TTCT - Ít ai bày tỏ việc muốn có người để cùng vui vầy là “như thèm thức ăn”, nhưng các nhà khoa học vừa chỉ ra: một người khao khát giao tiếp xã hội và một người đói thèm ăn có những phản ứng thần kinh tương tự nhau. Ảnh: New York TimesĐại dịch COVID-19 đã khiến thế giới cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Càng đóng cửa ở trong nhà, ta càng thèm khát được quây quần bên những người thân yêu, hay bất kỳ mối tương tác xã hội nào, miễn là không phải ở một mình. Bản năng chạy trốn nỗi cô đơn này được khắc sâu trong não bộ loài người, và một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neurosciencegần đây cho thấy khao khát giao tiếp xã hội của con người tạo ra phản ứng thần kinh tương tự như một người đói thèm ăn.Nhà thần kinh học nhận thức Livia Tomova và các cộng sự tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó họ cho 40 tình nguyện viên nhịn ăn trong 10 tiếng đồng hồ liên tục. Vào cuối ngày, những người này được cho xem hình ảnh bánh pizza và bánh kem sôcôla trong lúc não của họ được quét bằng máy cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Tại vòng nghiên cứu tiếp theo, các tình nguyện viên bị cách ly khỏi mọi tương tác xã hội - bao gồm tương tác trực tiếp và gián tiếp qua môi trường Internet - cũng trong vòng 10 tiếng, sau đó được cho xem hình ảnh người khác tụ tập và chơi thể thao một cách vui vẻ.Kết quả chụp fMRI cho thấy cùng một vị trí của não của những người tham gia bị kích thích ở cả hai tình huống, theo Science News. Theo đó, các nơron ở vùng chất đen và khu vực VTA (ventral tegmental area) ở trung não bừng lên khi nhìn thấy hình ảnh đồ ăn và các hoạt động xã hội sau thời gian dài thiếu thốn. Hình ảnh những bông hoa sặc sỡ, dùng để đối chứng, thì không gây ra phản ứng tương tự ở những đối tượng được nghiên cứu.Trung não vốn được biết đến với vai trò điều hành hệ thống phần thưởng của não, là nơi sản sinh ra dopamine, chất giúp ta cảm thấy hưng phấn trước một kết quả nào đó. Đây là vùng chịu trách nhiệm cho khả năng gây nghiện của các loại chất kích thích hay bất cứ hành vi gây nghiện nào như chơi game, ăn đồ ngọt... Những người tham gia cũng được yêu cầu ghi lại cảm nhận của họ trong suốt quá trình. Sau một ngày nhịn ăn, họ viết rằng mình cảm thấy khó chịu và thèm đồ ăn kinh khủng. Còn sau thời gian cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, dù chỉ 10 tiếng, cảm giác chung của những người này là cô đơn, chán chường và thèm muốn được tương tác với người khác, theo tạp chí Cosmos.“Thời gian cô lập đối tượng nghiên cứu [của chúng tôi] dài hơn bất cứ công trình tương tự nào từng được thực hiện trước đây” - Rebecca Saxe, một thành viên trong nhóm tác giả, tiết lộ với trang Medical News Today. Trước đó, một nghiên cứu năm 2016 cũng của MIT từng phát hiện một vùng tương tự trong não của chuột thí nghiệm cũng hoạt động mạnh sau thời gian dài bị cô lập khỏi đồng loại. “[Nghiên cứu] cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho giả thiết rằng sự cô đơn hoạt động như một loại tín hiệu - giống như cảm giác đói - báo hiệu cho một cá nhân rằng họ đang thiếu thứ gì đó và họ cần phải hành động để khắc phục điều đó” - trưởng nhóm nghiên cứu Tomova nói với trang Inverse.Còn theo Saxe, phát hiện của nhóm phù hợp với quan niệm cố hữu rằng các tương tác xã hội tích cực là nhu cầu cơ bản của con người, và sự cô đơn chỉ là một trạng thái cấp tính bất thường. Khi chúng ta bị cô lập, bộ não của con người tự thân nó sẽ tìm cách khắc phục cảm giác cô đơn ấy bằng cách phát đi tín hiệu báo cho ta biết: “Này, bạn ở nhà một mình hơi lâu rồi đấy, hay là ra ngoài gặp gỡ mọi người nhé?”.Từ trước dịch, thế giới đã phải đối mặt với một “đại dịch cô đơn” khi ngày càng nhiều người cho rằng họ cảm thấy cô đơn trong cuộc sống, và dịch COVID-19 chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề này. “Nếu chỉ một ngày ở một mình đã khiến bộ não của chúng ta phản ứng như thể nhịn đói cả ngày, điều đó chứng tỏ não rất nhạy cảm với trải nghiệm ở một mình” - Tomova nhận xét.Nếu như các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi là một lựa chọn có chủ đích, sự cô độc có thể mang lại những tác động tích cực đến cuộc sống, hiện tại phần lớn mọi người không có quyền lựa chọn trong việc sống tách biệt với xã hội bên ngoài. “Một số người có thể không bận tâm nhiều, nhưng sẽ có những người cảm thấy khổ sở vì bị mất kết nối với người khác” - Tomova nói.■ Tags: Cô đơnKhoa học thần kinh
Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine THANH HIỀN 20/05/2025 Ông Trump nói Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn "ngay lập tức"; Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine.
Làm đường trên cao kết nối sân bay Long Thành ĐỨC PHÚ 20/05/2025 Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang nghiên cứu xây dựng dự án cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối khu đô thị Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành.
Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì? THANH HIỀN 20/05/2025 Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.
Truyền thông, mạng xã hội nước ngoài nói về Thùy Tiên: Đáng trách hơn đáng thương HOÀI PHƯƠNG 20/05/2025 Các diễn đàn, fanpage sắc đẹp uy tín cập nhật nhanh vụ việc Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan kẹo rau củ Kera.