TTCT - Vào đầu cuộc chiến, các tên lửa vác vai Javelin và Stinger đã cứu Ukraine khỏi bị thiết giáp và không quân Nga đè bẹp ở phòng tuyến Kyiv, rồi từ tháng 7, dựa vào các tên lửa HIMARS, quân đội Ukraine phản công và đẩy lùi quân Nga ở vùng đông bắc. Tên lửa HIMARS rời bệ phóng. Ảnh: RferlTừ cuối tháng 8, Tổng thống Ukraine Vlolodymyr Zelensky đã có thể nói rằng các tên lửa HIMARS làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Hệ thống tên lửa này được sử dụng để bắn trúng hàng chục mục tiêu của Nga như sở chỉ huy và kho đạn, các cây cầu, nhất là những cây cầu trên đường dẫn đến Kherson do Nga chiếm đóng.Pháo binh trở lạiTrước đó, quân đội Ukraine hoàn toàn thất thế trước hỏa lực pháo binh và tên lửa của Nga, vốn chiếm ưu thế áp đảo nhờ tên lửa bắn hàng loạt Smerch có tầm bắn lên tới 80km, gấp đôi tầm bắn của các khẩu pháo M777 mà Mỹ và phương Tây cung cấp cho Ukraine hồi đầu cuộc chiến. M777 hay M109A7 của Mỹ hiện đại thật, song một khi tầm bắn chỉ bằng phân nửa thì sao đọ nổi.Cụ thể, lựu pháo tự hành M109A7 Paladin 155mm của Mỹ chỉ có tầm bắn khoảng 25km với đạn pháo thông thường và hơn 30km với tên lửa hỗ trợ. Lục quân Mỹ đang cố gắng nâng cấp tầm bắn của các khẩu Paladin với bộ phận nạp đạn tự động và đạn hỗ trợ tên lửa như XM1210 đã bắn trúng mục tiêu thử nghiệm thành công ở độ xa 70km, nhưng từ thử nghiệm tới thực tế chiến đấu sẽ mất một thời gian nữa. Nick Reynolds, nhà phân tích tác chiến trên bộ của Viện Liên quân Hoàng gia Anh, chỉ ra: "Tầm bắn đã được chứng minh là rất quan trọng, như một yếu tố bảo vệ lực lượng lẫn khả năng tấn công sâu vào sau phòng tuyến kẻ thù. Điều này đặc biệt liên quan đến quân đội Hoa Kỳ mà lực lượng pháo binh đã teo tóp sau gần hai thập niên tập trung vào chiến tranh chống nổi dậy".Phần hai của cuộc chiến Ukraine cho thấy sự trở lại của pháo binh các loại sau khi, kể từ năm 1945, máy bay đã thay thế đại bác là nguồn hỏa lực được trọng dụng, đặc biệt là với các quân đội hiện đại như Hoa Kỳ, các quốc gia NATO và Israel. Cơ động cao, tầm xa bao quát cả ngàn km, máy bay linh hoạt, ít tốn kém nhân lực và có thể tấn công không kém phần chính xác, như đã từng thể hiện trong các cuộc xung đột ở Sinai của Israel hay chiến dịch Bão táp sa mạc của Mỹ ở vùng Vịnh.Hệ thống Smerch đầy uy lực đã giúp Nga chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong giai đoạn đầu cuộc chiến ở đông Ukraine. Ảnh: 19FortyFiveNhưng cuộc chiến Ukraine thì khác - không quân đóng một vai trò tương đối hạn chế, trong khi pháo binh nổi lên là vũ khí chủ đạo. Có những lý do cục bộ khiến sức mạnh không quân không phải là yếu tố chính ở Ukraine: không quân Ukraine ít máy bay còn không quân Nga thì rụt rè, Michael Peck viết trên National Defense 19-6-2022. Politico 12-9-2022 dẫn lời tướng tư lệnh không lực Mỹ tại châu Âu và châu Phi James Hecker cho biết phòng không Ukraine đã bắn rơi ít nhất 55 máy bay chiến đấu Nga từ đầu cuộc chiến. Tổn thất lớn là nguyên nhân chính khiến máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga không đóng nhiều vai trò trong cuộc xung đột.Tướng Hecker nói với các phóng viên tại hội nghị hằng năm của Hiệp hội Không quân Mỹ rằng không quân Nga không có sức mạnh bền bỉ của hệ thống phòng không như phía Ukraine, cũng như học thuyết tác chiến đường không của Nga chỉ định máy bay chiến đấu ném bom các mục tiêu đã lên kế hoạch trước mà không huấn luyện phi công suy nghĩ và hành động độc lập - điều kiện tiên quyết để theo dõi các mục tiêu đang di chuyển.Mới nhất là tin về việc hôm 24-9, không quân Nga mất đến bốn máy bay chiến đấu, gồm một Su-24, hai Su-30 và một Su-25, mà nhiều hãng tin đã đăng. Các nhà phân tích cho rằng những tổn thất trên xảy ra gần một tháng sau khi quân đội Ukraine tiến hành các cuộc phản công kép ở phía nam và phía đông. Cuộc phản công phía đông đã chọc thủng phòng tuyến của Nga ở Kharkiv, khiến quân Nga phải vội vã rút lui. Cuộc phản công của miền nam của Ukraine chậm và kém hiệu quả hơn, nhưng cũng có những bước tiến. Một thực tế thấy rõ là lực lượng không quân Nga "không thấy đâu" trong những diễn biến này.Thực tế chiến trường éo le đó với không quân Nga - các hệ thống phòng không hiện đại, hiệu suất cao, độ sát thương lớn, và hết sức cơ động, cũng đang là thực tế chung trên các bầu trời tranh chấp như Đông Âu hoặc Đài Loan hiện nay. Mặt khác, do máy bay ngày nay đắt tiền hơn nhiều, các kho vũ khí thông minh dự trữ để phục vụ chúng cũng hạn chế hơn, nên các vũ khí này thường được "để dành" cho các mục tiêu ở xa bên phía đối phương thay vì để hỗ trợ tầm gần.Trong khi đó, dù kém linh hoạt hơn máy bay nhiều, pháo binh vẫn cung cấp hỏa lực 24/7 trong mọi điều kiện thời tiết và nhất là không cần xuất phát từ các căn cứ không quân vừa tốn kém vừa dễ bị bắn phá. Với cả hai bên, làm thế nào để sử dụng hoặc tiêu diệt những loại pháo và bệ phóng tên lửa đã trở thành ưu tiên hiện tại trên chiến trường.Khi cuộc chiến được Nga ban đầu dự kiến là chớp nhoáng giờ đã trở thành chiến tranh chiến hào không khác gì chiến trường Verdun đầu thế kỷ 20, cuộc xung đột trở thành ác mộng với lực lượng bộ binh trong cơn mưa đạn pháo nhưng lại là phòng thí nghiệm mới của xạ thủ pháo binh. Cuộc chiến Ukraine có thể nói là một bức tranh toàn cảnh về pháo binh hiện đại: đủ loại pháo kéo, pháo gắn trên xe tải, pháo bọc thép tự hành và bệ phóng tên lửa các loại do nhiều quốc gia sản xuất. Nick Reynolds kết luận: "Chiến tranh Ukraine là một nghiên cứu rất tốt về tương lai của pháo binh. Ít nhất nó cho thấy các khẩu đại bác đã trở lại "long trời lở đất"" (National Defense).Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc đấu pháo. Ảnh: Sky NewsHimars nhập cuộcTrong cuộc đấu pháo đó, ban đầu người ta tập trung vào tầm bắn cùng cường độ bắn cấp tập. Đó là thế mạnh của hệ thống pháo phản lực nhiều nòng BM-30 (Smerch, nghĩa là cơn lốc) của Nga - được thiết kế và phát triển trong những năm 1970, được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô từ năm 1987.Ban đầu, đạn được lắp trên xe vận tải MAZ-543M, mỗi xe lắp 12 ống phóng 300mm, tốc độ bắn tối đa cả 12 loạt đạn thông thường khoảng 20 giây, song nạp đạn lại mất 36 phút. Một tiểu đoàn BM-30 có 4 xe phóng, bắn đi 48 loạt đạn sẽ tạo hỏa lực đủ để hủy diệt phần lớn mục tiêu trong một khu vực rộng 800 x 800 mét. Những "cơn mưa" tên lửa 300mm này bắt đầu từ tiếng rít gió khi gần đến mục tiêu và hàng loạt tiếng nổ long trời mà nếu chưa hủy diệt đối phương về mặt vật chất thì cũng đã hớp hồn, vì tính khủng khiếp trên một diện tích rộng đến hơn nửa cây số vuông.Các phiên bản hiện đại hóa từ những năm 2000 trở về sau còn được trang bị loại đạn có điều khiển dẫn đường bằng vệ tinh (Glonass) độ chính xác rất cao, độ lệch mục tiêu chỉ khoảng 2 mét, tầm bắn thì tới 120km, thậm chí 200km. Tuy nhiên, loại đạn có điều khiển thông minh này đắt hơn nhiều so với đạn "ngu" thông thường, nên chỉ ưu tiên dùng để tấn công mục tiêu có giá trị cao.Do lực lượng pháo binh của Ukraine cũng xuất phát từ thời Liên Xô, Kyiv phải nhanh chóng tìm kiếm các loại pháo và tên lửa tầm xa hơn của phương Tây. Việc Mỹ và NATO cung cấp hệ thống pháo binh tên lửa cơ động cao HIMARS gồm nhiều bệ phóng tên lửa M142 có thể bắn đạn dẫn đường bằng GPS ở khoảng cách lên đến 80km đã tạo ra sự thay đổi cục diện. Ukraine giờ có thể phản công bằng các cuộc tấn công dữ dội nhằm vào các kho bãi chứa đạn dược, sở chỉ huy và hạ tầng then chốt nằm sâu đằng sau tiền tuyến của Nga mà không phải chịu quá nhiều tổn thất.HIMARS, được thiết kế phát triển vào những năm 1990, được Lầu Năm Góc đặt hàng vào đầu những năm 2000, nên tất nhiên hiện đại hơn BM-30 củ̉a Nga. Khác với BM-30, HIMARS là bệ phóng tên lửa đặt trên xe tải năm tấn chỉ có thể bắn liên tiếp sáu tên lửa dẫn đường hoặc một tên lửa chiến thuật lục quân (Atacm) có tầm bắn 300km.Một trong những ý tưởng thiết kế "hiện đại" nổi bật của HIMARS là tính đa dụng: có thể bắn cả tên lửa pháo binh lục quân lẫn tên lửa phòng không (Slamraam) từ các chiến hạm. Chưa hết, tháng 10-2017 một HIMARS của thủy quân lục chiến Mỹ đã lần đầu tiên bắn một tên lửa chống lại mục tiêu trên đất liền từ boong của tàu vận tải đổ bộ USS Anchorage, chứng tỏ khả năng hoạt động của hệ thống này trên các tàu chiến để cung cấp hỏa lực chính xác nhắm vào các hệ thống phòng thủ trên bờ.Mấu chốt vấn đề ở chỗ phần mềm nhắm mục tiêu của tên lửa này đã được "canh tân" để bắn tốt hơn trên bệ phóng đang chuyển động. Tất cả những thay đổi nâng cấp này là rút tỉa từ kinh nghiệm thực chiến ở Afghhanistan, Iraq và Syria: Đến tháng 1-2016, nhà sản xuất Lockheed loan báo quân lực Mỹ đã sử dụng HIMARS đến một triệu giờ tác chiến (Army Recognition, 14-1-2016). Từ đó đến cuộc chiến Ukraine đã hơn 6 năm và mấy cuộc chiến khác, độ tinh vi của HIMARS đã gia tăng nhiều với kết quả thể hiện rõ ràng ở Ukraine.Cụ thể, HIMARS mà Ukraine nhận được là bốn đơn vị tên lửa M31 GMLRS (hệ thống phóng nhiều tên lửa có dẫn đường: Guided Multiple Launch Rocket System). Tại chiến trường Afghaninstan, tên lửa này đã được đặt biệt danh "Tay súng bắn tỉa ở tầm 70km" vì độ chính xác "bách phát bách trúng" với đầu đạn có tính năng "sức nổ cao" (HE) - tức nổ ở tốc độ siêu thanh đến Mach 2,5, gần như không thể đánh chặn.Cuối cùng, với 6 tên lửa, nạp đạn đủ cho dàn phóng HIMARS chỉ cần 4-5 phút, thay vì 36 phút như Smerch. Nghĩa là trong khoảng thời gian một dàn Smerch nạp đạn và bắn xong 12 tên lửa thì sẽ bị bắn trả khoảng 50 tên lửa đối phương từ một dàn HIMARS, chưa nói tới độ chính xác hay tính công phá!■Ngày 23-6, những dàn HIMARS đầu tiên đã đến Ukraine. Hai ngày sau, Ukraine bắt đầu triển khai hệ thống này. Ngày 18-7, Tổng tham mưu trưởng Ukraine Valeriy Zaluzhnyi sơ kết hiệu quả của vũ khí mới: "Một yếu tố quan trọng góp phần vào việc chúng ta duy trì tuyến phòng thủ và vị trí là sự xuất hiện kịp thời của M142 HIMARS, thực hiện các cuộc tấn công "chính xác như giải phẫu" vào các đồn kiểm soát, kho chứa đạn và nhiên liệu của đối phương".Bốn dàn HIMARS nữa đã được giao cho Ukraine vào ngày 8-7. Do phải mất nhiều tuần để huấn luyện quân đội Ukraine cách sử dụng nên việc chuyển giao lần lượt cứ theo từng lô bốn dàn. Đợt thứ tư được công bố ngày 20-7, nâng tổng số HIMARS của Ukraine lên 16 dàn. Ukraine bị Mỹ hạn chế bắn tên lửa HIMARS vào lãnh thổ Nga để tránh leo thang xung đột, nhưng các lực lượng Nga ở Ukraine là mục tiêu hợp pháp. Không phải ngẫu nhiên mà Kremlin mới đây nêu ra một lằn ranh đỏ: Nếu Mỹ viện trợ Ukraine các tên lửa tầm xa hơn thì họ sẽ bị coi là "một bên tham gia xung đột trực tiếp", và khi đó Nga sẽ đáp trả thích đáng (Reuters 15-9). Tags: Quân đội UkraineBệ phóng tên lửaBắn tên lửaKhông quân NgaTên lửa HimarsHIMARSSmerchChiến tranh UkraineVũ khí
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Toàn cảnh thảm khốc Làng Nủ: Cha đi tìm con giữa tan hoang lũ quét 14/09/2024 Thảm khốc ấy ập đến khi người dân Làng Nủ còn đang ngủ. Lũ quét đi tất cả. Bao gia đình tan hoang, con mất mẹ, chồng mất vợ, tang thương bao trùm lấy ngồi làng nghèo giữa đại ngàn bao phủ.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.
Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai - La Ngà, người dân khu vực này cần chú ý LÊ PHAN 14/09/2024 Do mưa lớn ở đầu nguồn, nước trên hệ thống sông Đồng Nai - La Ngà đang lên, cơ quan khí tượng cảnh báo người dân cần chú ý.
Ngoài bánh chưng, mì tôm, có thể cứu trợ thực phẩm gì cho bà con vùng bão lũ? DƯƠNG LIỄU 14/09/2024 Ngoài đóng góp tiền, đồ dùng thiết yếu, những loại thực phẩm nào nên được mang đến cho người dân lúc này?