TTCT - Thời buổi mà liên tục có nghệ sĩ dính líu các vụ bê bối, biết nên tin ai trong thế giới showbiz này. Bởi vậy, cuộc thanh trừng nghệ sĩ "hư" ở Trung Quốc có đi đến đâu hay không cũng cần tới rất nhiều thời gian để đào luyện lại cả hai phía nghệ sĩ và khán giả. Tháng 3 vừa qua, Hội Liên hiệp giới văn nghệ sĩ Trung Quốc (TQ) công bố danh sách 44 văn nghệ sĩ trẻ được bình chọn là “nghệ sĩ tài đức vẹn toàn” lần 5, bao gồm người hoạt động trong các lĩnh vực thư pháp, âm nhạc, vũ đạo, diễn viên, hội họa… với nhiều cái tên nổi tiếng như Ngô Kinh, Hoàng Bột, Trương Trạch. Đây có thể xem là một động thái nhằm làm “trong sạch thế giới showbiz” của nước này, sau hàng loạt quy định và biện pháp chấn chỉnh. Muốn làm nghệ sĩ thì trước hết phải tu dưỡng đạo đức, muốn học đóng phim thì trước hết hãy học làm ngườitờ Xuân Thành Buổi Tối dẫn lại thông điệp của cơ quan quản lýPhải tài đức vẹn toànCả 3 diễn viên trên đều có sức ảnh hưởng lớn hiện nay ở TQ, nhất là trong lĩnh vực điện ảnh. Họ là những cái tên bảo đảm doanh thu phòng vé 10 tỉ tệ. Trong đó, chỉ mình Ngô Kinh đã có doanh thu phòng vé đạt 25 tỉ tệ, được mệnh danh là diễn viên có doanh thu phòng vé cao nhất TQ hiện nay.Nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng và công minh, ban tổ chức đã công khai danh sách nghệ sĩ được bình chọn “tài đức vẹn toàn” từ ngày 18 đến 24-3 để tiếp nhận khiếu nại và phản hồi của người dân, theo tờ Quang Minh Nhật Báo.Vấn đề tài đức của người nghệ sĩ đã làm nóng nghị trường phiên toàn thể lần hai kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XIII của Trung Quốc hồi tháng 3, theo Thanh Niên Trung Quốc. Những lời đanh thép nhất bắt đầu từ bà Điền Tâm Hâm - viện trưởng Viện Kịch nói TQ, ủy viên Chính hiệp - cho rằng nghệ sĩ là người có sức ảnh hưởng nên phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải có tài đức vẹn toàn mới có thể gánh vác trách nhiệm truyền bá văn hóa trong thời đại mới. Bà cho rằng các nghệ sĩ phải nghiêm khắc với chính mình để trở thành nghệ sĩ tài đức vẹn toàn, nếu không thì đừng nên làm nghệ sĩ bởi vì nghệ sĩ mà thiếu đạo đức và không chấp hành pháp luật sẽ ảnh hưởng xấu đến khán giả. “Muốn làm ngôi sao thì đi gây scandal để lên báo, còn muốn thành một diễn viên giỏi thì phải học” - ông Phùng Viễn Chinh, viện phó Viện Kịch nghệ thuật nhân dân Bắc Kinh, đồng tình và nói mình luôn dặn học trò điều này. Tương tự, Trương Khải Lệ, một diễn viên Đoàn Kịch nói quốc gia TQ, đòi hỏi các giải thưởng bình chọn văn nghệ sĩ phải có tiêu chuẩn cao, không nên trao giải vì danh tiếng hay lượng khán giả. Diễn viên Hoàng BộtTrong phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật TQ lần thứ X, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn TQ lần thứ IX hồi giữa tháng 3, ông Tập Cận Bình - chủ tịch nước TQ - nói rằng nền văn học nghệ thuật là sự nghiệp quan trọng của đảng của dân, chiến tuyến văn học nghệ thuật là chiến tuyến quan trọng của đảng của dân.Các cơ quan liên quan của nước này đã liên tục ra những văn bản nhằm thanh trừng giới showbiz “sa đọa”. Tháng 2-2021, Hiệp hội Nghệ thuật biểu diễn TQ bắt đầu thí điểm triển khai một quy định về quản lý tính tự giác chấp hành kỷ luật của người làm công tác biểu diễn. Quy định này tỉ mỉ, cụ thể, tùy mức độ vi phạm mà các nghệ sĩ có thể sẽ bị tẩy chay 1, 3, 5 năm hoặc tẩy chay suốt đời. Nghệ sĩ muốn tái xuất phải xin phép trước 3 tháng, sau khi được phê chuẩn mới được hoạt động trở lại.Cư dân mạng Trung Quốc tất nhiên thảo luận tưng bừng. Người thì hớn hở đồng tình, người thì phản đối cho rằng đây là quy định vượt quyền vì hiệp hội này chỉ có tư cách pháp nhân là đoàn thể tổ chức chứ không phải cơ quan nhà nước.Tháng 9-2021, Tổng cục Phát thanh truyền hình TQ đã có văn bản tẩy chay những nghệ sĩ tồi tệ, cụ thể là nghệ sĩ có lập trường chính trị không đúng đắn, đi ngược đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước TQ; vi phạm pháp luật, xung đột với công bằng chính nghĩa xã hội; vi phạm thuần phong mỹ tục, trật tự xã hội, hành vi thiếu đạo đức vi phạm chuẩn mực xã hội. Điển hình như vụ tài tử Trương Triết Hạn đi đám cưới tại một ngôi đền được cho là nhạy cảm với người Trung Quốc và chụp ảnh check-in ở một đền thờ khác thờ tội phạm chiến tranh; tài tử Ngô Diệc Phàm bị bắt vì tội cưỡng hiếp; Phạm Băng Băng vì tội trốn thuế; diễn viễn Trịnh Sảng vì tội trốn thuế và mang thai hộ; Hoắc Tôn thì bê bối tình ái…Tháng 11-2021, Hiệp hội Nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc ra thông báo cấm 88 nghệ sĩ hoạt động trực tuyến vì cho rằng họ “vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của đất nước”. Danh sách đen cấm 88 người lần này chủ yếu là những nghệ sĩ xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội phát trực tiếp. Đây là một phương tiện phổ biến để các nghệ sĩ giải trí ở Trung Quốc tiếp cận nhiều khán giả, theo Chinanews.“Quá trình lựa chọn và khen thưởng này có ảnh hưởng tích cực đến ngành công nghiệp biểu diễn nghệ thuật và xã hội” - Zhang Yiwu, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nói với Global Times... “Cần nêu gương sáng cho ngành và những người trong ngành, và để cho ngành công nghiệp nghệ thuật thấy hướng đi chính xác là gì, cùng nhau xây dựng một xã hội lành mạnh”.Làm một khán giả ưu tú Một bài viết trên trang www.cbimc.cn, hướng về khán giả, lập luận rằng nếu chỉ trông chờ sự vào cuộc của cơ quan nhà nước thôi chưa đủ mà khán giả cũng nên nhận thức được sức mạnh của mình, nâng cao trình độ thưởng thức, yêu cầu cao hơn với tác phẩm của nghệ sĩ; chủ động tẩy chay và từ bỏ nghệ sĩ thiếu đạo đức và tác phẩm kém chất lượng để nghệ sĩ nhận thức rõ trách nhiệm của mình, từ đó phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, khiến cho những nghệ sĩ chỉ vì tiền, lừa dối khán giả, vi phạm pháp luật sẽ không còn đất dụng võ.“Các fan nên nhận thức rằng fan chỉ là một trong những tư cách của bạn. Trước hết bạn phải là một người trưởng thành, hoàn thiện. Nghệ sĩ yêu thích bị sụp đổ không đáng sợ, đáng sợ là đi hâm mộ nghệ sĩ bê bối; vì yêu thích họ mà khiến bạn không phân biệt rõ trắng đen. Phải có những khán giả ưu tú mới có tác phẩm ưu tú; có một thị trường văn hóa nghệ thuật lành mạnh thì mới có sự cung cầu lành mạnh. Nói không với nghệ sĩ thiếu đạo đức và thiếu tài nghệ là lựa chọn có trách nhiệm của khán giả” - tác giả bài viết kết luận. Diễn viên Ngô KinhViệc tẩy chay hay cấm sóng nghệ sĩ bê bối thường nhận được sự đồng thuận của người dân Trung Quốc, trừ một việc: tẩy chay nghệ sĩ đi kèm với cấm sóng, gỡ bỏ tác phẩm của họ.Khi nghe tin diễn viên Đặng Luân vì không nộp thuế đúng hạn nên bị tẩy chay và nhiều bộ phim của anh bị ngừng phát sóng, trong đó có bộ phim Dạ Lữ Nhân đóng chung với diễn viên Nghê Ni đã có kế hoạch trình chiếu, cư dân mạng đã khẩn cầu “Hãy trả lại phim Dạ Lữ Nhân cho tôi!”. Khán giả không khỏi bực bội khi hết bộ phim này đến bộ phim yêu thích khác bị gỡ bỏ, thậm chí là biến mất khỏi nền tảng số hay các chương trình truyền hình yêu thích bị dừng phát sóng.Tờ Xuân Thành Buổi Tối (Vân Nam) trích dẫn ý kiến cư dân mạng cho rằng tác phẩm nghệ thuật không sai, nhiều tác phẩm kinh điển có chất lượng nghệ thuật cao. Như bộ phim Hoàn Châu Cách Cách của Triệu Vy từng gây được tiếng vang ở thị trường châu Á, có lượng khán giả kỷ lục ở TQ. Vì vậy không nên phủ định tất cả tác phẩm của nghệ sĩ vi phạm đạo đức. Hơn nữa, tác phẩm nghệ thuật là tác phẩm tập thể, việc cấm sóng sẽ ảnh hưởng đến nhiều người vô tội và điều này còn cướp đi quyền được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của khán giả, lãng phí thành quả lao động của những nghệ sĩ khác, gây thất thoát tài chính cho nhà đầu tư.Để cứu vãn những bộ phim có những nghệ sĩ bị tẩy chay, khán giả hiến kế dùng công nghệ AI thay đổi mặt của diễn viên bị cấm sóng. Trên thực tế đã có nhà sản xuất thử làm điều này để cứu vãn bộ phim, nhưng công nghệ AI đòi hỏi kinh phí rất cao mà thường hiệu quả không như mong đợi. Năm 2020, bộ phim Tam Thiên Nha Sát, và năm 2021 bộ phim Đột Vi, sử dụng công nghệ AI nhưng kết quả bị chê thậm tệ…Bởi vậy, giờ đây cứ mỗi khi có một nghệ sĩ thiếu đạo đức bị phanh phui, cư dân mạng Trung Quốc lại một phen lo lắng. “Tôi không thể mất luôn phim này được. Giờ Đặng Luân bị cấm sóng, chương trình Nghệ sĩ trinh thám các anh đang nợ chúng tôi lấy gì để trả đây?” - một người hâm mộ phim Chân Hoàn Truyền viết.Bình phẩm về danh sách nghệ sĩ tài đức vẹn toàn mới được công bố, cư dân mạng Trung Quốc lại hỏi làm thế nào để nhận biết ngoài đời nghệ sĩ là người ra sao để mà cho ý kiến, dẫu tác phẩm của các nghệ sĩ này là xuất sắc. Và không thể chỉ vì họ có tác phẩm điện ảnh nổi bật là ban cho họ danh hiệu tài đức vẹn toàn, rằng diễn viên có thật sự đủ tư cách đạo đức hay không khó mà biết được. Thời buổi mà liên tục có nghệ sĩ dính líu các vụ bê bối, biết nên tin ai trong thế giới showbiz này. Bởi vậy, cuộc thanh trừng này có đi đến đâu hay không cũng cần tới rất nhiều thời gian để đào luyện lại cả hai phía nghệ sĩ và khán giả. ■ Tags: Trung QuốcNghệ sĩVăn hóaKhán giả
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.