TTCT - Một nghiên cứu vừa công bố cho thấy việc thao túng tâm trí con người bằng tin tức giả mạo và tuyên truyền sai sự thật dễ dàng tới mức nào. Ảnh: nbcnews.comNghiên cứu do Gillian Murphy, giảng viên Trường Tâm lý ứng dụng (Đại học County Cork, Ireland), đứng đầu diễn ra một tuần trước cuộc trưng cầu ý dân năm 2018 về việc bãi bỏ điều 8 hiến pháp Ireland, vốn quy định nạo phá thai là hoàn toàn bất hợp pháp, trừ trường hợp tính mạng người mẹ bị đe dọa nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu đã hỏi hơn 3.140 người trong độ tuổi bỏ phiếu xem họ định bỏ phiếu thế nào, rồi cho họ xem 6 tin tức về cuộc trưng cầu ý dân, 2 tin trong đó là giả mạo, mô tả hành vi cực đoan của cả hai phe. Những người tham gia nghiên cứu sau đó được hỏi là họ từng nghe câu chuyện đó chưa, và nếu có nghe thì họ nhớ gì về nó.Mục tiêu của nghiên cứu không chỉ là để tìm hiểu xem các đối tượng nghi ngờ “tin tức giả mạo” tới mức nào, mà còn để xem liệu những tin tức nhất định có để lại ký ức sâu sắc hơn với họ hay không - dù cho nó đúng hay sai sự thật.Kết quả là một nửa các đối tượng nghiên cứu vẫn còn nhớ đã đọc những tin tức ngụy tạo, một số thậm chí còn nhớ các sự kiện hoàn toàn không có trong các tin tức ngụy tạo đó! Điều đáng sợ ở đây là người ta có nhiều khả năng lưu lại trong trí nhớ những thông tin sai lạc nếu nó phù hợp với nhãn quan chính trị của họ.Điều này đúng với cả phổ chính trị: những người ủng hộ hợp pháp hóa phá thai nhiều khả năng vẫn còn nhớ thông tin ngụy tạo bài bác phe chống đối, trong khi những người chống phá thai nhiều khả năng nhớ các chi tiết sai lạc bài bác phía bên kia.Nói cách khác, người ta có xu hướng lưu ký ức và nhớ lại những thông tin xác quyết cho quan điểm của họ, dù thông tin đó sai lạc. Còn tệ hơn, ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã nói với họ rằng một số tin tức đó là giả, họ vẫn không xác định được tin nào là ngụy tạo.Những ngụ ý của nghiên cứu thật rõ ràng: việc thao túng tâm trí con người và khai thác những thiên kiến của họ bằng tin giả không chỉ hết sức dễ dàng mà những người đã đọc và tin các tin giả không dễ điều chỉnh được góc nhìn của họ, thậm chí ngay cả khi họ đã được thông báo rõ ràng rằng họ đọc tin giả.Một thống kê của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 23% người Mỹ từng chia sẻ một tin tức giả mạo trên mạng xã hội, và 14% chia sẻ những điều mà chính họ biết là giả, nhưng nghiên cứu ở Ireland là lần đầu tiên vấn đề được thử nghiệm qua một cuộc trưng cầu ý dân ngoài thế giới thực.“Ký ức là một quá trình tái tạo và chúng ta dễ tổn thương trước những sự bóp méo ký ức mà chúng ta không hề ý thức được - tiến sĩ Murphy nói - Ngụ ý cho những cuộc bầu cử sắp tới là các cử tri không chỉ rất dễ tin vào một tin tức giả mạo mà còn nhiều khả năng nhớ lại rằng sự kiện ngụy tạo trong tin tức đó đã thực sự xảy ra”.“Những phát hiện này là đáng lo ngại và có tương quan với các nghiên cứu trước đó cho thấy một điều đã ăn vào trí nhớ chúng ta thì rất khó sửa chữa - Amy Sippitt, giám đốc nghiên cứu ở Full Fact, người không tham gia nghiên cứu, nói với BBC - Điều này càng khiến việc ngăn chặn tin giả ở nguồn gốc trở nên quan trọng”.Thật ra, nguy cơ tin giả trở thành ký ức thật đã được cảnh báo nhiều năm qua. Nghiên cứu năm 2012 do các học giả Mỹ Steven Frenda và Elizabeth Loftus đứng đầu cho thấy những người tham gia đã bị dẫn dắt để có một ký ức sai là tổng thống Mỹ khi đó, ông Barack Obama, từng bắt tay tổng thống Iran khi đó, ông Mahmoud Ahmadinejad, dù không hề có tin tức thật nào về việc này.Tương tự là việc tổng thống Mỹ George W. Bush đang đi chơi với một cầu thủ bóng chày ở trang trại của ông tại Texas khi bão Katrina tràn vào New Orleans năm 2005, dù lúc đó thực ra ông Bush đang ở Nhà Trắng.“Tất cả những điều đó cho thấy lý do chúng ta cần hiểu được cách thức các câu chuyện riêng lẻ của cá nhân có thể bị lợi dụng để mô tả một câu chuyện lớn hơn - chuyên gia Sippitt nói - Điều quan trọng ở đây là không chỉ quan tâm tới độ chính xác của từng tin tức đơn lẻ, mà cả bức tranh lớn hơn mà tin tức đó mô tả”.■ Tags: Não bộTin giảĐiều khiển tâm tríKý ức thật
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Sử gia Pierre Brocheux: Thực dân hóa là vấn đề các sử gia phải giải quyết NGUYỄN QUANG DIỆU 23/01/2023 3018 từ
Thi công sân bay Long Thành chậm trễ, Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm từng bộ ngành HÀ MI 29/01/2023 Ngày 29-1, Thủ tướng đã yêu cầu làm rõ nguyên nhân để xảy ra việc thi công sân bay Long Thành chậm trễ và trách nhiệm từng bộ ngành, đơn vị có liên quan.
Nghỉ lễ năm ngày liên tục dịp giỗ Tổ Hùng Vương, 30-4 và 1-5 HÀ QUÂN 29/01/2023 Do ngày giỗ Tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 nên người lao động được nghỉ năm ngày liên tục.
Khách đổ dồn về Tân Sơn Nhất, khó đặt xe công nghệ CÔNG TRUNG 29/01/2023 Chiều 29-1 (mùng 8 Tết) sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập lượng khách đến. Nhiều người phải chờ vài giờ liền để đặt xe công nghệ, trong khi đó sảnh đón taxi vận hành trơn tru, khách không đợi lâu.
Tại sao một thành phố nhỏ ở Ukraine thành tâm điểm cuộc chiến? GIA MINH 29/01/2023 Bên nào kiểm soát Bakhmut sẽ có lợi thế hơn trong bất kỳ cuộc tấn công tiềm năng nào sau này. Vì sao thành phố nhỏ này lại trở thành tâm điểm cuộc chiến ở Ukraine?
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.