TTCT - Bệnh đái tháo đường ngày nay đã sản sinh ra một loại dịch mới, đó là suy thận mãn tính. Vận động nhẹ nhàng như khiêu vũ tốt hơn là chỉ nằm yên một chỗ - Ảnh: T.T.D. Ước tính 50% bệnh nhân đái tháo đường loại 1 (tuổi trẻ) sẽ mắc bệnh thận đái tháo đường sau 10 năm, và 20% bệnh nhân đái tháo đường loại 2 (lớn tuổi) mắc bệnh sau 20 năm. Tốc độ này có thể nhanh hơn nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Khi suy thận bước vào giai đoạn cuối, bệnh nhân chỉ có thể duy trì sự sống bằng những biện pháp thay thế chức năng thận như chạy thận nhân tạo định kỳ, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Ở nước ta hiện nay chỉ có khoảng 10% bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối được điều trị thay thế chức năng thận, số còn lại đều tử vong do chi phí điều trị rất cao và mạng lưới y tế chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về hình thức điều trị này. Phát hiện và theo dõi Suy thận mãn tính thường không có triệu chứng gì đặc biệt và chỉ biểu hiện ra ngoài như phù, thiếu máu, tăng huyết áp, buồn nôn và nôn khi chức năng thận đã giảm nặng. Đặc tính này khiến bệnh nhân và bác sĩ mất cảnh giác, điều trị ít hiệu quả vì bệnh đã ở giai đoạn trễ. Do vậy, tất cả phải bắt đầu từ ngày đầu tiên được chẩn đoán đái tháo đường. Thầy thuốc phải xác định được thận đã tổn thương chưa, ở giai đoạn nào, chương trình theo dõi tổn thương thận phải được thực thi càng sớm càng tốt để từ đó có biện pháp điều trị tương ứng. Cách theo dõi quan trọng nhất là dựa vào xét nghiệm nước tiểu. Biểu hiện sớm nhất là trong nước tiểu xuất hiện một lượng nhỏ albumin (một loại đạm), và chỉ được phát hiện nếu cố ý tầm soát. Đây là một xét nghiệm chuyên biệt và nên được thực hiện cho đái tháo đường loại 1 năm năm sau chẩn đoán đái đường, và hằng năm cho đái tháo đường loại 2. Tổn thương thận càng nặng, lượng đạm mất vào nước tiểu càng nhiều, và càng được phát hiện dễ dàng hơn bằng xét nghiệm nước tiểu thông thường. Một số tình trạng bệnh ngắn hạn có thể làm lượng đạm trong nước tiểu tăng thoáng qua như huyết áp tăng, đường huyết tăng, suy tim, sốt... Do đó bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà chẩn đoán độ nặng của bệnh thận. Bên cạnh đó cũng cần đánh giá chức năng thận bằng các xét nghiệm máu đo nồng độ các chất độc mà bình thường được thận đào thải, đó là xét nghiệm urê máu (urê là chất thải của quá trình chuyển hóa đạm) và creatinin máu (là chất thải của sự thoái biến tế bào cơ). Tần suất làm các xét nghiệm sau đó là tùy bệnh nhân cụ thể, nhưng thường xuyên hơn khi bệnh nặng dần. Bệnh nhân nên được bác sĩ giải thích để nắm vững các giá trị bình thường và bất thường của các xét nghiệm nước tiểu và máu để hiểu thêm về bệnh cũng như hợp tác với bác sĩ trong theo dõi điều trị. Vào giai đoạn điều trị chuyên sâu Khi thận tổn thương, bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể được bác sĩ nội tiết theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, khi những tổn thương này nhiều tới mức chức năng thận giảm dưới một phần tư giá trị bình thường, bệnh nhân nên được chuyển đến bác sĩ thận học nhằm được điều trị ở mức chuyên khoa sâu hơn, đem lại sự kiểm soát chức năng thận tốt hơn. Đặc biệt khi thận suy nặng, những biện pháp điều trị trở nên đặc hiệu hơn, đòi hỏi theo dõi sát hơn. Điều quan trọng hơn cả là bệnh nhân cần được chuẩn bị về mặt tâm lý lẫn cơ thể để bước vào giai đoạn điều trị thay thế chức năng thận. Bệnh nhân sẽ được tư vấn chọn hình thức điều trị thay thế nào (chạy thận, thẩm phân hay ghép thận), được trang bị kiến thức về hình thức điều trị mà mình đã chọn. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân được chuẩn bị tốt thì tỉ lệ tử vong về sau cải thiện hơn so với những bệnh nhân không được chuẩn bị. Đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường khi vào suy thận mãn giai đoạn cuối, cơ thể thường có những tổn thương ở nhiều cơ quan, nhất là hệ động mạch, do đó càng cần phải chuẩn bị tốt hơn, chẳng hạn như phải được tạo một cầu nối động tĩnh mạch vào thời điểm thích hợp nếu như bệnh nhân chọn hình thức điều trị thay thế là chạy thận định kỳ. Những biện pháp sau đây đã cho thấy có hiệu quả trong trì hoãn sự xuất hiện của tổn thương thận do đái tháo đường: • Kiểm soát tốt đường huyết (chỉ số HbA1C < 7% cho hầu hết bệnh nhân). • Kiểm soát tốt huyết áp (huyết áp < 140/90 mmHg cho hầu hết bệnh nhân). • Dùng thuốc ức chế hệ hormone renin - angiotensin - aldosterone. Khi các hormone này bị ức chế, sự mất đạm vào nước tiểu giảm đi, làm giảm tổn thương thận. Tags: Suy thận
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Nhân viên quán bia kể lúc đập khóa, dập tắt ngọn lửa trong căn nhà bốc cháy HỒNG QUANG 22/11/2024 Phát hiện đám cháy bùng lên trong căn nhà khóa cửa, 3 người đàn ông làm việc ở quán bia gần đó đã tiếp cận để phá khóa. Họ sau đó dùng bình cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Việt Nam có khoảng 70.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến kháng thuốc kháng sinh THANH HÀ 22/11/2024 Theo Tổ chức Y tế thế giới, đã có gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.