TTCT - Odion Ighalo - tân binh của Manchester United - đã không thể tham gia chuyến tập huấn ở Tây Ban Nha cùng các đồng đội mới vì anh đến từ Trung Quốc. Tiền đạo người Nigeria sẽ bị cách ly khoảng hai tuần, theo như quy định của nhiều quốc gia, để phòng chống dịch corona. Nhiều trận bóng đá ở Trung Quốc đã bị hoãn vì dịch bệnh. Ảnh: Getty ImagesNhưng Ighalo vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những ngôi sao nước ngoài khác đang “mắc kẹt” ở Trung Quốc. Từ thiên đường, China Super League (CSL - Giải vô địch bóng đá Trung Quốc) bỗng chốc hóa thành nơi làng bóng đá thế giới đều muốn xa lánh.CSL sụp đổ?Kể từ khi các CSL bắt đầu vung tiền mạnh mẽ cách đây khoảng sáu năm, mùa đông nào Trung Quốc cũng chào đón hàng chục ngôi sao đến từ châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ. Trong kỳ chuyển nhượng đầu năm 2019, CSL có đến 21 tân binh là người nước ngoài.Nhưng trong kỳ chuyển nhượng năm nay, mới vỏn vẹn 2 cầu thủ nước ngoài chuyển đến đây - Ricardo Lopes (từ Jeonbuk - Hàn Quốc đến Shanghai SIPG) và Mubarak Wakaso (từ Alaves - Tây Ban Nha đến Jiangsu Suning). Riêng vụ chuyển nhượng Wakaso diễn ra giữa tháng 1, thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán còn chưa bùng nổ.Kỳ chuyển nhượng mùa đông của bóng đá Trung Quốc sẽ kết thúc vào cuối tháng 2, nhưng có lẽ chẳng còn thêm ngôi sao nước ngoài dám đặt chân đến đại lục lúc này. Ở chiều ngược lại, 15 ngôi sao nước ngoài đã “tháo chạy” khỏi CSL.Mùa giải 2019-2020 đánh dấu một cột mốc cho lịch sử chuyển nhượng bóng đá Trung Quốc, khi các CLB bị áp đặt mức lương tối đa cho mỗi cầu thủ là 3,3 triệu USD/năm. Nhưng những chuyên gia của thị trường chuyển nhượng tin rằng đó không phải là nguyên nhân chính khiến các ngôi sao đến từ châu Âu, Nam Mỹ không còn khát khao thi đấu ở Trung Quốc.Bởi bằng nhiều cách “luồn lách” khác nhau, các đội bóng của CSL vẫn có thể mua được ngôi sao, trả cho họ mức lương trên trời mà không bị phạt (như việc sử dụng những khoản tiền thưởng hoặc nhờ đến bên thứ ba). Cho đến lúc này, tiền vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn của bóng đá Trung Quốc. Vấn đề là nỗi sợ hãi.Như nhiều sự kiện thể thao khác, CSL đã phải hoãn vô thời hạn vì dịch. Nhưng chừng đó là không đủ để các ngôi sao bóng đá cảm thấy an toàn. “Họ cảnh báo chúng tôi nên rời nhà càng ít càng tốt. Chúng tôi hiện không phải chơi ở giải vô địch quốc gia nhưng sẽ phải ra sân ở AFC Champions League, vì vậy chúng tôi cần tập luyện mỗi ngày.Tôi đã nghĩ tới việc rời khỏi Trung Quốc vì gia đình” - Paulinho, tiền vệ người Brazil đang khoác áo Guangzhou Evergrande, cho biết. Có rất nhiều người đang suy nghĩ giống Paulinho, gồm những ngôi sao hạng A của CSL như Marouane Fellaini, Yaya Toure và Moussa Dembele.Chưa nói đến nỗi sợ, việc CSL phải hoãn vô thời hạn cũng khiến nhiều cầu thủ nước ngoài bỏ ý định chơi bóng ở Trung Quốc lúc này, vì sự nghiệp của họ. Mùa hè 2020 là một mùa hè quan trọng với cả giải vô địch châu Âu - Euro và Nam Mỹ - Copa America sẽ diễn ra. Các ngôi sao châu Âu và Nam Mỹ vì thế cần được chơi bóng đỉnh cao ở thời điểm này để tìm kiếm một suất lên tuyển.Với một giải đấu vốn đã thiếu căn cơ và chỉ dựa vào tiền để thu hút ngôi sao như CSL, các cầu thủ không có nhiều lý do để phải hi sinh tương lai cũng như sự an toàn của họ.Tham vọng Olympic lung layNếu như ảnh hưởng đến làng bóng đá Trung Quốc mới chỉ là bề nổi, thì về lâu về dài, dịch viêm phổi Vũ Hán thậm chí có thể giết chết tham vọng Olympic của quốc gia này. Hàng loạt sự kiện thể thao lớn tổ chức tại Trung Quốc khoảng thời gian này đã bị hủy bỏ, tạm hoãn hoặc thay đổi địa điểm.Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới lùi lại một năm; vòng loại boxing Olympic 2020 đổi địa điểm từ Vũ Hán sang Amman, Jordan; vòng loại bóng rổ Olympic 2020 đổi từ Phật Sơn đến Belgrade (Serbia); giải cầu lông China Masters lùi vô thời hạn...Hầu như toàn bộ các chuyến tập huấn của thể thao các nước đến Trung Quốc quãng thời gian này cũng bị hủy bỏ. Về mặt kinh tế, ngành thể thao Trung Quốc thực sự điêu đứng khi bị làng thể thao thế giới “tuyệt giao”.Trước mắt, họ phải chịu không ít tổn thất về chuyên môn. Đánh mất lợi thế sân nhà ở các giải vòng loại, VĐV Trung Quốc chắc chắn gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tìm đường đến Olympic, trong bối cảnh người Trung Quốc đang rất quyết tâm lấy lại vị thế của một trong hai nền thể thao số 1 thế giới ở Olympic Tokyo 2020.Olympic 2008 đánh dấu cột mốc lịch sử của thể thao Trung Quốc khi họ vượt qua người Mỹ để đứng đầu bảng tổng sắp huy chương (48 HCV so với 36 HCV của Mỹ). Nhưng đó là một chiến thắng không thuyết phục, bởi Trung Quốc có lợi thế chủ nhà. Chiến tích của họ còn bị lu mờ phần nào bởi bê bối doping bị phanh phui cách đây ba năm với 3 VĐV cử tạ, những người sau đó đã bị tước huy chương.Sau khi bê bối doping ở hai kỳ Olympic 2008 và 2012 bị phanh phui vào đầu năm 2016, thể thao Trung Quốc đột ngột tụt dốc ở Olympic Rio de Janeiro 2016. Trên đất Brazil bốn năm trước, Trung Quốc chỉ giành được 26 HCV, kém xa Mỹ (46 HCV) và xếp dưới cả Anh (27 HCV).Không lạ khi nhiều người suy luận rằng thành công mà Trung Quốc gặt hái được nhiều năm trước là nhờ vào công nghệ doping. Sự bẽ mặt càng lớn hơn khi Trung Quốc bị Nhật Bản vượt mặt ở môn bơi - vốn là thế mạnh của họ.Olympic Tokyo 2020 vì thế là kỳ thế vận hội mà Trung Quốc đặt mục tiêu lấy lại vị thế cường quốc số 2 thế giới, cũng như CSL được coi là con đường nhanh nhất đưa nền bóng đá đại lục vươn đến tầm thế giới. Nhưng dịch bệnh này đã làm đảo lộn không ít kế hoạch của họ.■Sẽ không hoãn Olympic 2020Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản là một trong những quốc gia có số ca nhiễm virus corona nhiều nhất. Điều này khiến giới thể thao phương Tây tỏ ra lo ngại và xuất hiện tin đồn về việc Olympic Tokyo 2020 sẽ bị hoãn.Nhưng mới đây, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã lên tiếng khẳng định sẽ không hoãn kỳ thế vận hội này, Olympic Tokyo 2020 vẫn sẽ khai mạc vào ngày 24-7 và kết thúc ngày 9-8 như dự kiến. Đây là một kỳ Olympic rất hứa hẹn về mức độ hoành tráng, hiện đại. Thời gian qua, Nhật Bản liên tục giới thiệu những công nghệ tối tân mà họ sẽ trình làng mùa hè này. Tags: OlympicThể thaoThể thao Trung Quốc
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân MINH KHÔI 22/11/2024 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng như hiện nay.