thế "khỏa lấp" khái niệm cá nhân - đơn nhất. Ðề thi văn tốt nghiệp năm nay có ý hướng sự nhận thức của những đứa trẻ đến "thói giả dối". Nhưng xem ra mục tiêu đó khó đạt được, thậm chí phản tác dụng. Bởi khi thí sinh đặt bút để viết ra điều đó, "thói giả dối" tràn ngập ngay trước mắt. Và giấc mơ về những ai mong mỏi nền giáo dục đưa những đứa trẻ "nhận biết được mình từ quan điểm lợi ích tập thể mà nó là thành viên" trở nên tan biến. NGỌC LỮ Tags: Mùa thiNhà giáo dụcJohn Dewey
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.