TTCT - Danh sách các nước, các thành phố, các công ty ủng hộ quy định tiêm vắc xin COVID-19 để trở lại cuộc sống bình thường cũ ở các nước có đủ dự trữ vắc xin ngày càng dài ra. Nhưng ngay khi đã đạt mức miễn dịch cộng đồng, ý tưởng quét sạch virus khỏi cộng đồng không còn khả thi. Thực khách trình chứng nhận sức khỏe trước khi vào nhà hàng ở Nice, Pháp ngày 9-8-2021. Ảnh: REUTERS Phải có bằng chứng tiêm vắc xinTrong khi biến thể Delta khiến dịch COVID-19 bùng phát như cháy rừng ở những nước chưa có nhiều vắc xin tại Đông Nam Á, thì tại các nước có đủ dự trữ vắc xin ở phương Tây, chính quyền đã phải dựng hàng rào kỹ thuật để người không tiêm vắc xin đổi ý.Ngày 13-8, Canada cho biết công chức thuộc các văn phòng liên bang, các công ty thuộc sở hữu nhà nước sẽ phải cung cấp bằng chứng đã tiêm đầy đủ vắc xin COVID-19 từ cuối tháng 10-2021. Người lao động ở nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ thực hiện yêu cầu này. Tương tự với hành khách sử dụng dịch vụ hàng không, tàu hỏa và du thuyền.Tuy buộc người dân cung cấp bằng chứng đã tiêm vắc xin, Canada cũng như nhiều nước khác cho phép những người không tiêm vì lý do y tế được xét nghiệm thường xuyên kết hợp các biện pháp kiểm soát dịch khác.British Columbia của Canada là tỉnh đầu tiên quy định buộc tiêm vắc xin với tất cả nhân viên của các trung tâm điều dưỡng chăm sóc người nặng do số ca nhiễm tăng tại đây vì bị những người không tiêm vắc xin lây. Tiêm vắc xin đầy đủ là một điều kiện tuyển dụng với người làm việc tại các trung tâm này từ ngày 12-10. Tỉnh Quebec, Canada cũng thông báo sẽ cấm người không tiêm vắc xin tham gia các hoạt động không thiết yếu tại các không gian công cộng như quán bar, nhà hàng, phòng tập thể hình từ ngày 1-9. Hai hãng hàng không lớn ở Canada là Air Canada và Westjet ủng hộ tiêm vắc xin bắt buộc với nhân viên.Hiện Canada đã có hơn 82% người đủ điều kiện tiêm mũi 1 và 71% đã tiêm mũi 2. Tuy nhiên, số ca nhiễm tại Canada đã tăng gấp đôi trong vòng 2 tuần gần đây do biến thể Delta.Tại Mỹ, nhân viên, khách hàng của các nhà hàng, quán bar, phòng tập thể hình tại các thành phố như San Francisco, Los Angeles, New York phải cung cấp chứng nhận đã tiêm vắc xin đầy đủ hoặc ít nhất một mũi, tùy địa phương. Quy định của cơ quan chức năng cho người dân, các đơn vị 2 tháng để thực hiện. Khoảng thời gian này đủ rộng rãi để họ hoàn thành tiêm chủng bằng các loại vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Mỹ.Tại Pháp, những người chần chừ tiêm vắc xin dù không muốn gần đây phải đổi ý khi nhà chức trách kiên quyết thực hiện nghiêm việc xét chứng nhận sức khỏe, là mã QR chứng nhận tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận vừa khỏi COVID-19 trước khi vào ăn tại nhà hàng, đi xe lửa hoặc tại các địa điểm công cộng từ ngày 9-8.Cảnh sát chỉ nhắc nhở trong tuần đầu áp dụng nhưng cương quyết mạnh tay từ tuần thứ hai. Đến tháng 10-2021, sẽ không còn xét nghiệm miễn phí. Riêng với các nhân viên y tế, ngày 15-8 là thời hạn chót họ phải chứng minh mình đã tiêm vắc xin đầy đủ nếu không muốn nghỉ việc.Vắc xin đang là trụ cột quan trọng để tạo ra hàng rào bảo vệ trước biến thể Delta. Tuy nhiên, tại Úc, do thiếu vắc xin, quốc gia này đang phong tỏa dài hạn ở các vùng trọng điểm dịch dù chính quyền thừa nhận rất hiểu người dân đã mệt mỏi và phát ốm với việc phong tỏa và các biện pháp hạn chế. Đường phố vắng vẻ ở Sydney, Úc do thực hiện phong tỏa phòng dịch COVID-19. Ảnh: AFP Không thể quay lại vạch xuất phátTheo báo The Guardian (Anh), nghiên cứu mới công bố gần đây của nhóm Cố vấn khoa học của chính phủ về các vấn đề khẩn cấp (SAGE) gợi ý rằng việc xuất hiện một biến thể mới có khả năng vượt qua sự bảo vệ của các loại vắc xin hiện tại là “một khả năng thực tế”. Các chuyên gia của SAGE kêu gọi Chính phủ Anh tiếp tục nghiên cứu các loại vắc xin mới có thể làm giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và nguy cơ mắc bệnh COVID-19, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu để dự đoán sự tiến hóa của các biến thể virus.Sự xuất hiện của một biến thể virus mới sẽ là một trong những mối đe dọa nguy hiểm có thể làm trầm trọng cuộc khủng hoảng y tế một lần nữa. Giáo sư Graham Medley, thành viên của SAGE, trưởng nhóm mô hình COVID-19 của Chính phủ Anh, phân tích: “Lợi thế là chúng ta có thể tạo ra vắc xin chống lại virus SARS-CoV-2 hoặc các biến thể là bà con của nó tương đối nhanh chóng. Bất lợi là chúng ta có thể phải quay trở lại tình trạng của một năm trước, tùy thuộc mức độ miễn dịch hiện tại trước biến thể mới do vắc xin tạo ra”.Hiện tại, các nhà khoa học nhiều nước cho rằng khả năng xuất hiện một biến thể mới của virus, qua mặt hoàn toàn tác dụng bảo vệ ở người đã tiêm vắc xin hoặc từng bị nhiễm bệnh, là gần như không thể. Ít nhất, một số tác dụng bảo vệ của vắc xin sẽ được duy trì như bảo vệ người được tiêm trước nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng phải nhập viện hoặc tử vong.Cảnh báo được đưa ra tại Anh, một trong những quốc gia có chiến dịch tiêm chủng thành công nhất trên thế giới với 60% dân số đã tiêm đủ 2 mũi và 70% dân số đã tiêm ít nhất một mũi (trang web ourworldindata.org cập nhật đến ngày 15-8).Tuy nhiên, không phải là không có cách để chúng ta sang một trang sử khác cùng COVID-19. Bài viết trên tạp chí Time ngày 12-8 về việc sống chung với COVID-19 nêu ra các điều kiện cần thiết để đạt được điều này, và không chỉ dựa vào vắc xin. Mặc dù vắc xin là trụ cột quan trọng để chúng ta có thể sống cùng COVID-19 nhưng có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này cũng quan trọng không kém. Khi đại dịch mới bắt đầu, các bác sĩ vừa điều trị vừa thử, kết quả là họ cứu được nhiều bệnh nhân hơn nhờ kết hợp nhiều cách thức điều trị hoặc thử các biện pháp khác nhau. Với nhiều loại thuốc điều trị mới đang được nghiên cứu phát triển, có loại đã được cơ quan y tế các nước phê duyệt, dịch bệnh COVID-19 càng dễ kiểm soát hơn.Các nước đều khuyến khích người dân tiêm vắc xin nhưng những người không tiêm trong cộng đồng sẽ tiếp tục bị nhiễm bệnh và lây lan. Nếu số này đủ nhiều, các y bác sĩ đã làm việc quá tải trong hơn một năm qua phải tiếp tục gồng mình điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 mới. Hơn nữa, nếu virus còn có điều kiện lây lan trong cộng đồng, nó sẽ còn có cơ hội tiến hóa và đột biến. Đến một lúc nào đó, biến thể mới của virus có thể giảm hiệu quả của các loại vắc xin hiện nay.Giả định rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hoạt động như các virus khác, càng có nhiều người có miễn dịch nhờ tiêm vắc xin hoặc bị nhiễm bệnh trước đó, tác động của virus sẽ giảm dần nhờ đại bộ phận dân số đã có miễn dịch. Đến một lúc nào đó, COVID-19 có thể trở thành một căn bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ nhỏ, vì đa số người lớn khác đều đã từng mắc căn bệnh này hoặc đã có kháng thể. Chúng ta có thể hình dung 50 năm sau, khi đó, tất cả những người bị nhiễm COVID-19 đều là trẻ em từ 0 - 5 tuổi. Gánh nặng của căn bệnh này lúc đó sẽ thấp hơn bệnh cúm nếu các dữ liệu của chúng ta có hiện nay vẫn đúng là nguy cơ bị chết hay có triệu chứng nặng do COVID-19 ở trẻ em thấp hơn nhiều so với người lớn.Dĩ nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Có thể các biến thể của virus trong tương lai sẽ ảnh hưởng mạnh đến trẻ em hơn các chủng hiện nay, điều dường như đang xảy ra ở một mức độ nào đó với biến thể Delta. Người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch (như bị ung thư, người ghép tạng...) vẫn dễ bị tổn thương do COVID-19 hơn so với dân số chung, ngành y tế phải tìm cách bảo vệ họ. Có thể có người sẽ có các triệu chứng nhiễm COVID-19 kéo dài, gây suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe ngay cả khi chỉ nhiễm COVID-19 nhẹ.Tất cả những ngoại lệ trên cần nghiên cứu, khắc phục, nhưng ở khía cạnh học cách sống chung với COVID-19 một cách bình thường, chúng ta cần biến căn bệnh này thành căn bệnh ít chết người và ít nghiêm trọng đến mức phải nhập viện thay vì hướng đến mục tiêu quét sạch COVID-19 hoàn toàn, đưa số ca bệnh về bằng 0.Với mục tiêu thứ nhất, chúng ta chỉ quan tâm mức độ nặng nhẹ của bệnh khi nó ở trạng thái ổn định.Theo bà Katherine Xue, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Stanford, Mỹ, có thể chúng ta không bao giờ loại trừ hoàn toàn được virus SARS-CoV-2 nhưng chúng ta cũng sẽ không còn rơi vào tình trạng phải chống đỡ đại dịch như hiện nay.Các biện pháp như đeo khẩu trang, hạn chế các sự kiện đông người vẫn cần áp dụng linh hoạt khi dịch bùng phát, tiêm bổ sung có thể cần thiết nhưng trên hết, số ca tử vong do COVID-19 sẽ giảm do phần lớn dân số đã có miễn dịch.Nhân loại đã đạt được điều này với các đại dịch trước đây. Các chủng cúm lưu hành thường xuyên ngày nay đã từng gây ra đại dịch trong quá khứ. Một số nhà khoa học cũng tin rằng virus corona OC43, hiện chỉ nguy hiểm hơn chút so với cảm lạnh thông thường, đã gieo rắc đại dịch vào những năm 1800. Thế giới đã bỏ lại phía sau những dịch bệnh này, do đó điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với SARS-CoV-2. Tags: COVID-19Tiêm đủ 2 liềuBuộc tiêm vắc xinTrang sử khác
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.