TTCT - Lời kêu gọi của báo Tuổi Trẻ “Góp đá xây Trường Sa” thức dậy trong tôi những cảm xúc mãnh liệt và ký ức đầy tự hào từ chính những chuyến đi khảo sát biển của mình ở vùng biển đảo Việt Nam thiêng liêng này. Phóng to Cụm san hô thu được ở Trường Sa trong chuyến khảo sát biển - Ảnh do tác giả cung cấp Hành trình khảo sát biển rất quan trọng và khó khăn đối với các nhà khoa học biển, đi biển Trường Sa còn vất vả hơn nhiều. Tàu từ Vũng Tàu tới đảo Trường Sa Lớn - thủ phủ của huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) - mất gần hai ngày. Nhưng ra được đến đó, đứng trên các hải đảo Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Tây... thấy yêu thương hai chữ Việt Nam vô cùng. Chúng tôi thường ghé đảo Trường Sa Lớn trước. Sự tiếp đón nồng ấm của cán bộ chiến sĩ và người dân trên đảo, ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc mãnh liệt từ họ đã làm tăng thêm ý chí cho chúng tôi để thực hiện tốt nhất hành trình khảo sát, có được cơ sở dữ liệu biển phục vụ quản lý nhà nước về biển, hải đảo. Khẩu hiệu “Đảo là nhà, biển cả là quê hương” đã trở thành điều mà tất cả nhà nghiên cứu đi biển như chúng tôi tâm niệm. Trải nghiệm khảo sát Trường Sa Nhóm nghiên cứu chúng tôi (Viện Địa chất và địa vật lý biển, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) thường đi biển Trường Sa vào tháng 4 - 5 hằng năm. Mỗi chuyến đi thường kéo dài ít nhất một tháng trên biển với 12 nhà khoa học các chuyên ngành địa chất, địa vật lý, sinh học, hải dương học, môi trường... cùng vài tấn thiết bị. Chúng tôi đo đạc từng vùng biển, hải đảo trong 20-40 ngày liên tục nên cả nhóm đã đi nhiều năm, qua nhiều nơi như các bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Tư Chính, Ba Kè, Vũng Mây... đến các đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây, Nam Yết, Song Tử Tây... thân thuộc. Mỗi chuyến đi khảo sát là một lần gặp lại cán bộ chiến sĩ trên các đảo, quây quần trong không khí thắm thiết tình đồng bào. Mỗi lần trở lại, chúng tôi thấy cơ sở vật chất, thông tin liên lạc trên một số đảo đã và đang được cải thiện rất nhiều, làm chỗ dựa cho ngư dân trong hành trình khai thác hải sản. Trước đây liên lạc từ đảo về đất liền rất khó khăn, cả hành trình không liên lạc được với đất liền và gia đình, nhưng gần đây có thể dùng điện thoại di động nhắn tin, gọi điện bình thường, cảm giác xa bờ nhớ nhà đã giảm rất nhiều, giúp chúng tôi yên tâm khảo sát và Trường Sa vì vậy trở nên rất gần... Là một phần của đoàn quân giữ đảo Kết thúc mỗi chuyến đi Trường Sa, về lại bờ, chúng tôi luôn có cảm giác như vừa trải qua hành trình thăm một người anh em, nay quay về nhà cha mẹ. Đứng trên đất liền lại thấy dường như mình nợ một chút gì đó với biển đảo quê hương, lại càng nhớ về hình ảnh các anh hải quân anh hùng đang canh giữ biển đảo Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió ấy. Và chính điều này lại thôi thúc chúng tôi bắt tay ngay vào việc phác thảo kế hoạch cho những chuyến khảo sát tiếp theo, nhủ lòng mình “nhất định lại trở về Trường Sa” vào những năm sau. Chúng tôi coi việc đi khảo sát biển, đảo Trường Sa vừa là tâm huyết, trách nhiệm nghề nghiệp, vừa là những chuyến đi khám phá những kiến thức mới trên mảnh đất nghìn năm của cha ông. Và hơn hết, chúng tôi luôn tâm niệm mình cũng là một phần của đoàn quân đi bảo vệ quê cha đất tổ, với hành trang có cơ sở khoa học vững chắc để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Những khó khăn trắc trở trên hành trình đến với Trường Sa cho thấy chúng ta cần có đội ngũ chuyên nghiệp hơn, được đào tạo bài bản về hải hành đi biển với những điều kiện vật chất và tinh thần tốt hơn, thiết bị an toàn và hiện đại hơn, những phương tiện thuận lợi và nhanh hơn... để Trường Sa trở thành ngôi nhà thân yêu gần gũi của đất nước và triệu triệu tấm lòng Việt Nam. Nhắn tin “Góp đá xây Trường Sa” là một sáng kiến góp sức cho biển, đảo rất hay, giúp nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ, biết đến Trường Sa nhiều hơn. Sáng kiến này cũng tạo cơ hội cho nhiều người được góp phần vào công cuộc tôn tạo các đảo. Tiếp theo có thể là những chương trình để người dân tham gia góp cây xanh, góp ghế đá, góp sách làm thư viện ở các đảo, làm nhà ăn và cả công viên trên đảo... Phóng to Tags: Trường SaBiển đảoGóp đá xây Trường SaSan hô
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đề xuất vàng mã, túi nilông, thuốc diệt cỏ vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt THÀNH CHUNG 22/11/2024 Bên cạnh đề xuất bổ sung một số mặt hàng vào diện chịu thuế thì một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị giãn áp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia.
Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân MINH KHÔI 22/11/2024 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng như hiện nay.