TTCT - Văn hóa trong mọi thời điểm không làm gì khác hơn là giáo dục tính người. Trong thảm họa và đại dịch, nó trở thành cái nạng để chính trị, kinh tế và y tế dựa vào. Các nhân viên y tế ở sân bay Sheremetyevo, Matxcơva (ảnh chụp ngày 18-3). Ảnh: Getty ImagesĐại dịch của chúng ta là một trải nghiệm độc đáo của cảm xúc được sẻ chia trong lịch sử nhân loại. Chưa bao giờ các đất nước lại liên kết với nhau bởi một thảm họa chung quy mô như thế, cùng trải qua tất cả các giai đoạn của cuộc chiến chống lại thảm họa như thế.Cả hai cuộc thế chiến, cả mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, cả chiến tranh lạnh cũng đều không mang tới cho nhân loại trải nghiệm này: lúc nào cũng có hai phe đối đầu và những chiến trường chống lại nhau, cũng như luôn có ai đó tránh sang một bên.Tưởng như không có những cuộc chiến tranh kết nối. Ấy vậy mà đang có đấy: cuộc chiến chống lại đại dịch, được tuyên bố bởi nguyên thủ một số quốc gia, ngày nay không thể là cục bộ - nó tự động mang tính toàn cầu.Các giai đoạn tham gia quá trình này là khác nhau. Ở đâu đó những nhà xác di động được đặt trên các quảng trường và các quan tài với những thi thể được chở đi bằng xe tải, còn ở đâu đó vẫn tổ chức những trận bóng đá với khán giả.Chúng ta biết về tình hình ở những đất nước nào đó từ các phương tiện truyền thông trong thời gian thực, như người ta hay nói, trên toàn thế giới. Còn từ những đất nước nào đó, sau một khoảng lặng im dài, tín hiệu SOS đơn giản xuất hiện - và chúng ta chỉ có thể đoán, ở đó, sau bức tường im lặng ấy, tình hình cũng không đơn giản.Và còn một điều hiển nhiên nữa: tất cả các nước đều đang hoặc sẽ trải qua cuộc chiến chống virus này. Ngồi tê cứng phía sau hàng rào của mình, trên ốc đảo của mình, trên lục địa của mình, đều không thể.Thế giới trong suốt của Internet lan tỏa cho phép chúng ta thấy những gì đang diễn ra khắp nơi trên thế giới: báo cáo về số người nhiễm và chết, các bậc vương giả và nguyên thủ đi cách ly, những bộc bạch riêng tư mủi lòng đâu đó trên các mạng xã hội - thông tin không ngừng chảy đến chúng ta từ năm châu lục. Chúng ta biết cảnh sát Ấn Độ quất roi những người vi phạm cách ly ra sao. Chúng ta biết một y tá thổn thức vì công việc làm kiệt sức thế nào ở Ý. Chúng ta biết những họa sĩ trong hàng trăm ngàn khu ổ chuột ở Nairobi viết trên các hàng rào những khẩu hiệu về việc cần thiết phải rửa tay - đó cũng chính là biện pháp tuyên truyền chính chống lại đại dịch đang tới.Không thể quay lưng với những cảnh huống này. Ngày nay chúng ta sống, biết rất nhiều về cuộc đời người khác. Có nghĩa là ta đồng cảm với họ.Bởi vì sự đồng cảm, đáp lại cảm xúc của người khác - đó là nền tảng của tâm lý con người khỏe mạnh, được cài đặt từ khoảnh khắc đáp lại đầu tiên của đứa bé sơ sinh cho nụ cười của mẹ.Vậy mà tới gần đây, thế giới vẫn còn lên cơn sốt vì những cuộc tấn công. Đang diễn ra những cuộc chiến - thương mại, dầu hỏa, cấm vận, tuyên truyền và cuối cùng là những cuộc chiến tranh thật ở những điểm nóng. Ngày nay, tất cả những thứ ấy (hoặc gần như tất cả) đã bị đặt sang bên như những thứ không quan trọng.Cuộc tấn công bị tạm dừng - đại dịch hóa ra là mũi văcxin chống lại cuộc tấn công.Những ai hôm qua còn cãi vã nhau trên mạng xã hội, hôm nay đang cung cấp thực phẩm cho người hàng xóm; Nga và Trung Quốc viện trợ nhân đạo cho Ý.Còn những ai, theo kiểu ký ức cũ, cố tận dụng tình huống để củng cố cho những thành trì tư tưởng của mình, bị nhìn như những kẻ man di - những kẻ man di học thức và hiện đại. Giờ không phải là lúc để làm rõ những mối quan hệ ý thức hệ, mà là lúc giúp đỡ và nhận giúp đỡ. Bởi vì tình huống cực kỳ đơn giản: một số đang chết, còn những kẻ khác - ai còn có thể - đang ra sức cứu.Chưa bao giờ cái giá của mạng sống cao đến thế - theo nghĩa bóng của từ này. Vào đầu và giữa thế kỷ 20, những người thiệt mạng (trong chiến tranh, trong các trại tập trung, các vụ thử hạt nhân) và chết (vì đói, dịch bệnh) có tới hàng triệu. Còn trong hiện thực no đủ và ấm êm của thế kỷ 21, mắng nhiếc và kiện tụng bác sĩ, bảo vệ sức khỏe quý báu của mình trước việc thiếu lịch sự của nhân viên y tế hoặc phẫu thuật thẩm mỹ kém chất lượng đã trở thành mốt. Chưa bao giờ cái giá của mạng sống con người lại cao đến thế - trong nghĩa đen của từ này. Ngày nay, những nền kinh tế hùng mạnh rơi vào cái chết giả, toàn bộ các đất nước đóng băng trong nỗ lực làm chậm sự phát triển của dịch bệnh, tất cả đều nhằm để cứu được nhiều mạng người hơn. Cái giá của trạm dừng này là nhiều nghìn tỉ (và đã không còn quan trọng là ở đơn vị tiền tệ nào). Chúng ta có thể trả cái giá này trong bao lâu nữa?Bao lâu nữa thì nhu cầu của những nền kinh tế đang lịm tắt buộc các đất nước phải dỡ bỏ cách ly và thả con người vào các xí nghiệp, một cách có ý thức đặt họ vào rủi ro và hi sinh một số công dân nào đó? Đang diễn ra cuộc khảo sát nguồn dự trữ nhân tính của nhân loại, được tích lũy qua hàng thiên niên kỷ của đời sống văn hóa.Văn hóa trong mọi thời điểm không làm gì khác hơn là giáo dục tính người, còn theo một cách khác, là gia tăng giá trị của đời sống con người. Ngày nay, nhiệm vụ của nó đã thay đổi đáng ngạc nhiên và trở nên có tính ứng dụng.Ngày nay, văn hóa chính là chiếc nạng mà chính trị, kinh tế và y tế dựa vào. Cái nạng vô hình và vô thức, nhưng hết sức quan trọng.Các chủ căn hộ phát truyền trực tuyến từ các phòng thu âm tại gia của các nhạc sĩ và diễn viên, những cuộc phát sóng trực tiếp những buổi hòa nhạc sống từ các nhạc viện trống vắng, các bộ phim và những cuốn sách, từ đó chúng ta rút ra sức lực cho cuộc tồn tại không đơn giản trong những điều kiện cách ly.Ngày nay, văn hóa là liệu pháp tạm cho cuộc sống bình thường, cho đến khi cuộc sống ấy sẽ trở lại với guồng quay nào đó có thể chấp nhận được.■Guzel Yakhina là nữ văn sĩ người Tatar nổi tiếng hiện nay ở Nga. Bà sinh năm 1977 ở thành phố Kazan, tốt nghiệp khoa ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Kazan. Các tác phẩm của bà được công bố trên các tạp chí Neva, Tháng Mười, Ngọn lửa Sibir. Năm 2015, tiểu thuyết đầu tay của bà, Zuleykha mở mắt ra đời và thành công lớn, được trao giải thưởng văn học danh giá Cuốn sách lớn, giải Yasnaya Polyana, giải Sách của năm và được dịch ra 20 ngôn ngữ. Nhà văn Guzel Yakhina Tags: Văn hóaNhà văn NgaĐại dịchGuzel YakhinaGiáo dục tính ngườiVăn hóa là chiếc nạng
NÓNG: Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỉ đồng phát triển văn hóa TIẾN LONG 27/11/2024 Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tối thiểu là 122.250 tỉ đồng.
Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công, cảnh sát phải nổ súng cảnh cáo HỒNG QUANG 27/11/2024 Tài xế Lập cầm dao "truy sát" đại úy Thái Duy Kiên. Cảnh sát giao thông phải sử dụng súng bắn chỉ thiên cảnh cáo đồng thời tạo khoảng cách an toàn chờ sự hỗ trợ.
Nam thanh niên bị điện giật ngưng tim 60 phút được cứu sống ngoạn mục ĐOÀN NHẠN 27/11/2024 Leo lên sửa mái tôn, anh D. (Đà Nẵng) bị điện giật chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngã xuống, ngưng tim 60 phút nhưng anh vẫn hồi sinh ngoạn mục.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân bị điều tra tham nhũng MINH KHÔI 27/11/2024 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đang bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng.