TTCT - Từ nhiều năm qua, Thụy Điển, Đan Mạch vẫn được coi là những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Thế nhưng những biến động toàn cầu gần đây đã tác động đến những “thiên đường” trên. TTCT giới thiệu một số chuyển biến này. Bìa báo Expressen của Thụy Điển hôm 15-9Ngày 15-9, khi Thụy Điển công bố kết quả bầu cử quốc hội, không chỉ người dân vương quốc này mà cả khối các nước Scandinavia đều chấn động vì Đảng Sverigedemokraterna (SD - Dân chủ Thụy Điển) - đảng cực hữu chống nhập cư và bị coi là có khuynh hướng phát xít - đã về thứ ba.Kết quả này khiến SD nghiễm nhiên trở thành đảng lớn thứ ba trong Quốc hội Thụy Điển. Kỳ bầu cử năm 2010, khi SD giành được 5,7% số phiếu và lần đầu tiên có ghế trong quốc hội, đã là một cú sốc lớn cho mọi người. Cú sốc này lớn tới nỗi nhật báo Expressen của Thụy Điển số ra ngày thứ hai 15-9 đã bôi đen toàn bộ trang nhất, trên đó nổi bật dòng chữ “Hôm qua 781.120 người Thụy Điển đã bầu cho” cùng logo của SD.Trên tờ báo uy tín Aftonbladet, biên tập viên trưởng Anders Linberg cũng hô hào người dân cùng các chính đảng hãy “tránh xa họ ra” (Metroxpress 16-9).Cực hữu gia tăngThủ tướng vừa mãn nhiệm Fredrik Reinfeldt dù rất thành công trong việc đưa Thụy Điển lên thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, nhưng Đảng Moderaterna (Ôn hòa) của ông chỉ giành được 23,2% số phiếu, giảm 7% so với năm 2010. Đảng về đầu cuộc đua, Dân chủ xã hội, cũng chỉ được 31,2%. Do vậy với 12,9% số phiếu, tương ứng 49 ghế, chủ tịch SD Jimmie Akesson, 35 tuổi, nghiễm nhiên có vai trò quan trọng. Vấn đề là cả Dân chủ xã hội và Ôn hòa đều tỏ ra e ngại một sự liên minh với SD.Sự liên minh, nếu có với SD, sẽ không chỉ đưa tới những tác động nhất định đối với các chính sách liên quan đến nhập cư và người nhập cư của Thụy Điển, mà còn gián tiếp xác nhận sự lớn mạnh của khuynh hướng cực hữu trên chính trường châu Âu. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Stockholm sau bầu cử, ông Stefan Loefven, tân thủ tướng, chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội, nói: “Thụy Điển đã có một bản đồ chính trị hoàn toàn mới và điều đó đòi hỏi tất cả phải chịu trách nhiệm” (Businessweek.com 15-9).SD được thành lập năm 1988, là hậu thân của Đảng Thụy Điển (1986-1988), một chính đảng được thành lập do sự sáp nhập của Đảng Tiến bộ với tổ chức kỳ thị chủng tộc Bevara Sverige Svenskt (Giữ Thụy Điển cho Thụy Điển).Cựu chủ tịch SD Anders Klarstrom từng có thời gian hoạt động trong Đảng Quốc xã Thụy Điển. SD luôn khẳng định họ là một đảng xã hội ôn hòa theo chủ nghĩa quốc gia nhưng vẫn giữ khẩu hiệu “Bevara Sverige Svenskt”. Sáng 3-10, tân Thủ tướng Thụy Điển Stefan Loefven đã trình diện nội các mới: Liên minh Dân chủ xã hội và Đảng Xanh (Môi trường), được sự ủng hộ của Đảng Tả (trước đây là Đảng Cộng sản) có 4,5% số phiếu, đã giành được quyền lập chính phủ thiểu số trung tả.Tuy nhiên, tổng số ghế của cả ba đảng này trong Quốc hội Thụy Điển chỉ là 159, còn thiếu 16 ghế để có được đa số tối thiểu. Đánh giá chung thì đây là một chính phủ rất yếu thế, nhưng ông Loefven đã giữ lời hứa không liên minh với SD.Trong diễn văn nhậm chức, tân thủ tướng tuyên bố sẽ loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử với người tị nạn và nhập cư tại Thụy Điển, đồng thời thúc đẩy những nước khác trong khối EU tiếp nhận người tị nạn đến từ các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn.Tân thủ tướng cũng tuyên bố sẽ quan tâm hơn đến việc người nhập cư tham gia thị trường lao động và tìm việc làm (Goteborg.se).Hiệu quả trong nỗ lực giảm chi tiêu của Chính phủ Thụy Điển từ năm 2006-2014. GDP của Thụy Điển tăng 12,6% trong thời gian này nhưng chi phí của Chính quyền Reinfeldt giảm mạnh, dự báo năm 2014 tiêu khoảng 52% GDP. Trong cùng thời gian thì GDP của Pháp chỉ tăng có 4,1% nhưng Chính phủ Pháp sử dụng khoảng 57% GDP - Ảnh: Nguồn: Eurostat, European Commission, IMF“Mở lòng” và mất phiếuNgày càng nhiều người Thụy Điển xem người nhập cư là gánh nặng cho xã hội phúc lợi của họ. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Reinfeldt đã hô hào cử tri “hãy mở lòng” với người tị nạn và người nhập cư, kết quả là mất phiếu vào tay SD. Trong vòng 20 năm trở lại đây, số người nhập cư, người tị nạn tăng nhanh tại các nước trong khối Scandinavia, nhất là Thụy Điển, do có chính sách dễ dàng hơn so với Đan Mạch hay Na Uy.Theo Cục Thống kê Thụy Điển năm 2011, 19,6% người sinh sống tại đây có gốc nước ngoài hoặc sinh ra tại nước ngoài. Trong năm 2014, Thụy Điển nhận 80.000 người tị nạn từ Syria, Eritrea, Somalia, Afghanistan, Iraq và các nước khác, con số cao nhất từ năm 1992 (BBC.com.news 15-9). Con số này sẽ còn tăng do tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và một số nước châu Phi hiện nay, khiến ngày càng nhiều người tị nạn lẫn nhập cư trái phép đổ vào châu Âu.Ông Reinfeldt cho biết trong năm tới ngân sách dành cho người nhập cư và tị nạn sẽ phải tăng thêm hơn 8,2 tỉ USD. Thế nên nhiều người Thụy Điển quay sang ủng hộ việc gia tăng các hình thức giới hạn người nhập cư.Đây cũng là cơ sở cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của khuynh hướng cực hữu, dưới chiêu bài chủ nghĩa dân tộc. Do vậy, chính phủ mới của Thụy Điển hẳn phải có sự điều chỉnh trong chính sách nhập cư để trấn an người đóng thuế, hầu tránh tình trạng mất sự ủng hộ của họ trong khi vẫn phải đáp ứng những chỉ tiêu theo phân bổ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Một thách thức nữa là ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít vì sự kỳ thị, dù dưới hình thức nào, cũng cản trở sự phát triển của xã hội. Tags: Bầu cửThụy ĐiểnCực hữuChủ nghĩa phát xít
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống VŨ TUẤN 17/09/2024 Tết Trung thu ấm áp dù thiếu chị Hằng, chú Cuội và không có lễ rước đèn ông sao ở Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), để học sinh Làng Nủ vơi đi nỗi nhớ bạn, nhớ nhà.
Cộng đồng 'truy tìm' chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng THÁI BÁ DŨNG 17/09/2024 Trong lúc tiếp nhận, phân loại hàng cứu trợ của bà con Đà Nẵng gửi lên đồng bào vùng lũ Lào Cai, thành viên một nhóm thiện nguyện tá hỏa khi thấy một túi vàng nữ trang nằm lẫn trong thùng giấy.
Vĩnh biệt tướng Phan Khắc Hy, nguyên phó tư lệnh Ðoàn 559 Bộ đội Trường Sơn ĐẬU DUNG 17/09/2024 Thông tin từ gia đình Thiếu tướng Phan Khắc Hy cho biết, ông qua đời lúc 14h30 ngày hôm nay (17-9), thọ 97 tuổi.
Hành trình nữ sinh viên Đà Nẵng được tiếp sức đến trường thành 'Công dân danh dự Seoul' TRƯỜNG TRUNG 17/09/2024 Năm 2007, Lê Nguyễn Minh Phương là tân sinh viên nghèo nhận học bổng 'Tiếp sức đến trường' của báo Tuổi Trẻ khi trúng tuyển vào Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.