TTCT - Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự tăng nhiệt nhanh chóng tại các đô thị ở VN thời gian qua còn do “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” (nơi có nhiệt độ cao hơn khu vực xung quanh). Cây xanh trên đường Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM.-Ảnh: Hữu Khoa Phân tích số liệu nhiệt độ quan trắc nhiều năm tại TP.HCM và TP Cần Thơ cho thấy trong 16 năm gần đây, nhiệt độ trung bình theo các thời kỳ (bảng số liệu) đã tăng đáng kể so với trước đó. Đặc biệt từ năm 2011-2016, mức độ tăng nhiệt là 0,4oC so với 5 năm trước đó (2006-2010), đây cũng là giai đoạn đô thị hóa nhanh đến chóng mặt. Nhiệt độ đô thị cao hơn xung quanh 1-3o C Thời tiết bất thường với nhiệt độ cao nhất tại TP.HCM trong sáu năm vừa qua đã ở mức lên 39oC và Cần Thơ tuy có sự điều hòa bởi sông rạch cũng lên tới 37o C trong khi các tỉnh, thành khác chưa đô thị hóa thì mức độ tăng chậm hơn. Hà Nội cũng vừa trải qua mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất vượt mức lịch sử trong nhiều năm trong những ngày đầu tháng 6-2017, tại Hà Đông lên tới 42oC - điều chưa từng xảy ra. Mà đó mới là nhiệt độ đo trong lều khí tượng, ngoài trời có nơi còn nóng hơn vài độ. Nhiệt độ Hà Nội cao hơn các vùng lân cận có thể hơn 1o C, cho thấy hiệu ứng đảo nhiệt ngày càng tăng mạnh do quá trình đô thị hóa tăng quá nhanh, diện tích mặt nước và cây xanh giảm mạnh. Không chỉ tại nước ta, nhiều nơi trên thế giới đã được cảnh báo về hiệu ứng đảo nhiệt này như Paris (Pháp), Berlin (Đức), Tokyo (Nhật) do luôn có nhiệt độ cao hơn các thành phố khác. Cây xanh, thảm cỏ, vùng đầm lầy, ao hồ, mặt nước rộng có vai trò quan trọng trong việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Do diện tích cây xanh, ao hồ, bề mặt nước giảm dẫn đến thiếu sự bốc hơi nước trong khu vực đô thị. Vì vậy, phải tăng thêm diện tích cây xanh, công viên với các hồ nước có mặt thoáng rộng để giải nhiệt và tạo điều kiện chênh lệch mật độ không khí dẫn đến những luồng khí thổi từ vùng này sang vùng khác, làm cho nhiệt độ phân bố đồng đều hơn. Ngày nay, với các kỹ thuật và vật liệu tốt hơn, việc trồng cây trên mái nhà có thể là giải pháp hiệu quả và dễ thực hiện nhằm giảm nhiệt độ bề mặt mái và không khí xung quanh qua sự bốc hơi. Các thành phố châu Âu như Copenhagen, Berlin luôn coi trọng việc trồng cây, mở rộng công viên, ao hồ nhằm giảm sự tăng nhiệt, giúp người dân dễ thở hơn do sự hấp thu và thải các khí của thực vật. Cảnh quan xanh mát, chất lượng không khí được cải thiện cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh tật do căng thẳng trong cuộc sống ở các thành phố công nghiệp lớn đang phát triển. Người dân cũng cần trồng cây xanh ngay tại khu vực, ngôi nhà đang sinh sống và làm việc để góp phần vào việc này. Thêm gió để thoát nhiệt Theo nhiều nghiên cứu, trong xây dựng và quy hoạch các khu nhà cao tầng, các hệ thống giao thông cần chú ý đến phân bố của gió trong các nội ô đô thị, tạo điều kiện thông gió thông minh với các luồng gió thổi theo mùa không bị “nhốt” mà dịch chuyển từ khu này sang khu khác. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả công trình công cộng như công viên, khu giải trí có mặt nước... sẽ làm cho hiện tượng đảo nhiệt chậm hơn. Ngoài ra, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để chiếu sáng, sử dụng vật liệu giảm hấp thu nhiệt với bề mặt có khả năng phản xạ ánh sáng cao, tạo các không gian mở với cây xanh trên nóc, xung quanh tường và bancông... nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng quá nhiều máy điều hòa không khí. Hiệu ứng đảo nhiệt thường lớn nhất vào ban đêm, trong những tháng mùa khô thì sự chênh lệch nhiệt độ có thể lên tới 1-3o C giữa khu nhà cao tầng ở trung tâm của TP với vùng ven đô, ngoại ô ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tăng diện tích bề mặt cây xanh càng lớn thì khu vực xung quanh càng mát và nhiệt độ ban đêm càng giảm, thông gió tốt, mặt nước mở càng lớn thì hiệu quả làm mát càng cao, có thể giúp cho nhiệt độ giảm ít nhất 1o C vào ban đêm. Ngoài ra, TP.HCM cần quy hoạch lại những vùng trũng, vùng đất ngập nước, tạo thêm những kênh rạch một cách thích hợp ở các vùng ven, khuyến khích người dân ở ven sông trồng thêm các loại cây ngập mặn để giữ đất...■ Tags: Trồng cây xanhĐô thị xanhĐô thị hóaTrồng cây để thở
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Sử gia Pierre Brocheux: Thực dân hóa là vấn đề các sử gia phải giải quyết NGUYỄN QUANG DIỆU 23/01/2023 3018 từ
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 ra sao? VĨNH HÀ thực hiện 30/01/2023 Ông Huỳnh Văn Chương - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo - trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.
Thành phố an toàn ở Đông Nam Á: Hà Nội hạng 5, TP.HCM hạng 14 DUY LINH 30/01/2023 Trang mạng Numbeo xếp Hà Nội là thành phố an toàn thứ 5 ở Đông Nam Á, trong khi TP.HCM thứ 14. Chiang Mai của Thái Lan là thành phố an toàn nhất Đông Nam Á.
Tin tức thế giới 30-1: Đức bực Ukraine vì liên tục đòi vũ khí; NATO chìa tay với Hàn Quốc DUY LINH 30/01/2023 NATO muốn liên kết an ninh với Hàn Quốc; New York gần cả năm không thấy tuyết; Nga - Ukraine lại tố nhau không kích.
Sức hút từ ChatGPT TRỌNG NHÂN 30/01/2023 ChatGPT là mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bởi OpenAI - công ty phát triển trí tuệ nhân tạo tại Mỹ, có sự rót vốn của tỉ phú công nghệ Elon Musk và Microsoft.
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.