TTCT - Có lẽ không nơi nào nhân viên làm việc nhàn hạ như thư viện quê tôi. Cơ quan có diện tích rộng đến cả nghìn mét vuông, cũng có đủ biên chế trưởng, phó, kế toán, thủ quỹ, văn thư... như bất cứ nơi nào. Kinh phí trên cấp hằng năm đều đặn, sách mới, báo chí cập nhật thường xuyên, nhưng số lượng độc giả chỉ tầm vài mươi người trên tổng số dân có đến hơn trăm nghìn của thị xã. Phóng to Cần định hướng việc lựa chọn sách cho trẻ đọc, nhưng phải hiểu trẻ muốn gì - Ảnh: N.C.T. Bằng câu trả lời là “thư viện”, đã nhiều lần tôi thắng cuộc với câu đố “Nơi nào trong thị xã ít người lui tới nhất?”. Dường như ngày nay đến thư viện là cái gì đó khác người, lạ lẫm lắm. Tan tầm, mọi người hẹn nhau bia bọt nâng ly, mấy ai đến thư viện. Mười nghìn đồng là phí để được cấp một thẻ thư viện dùng trong một năm, thật quá rẻ so với giá cả thị trường hiện nay. Thế nhưng chưa bao giờ số thẻ đăng ký thành viên vượt nổi hai chữ số. Buổi tối các quán cà phê đông nghịt người, còn thư viện sao mà vắng vẻ đến thế. Thư viện thị xã ở ngay giữa trung tâm, xung quanh có cả chục trường phổ thông các cấp với hàng trăm thầy cô giáo mà chưa đến mươi người là độc giả của thư viện. Người lớn đã vậy, trẻ em cũng không hơn gì. Chỉ số ít em đến đọc các loại truyện tranh mà thôi. Thư viện ở các trường học cũng không khá gì hơn khi các loại sách, báo các em thích đọc lại không có như Mực Tím, Áo Trắng, Hoa Học Trò, Sinh Viên, Rùa Vàng, Thiếu Niên Tiền Phong, Khăn Quàng Đỏ... hoặc các loại báo ảnh càng khó kiếm. Lý do là trên không cấp kinh phí để mua các loại như đã kể. Vì thế các em có đến thư viện cũng chỉ xem truyện tranh, mà truyện này cũng do vận động các em tặng hằng năm mà thôi. Sách văn học càng ít, chủ yếu là sách dùng trong nhà trường theo yêu cầu học tập nên nhu cầu đọc để giải trí của các em không được đáp ứng. Một số sách có giá trị nhưng mang tầm cỡ nghiên cứu, lý luận trên tầm hiểu biết của học sinh và của cả giáo viên, thư viện được cấp về nhưng quá kén người đọc nên nhiều năm vẫn nằm yên trên giá. Chúng ta có thể lấy lý do là phim ảnh, trò chơi điện tử quá nhiều để giải thích cho việc học sinh ít đến thư viện. Thật sự sách vẫn thu hút các em, có điều những gì chúng ta mang đến không phù hợp với yêu cầu của các em. Bên cạnh đó sách cho thiếu nhi chưa được chú trọng về hình thức, trình bày cũng góp phần làm các thư viện ngày càng thưa độc giả. Ngày nào các nhà quản lý đặt mình vào vị thế các em, suy nghĩ như các em, hiểu được các em muốn đọc gì thì mới mong nuôi dưỡng cảm xúc các em qua từng trang sách. Tags: Cảm xúcĐộc giảSách cho trẻ
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối MINH HÒA 08/07/2025 Nguyên nhân bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện do chủ căn hộ tự đấu nối bị chạm chập, gây cháy.
UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc THẢO LÊ 08/07/2025 Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.
Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng ĐỨC TRONG 08/07/2025 Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.
'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm THANH BÌNH 08/07/2025 Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.