TTCT - Người trẻ ngày càng xem thú cưng như con cái của mình, đến mức từ “fur baby” - chỉ những thú cưng có lông như chó, mèo được cưng nựng như em bé - được thêm vào Từ điển Oxford năm 2015. Nhưng không phải ai cũng đồng tình với việc xem thú cưng như con; thậm chí điều đó còn gây tác dụng ngược cho chính các con vật. Minh họa: The EconomistTheo Corinne Sweet, nhà trị liệu tâm lý và là tác giả của những cuốn sách về chứng lo âu, một chú chó có thể là “chất keo” gắn kết mọi thứ lại với nhau trong gia đình và là nguồn động viên tinh thần vô cùng to lớn cho mọi người giữa những lúc phong tỏa trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhưng vấn đề là nhiều người quên rằng phải đối xử với con chó như một con chó, quên đối xử với mèo như một con mèo.Những người nuôi thú cưng cho rằng chúng có thể hiểu được suy nghĩ và lời nói của họ, nhưng trên thực tế, Sweet nhấn mạnh, chúng không làm được điều đó. “Chúng không có ăngten thu nhận mọi suy nghĩ. Và chúng cũng không phải bạn đời của bạn” - cô nói.Theo Anna Webb, một nhà nghiên cứu hành vi chó, những người sở hữu thú cưng hiện nay đa số còn trẻ và đang trong độ tuổi đi làm, trong khi trước đây, chủ nhân thú cưng thường là những người về hưu - một sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học. “Tôi sợ rằng chúng ta đã quên chó là gì và rất nhiều người trẻ lần đầu nuôi thú cưng thực sự nghĩ rằng việc thuê người dắt chó đi dạo (và) thuê người chải lông cho chó là điều hoàn toàn bình thường; và lo lắng cả về sự tồn tại của những “nhà trẻ” dành cho chó” - Webb bày tỏ.Trish Harris, một người huấn luyện chó với hàng chục năm kinh nghiệm ở Úc, cũng bày tỏ lo lắng trước sự khác biệt trong cách đối xử với vật nuôi giữa các thế hệ. “Hơn 20 năm trước tâm lý chủ nuôi rất khác. Khi tôi mới vào nghề, chó là chó. Chúng phải nghe lời. Chúng sống cùng gia đình chủ nhưng [quan hệ chủ - tớ] cân bằng hơn. Rồi dần dần chó lại trở thành con cái trong nhà” - Harris nói với báo The Sydney Morning Herald.Nhưng thay đổi tâm lý khách hàng không dễ. Khi Harris nói với những người chủ thú cưng trẻ tuổi rằng cần phải dạy chó biết nghe lời và đặt ra giới hạn chủ - tớ, họ sẽ nói “Làm thế chúng có bớt yêu tôi không?”.Theo Harris, thực tế chó không cần tình thương của chúng ta - hay đúng hơn là thương theo cách mà ta cho là đúng. Một con chó được huấn luyện kỹ càng, sống có nề nếp và kỷ luật, sẽ thấy an toàn và hạnh phúc. Vì yêu thương quá mức và sai cách, để thú ít vận động trong khi lại ăn quá nhiều, con người đang khiến thú cưng mắc bệnh tương tự chủ của chúng.Daniella Dos Santos, phó chủ tịch cấp cao của Hiệp hội Thú y Anh, cho rằng thú cưng sẽ bị béo phì nếu cho ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc thức ăn của người vì mất cân bằng dinh dưỡng. “Việc chăm chút thú cưng cho thật thời trang, mặc quần áo cho thú vật cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thể hiện hành vi tự nhiên của chúng” - Dos Santos quan ngại. Cô cũng cảnh báo không nên dùng các liệu pháp dành cho người thay thế cho việc điều trị thú y.■Vì sao thích chi tiền?Sự chịu chi của chủ nuôi với thú cưng có thể khiến người ngoài cuộc ngạc nhiên. Một trong những nguyên nhân có thể là làm thế khiến người ta thấy hạnh phúc, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tập san The Journal of Positive Psychology vào tháng 3-2021.Nhóm nghiên cứu làm thí nghiệm trên một nhóm tình nguyện viên và nhận thấy những người nuôi thú cưng sẽ hạnh phúc hơn khi mua quà cho các con vật, so với mua cho chính họ hoặc cho người khác.Nghiên cứu cũng nhận thấy người ta sẵn sàng vui vẻ chi tiền hào phóng cho thú cưng ngay cả khi kinh tế khó khăn, chẳng hạn trong đại dịch COVID-19. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Michael W. White (Trường Kinh doanh Đại học Columbia), số tiền này không lãng phí, bởi người chủ đổi lại niềm vui có thú cưng bầu bạn và cả cảm giác hài lòng với cuộc sống khi so với những người không có thú cưng.Cuối cùng, việc chi tiền cho thú cưng giúp mang lại cảm xúc tích cực cho người chủ, vì họ tin rằng chăm lo cho các con vật bằng lời ngon ngọt và cả bằng ví tiền sẽ đổi được tình yêu, sự biết ơn của chúng - những thứ mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Thú cưng và người trẻ Tiếp theo Tags: Thú cưngMillennialThế hệ thiên niên kỷ
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tự chủ đại học, Nhà nước đầu tư theo kết quả đầu ra NGUYÊN BẢO 12/10/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước không đầu tư, mà là đầu tư theo các 'kết quả đầu ra'.
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài: Đề xuất ngân sách trung ương bố trí 1.368 tỉ để giải phóng mặt bằng ĐỨC PHÚ 12/10/2024 Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài khoảng 51km, đoạn qua TP.HCM gần 24,7km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh hơn 26,3km.
Bộ Quốc phòng trả lời về việc doanh nghiệp của bộ bán pháo hoa THÀNH CHUNG 12/10/2024 Bộ Quốc phòng đã có trả lời liên quan kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận về việc 'sử dụng, độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng, dẫn đến tiêu cực'.