TTCT - Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gạo Việt Nam đang có “cơ hội vàng”. Thế nhưng, do những điểm yếu cố hữu của ngành và cũng do chưa chú ý khai thác các thị trường ngách, cơ hội có được tận dụng hay không vẫn còn là câu hỏi. Biểu đồ sản lượng lúa“Miếng bánh" toTheo số liệu thống kê của FAO, trong 12 quốc gia thành viên TPP, ba quốc gia Canada, New Zealand và Singapore hoàn toàn không có khả năng sản xuất lúa. Trong khi đó, tổng sản lượng lúa hiện nay của chín quốc gia thành viên còn lại cũng chỉ đạt ngưỡng 70 triệu tấn, còn tính bình quân trong 10 năm trở lại đây thì mỗi năm chỉ đạt hơn 64 triệu tấn, chỉ chiếm 9,4% tổng sản lượng lúa của thế giới.Việt Nam chính là vựa lúa lớn nhất của TPP, với sản lượng bình quân hơn 39 triệu tấn/năm ở thời điểm này. Việt Nam chiếm 60,9% tổng sản lượng lúa của cả cộng đồng.Bên cạnh Việt Nam, Hoa Kỳ là một quốc gia có sản lượng lúa đáng kể nhất, bình quân chiếm tỉ trọng 14,7% tổng sản lượng lúa của TPP, nhưng suốt hai thập kỷ vừa qua, sản lượng lúa của nước này hầu như chỉ dao động trong khoảng 9-11 triệu tấn.Chính vì vậy, các quốc gia TPP, trừ Việt Nam, phải nhập khẩu ngày càng nhiều gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của mình. Các số liệu thống kê của FAO cho thấy tổng khối lượng gạo nhập khẩu của 11 quốc gia thành viên TPP năm 2014 đã đạt 4,52 triệu tấn, tăng bình quân 3,05%/năm, trong khi tổng sản lượng lúa chỉ tăng 1,88%/năm.Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy trong tổng khối lượng gạo xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn, thị trường lớn nhất của chúng ta trong TPP là Malaysia chỉ đạt 473.000 tấn, đứng thứ hai là Singapore chỉ với 186.000 tấn, thứ ba là Hoa Kỳ chỉ với 67.000 tấn, còn hai quốc gia có khối lượng nhập khẩu không đáng kể là Chile và Úc chỉ với 20.000 tấn.Cơ hội nhỏ hay lớn?Theo Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong năm 2014 Malaysia đứng đầu với khối lượng nhập khẩu 942.000 tấn, đứng thứ hai là Mexico với 866.000 tấn, đứng thứ ba là Hoa Kỳ với 741.000 tấn và đứng thứ tư là Nhật Bản với 669.000 tấn. Năm quốc gia khác là Singapore, Canada, Peru, Úc, Chile cũng nhập khẩu gạo khối lượng lớn, đến vài trăm nghìn tấn...Tổng khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta vào thị trường TPP năm 2014 không tới 800.000 tấn, trong khi 11 quốc gia này đã nhập khẩu 4,69 triệu tấn.Đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam là Thái Lan không phải là thành viên TPP khiến Việt Nam trở nên có ưu thế nhờ thuế giảm. Tuy nhiên, với “một nghìn lẻ một” lý do khiến gạo “Made in Vietnam” khó có thể gia tăng mạnh xuất khẩu vào các thị trường khác trong TPP.Đó trước hết là vì gạo xuất khẩu của chúng ta gần 30 năm nay vẫn “ba không” tròn trĩnh: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc. Việc các nhà nhập khẩu gạo Nhật Bản “bỏ rơi” gạo “Made in Vietnam” suốt 5 năm qua, mặc dù 20 năm trước đó họ vẫn liên tục nhập khẩu, mà kỷ lục từng đạt được gần 200.000 tấn năm 2005, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tích cực nào.Tiếp theo, mặt hàng gạo của chúng ta còn quá nghèo nàn, không có nhiều lựa chọn, hoặc không hợp thị hiếu của “thượng đế”, cho nên cũng không thể tăng mạnh khối lượng xuất khẩu vào những thị trường không chỉ đòi hỏi về an toàn thực phẩm mà còn đòi hỏi rất cao về nhiều yếu tố khác.Thế nhưng, rất đáng tiếc là tiềm năng sản xuất những loại gạo đặc sản lâu nay của chúng ta rất có hạn, trong khi đã có một số doanh nghiệp nhỏ lần lượt chuyển hướng sang sản xuất các loại gạo hữu cơ, hay gạo “chức năng”, gạo “thảo dược”, nhưng vẫn chưa được khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển. Trong đó, gạo hữu cơ có triển vọng phát triển. Bởi lẽ, vấn đề chủ yếu trong việc phát triển sản xuất gạo hữu cơ là thay đổi phương pháp canh tác, hay nói chính xác hơn, cốt lõi là khôi phục phương pháp canh tác cổ truyền mà thế hệ những nông dân lớn tuổi chắc chắn vẫn còn nằm lòng.Do vậy, điều kiện tiên quyết để tận dụng tốt nhất cơ hội mà TPP có thể mang lại cho chúng ta trước hết là xây dựng được thương hiệu cho gạo Việt Nam mới có thể tăng mạnh khối lượng xuất khẩu các mặt hàng đại chúng. ■ Tags: Thị trường gạoGạo và TPPThị trường gạo TPP
Tinh gọn bộ máy: Trung ương gương mẫu đi đầu THÀNH CHUNG 27/11/2024 Kết luận của Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII và phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm xác định vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
NÓNG: Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỉ đồng phát triển văn hóa TIẾN LONG 27/11/2024 Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tối thiểu là 122.250 tỉ đồng.
Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công, cảnh sát phải nổ súng cảnh cáo HỒNG QUANG 27/11/2024 Tài xế Lập cầm dao "truy sát" đại úy Thái Duy Kiên. Cảnh sát giao thông phải sử dụng súng bắn chỉ thiên cảnh cáo đồng thời tạo khoảng cách an toàn chờ sự hỗ trợ.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân bị điều tra tham nhũng MINH KHÔI 27/11/2024 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đang bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng.